Nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ thông qua ứng dụng marketing quốc tế tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Trong đó đáng kể nhất là chuyển đổi các nồi hơi chạy dầu phải nhập khẩu sang đốt than sẵn có trong nước theo công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại tiết kiệm được trên 10 tỷ đồng tiền điện; lắp đặt thiết bị mới nâng cao hiệu suất sử dụng động cơ điện và máy biến áp phân phối điện, giảm được mức tiêu hao điện năng, đồng thời làm lại trần nhà mới cho xí nghiệp sợi, giảm được điện năng điều hoà hệ thống điều hoà không khí và thông gió, tiết kiệm mỗi năm 4-5 tỷ đồng tiền điện. Để đạt được thành công này bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty đã phải đối mặt rất nhiều khó khăn, nhưng với mô hình quản lý " Công ty mẹ - công ty con" đã giúp ban lãnh đạo giải quyết phần nào những khó khăn đó và trên hết lại tạo ra động lực để mỗi đơn vị thành viên phát huy mạnh mẽ hơn nữa quyền chủ động, năng lực sáng tạo của mình, qua đó xây dựng Tổng công ty ngày càng vững mạnh, năng lực sản xuất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao.

Bảng 1.1.Cơ cấu lao động của Tổng  công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.
Bảng 1.1.Cơ cấu lao động của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.

HÌNH TH ỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CÔNG TY

Giúp Tổng giám đốc thống nhất quản lí hoạt động, vận hành cơ sơ hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty; đồng thời tìm kiếm địa điểm và mức độ đầu tư thích hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (VINATEX – HANOSIMEX) là một tổng công ty có phạm vi hoạt động lớn trải rộng cả ở trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang giữ vai trò quan trọng nhất đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Sơ đồ 1.2.Cơ cấu tổ chức phòng Xuất - Nhập khẩu
Sơ đồ 1.2.Cơ cấu tổ chức phòng Xuất - Nhập khẩu

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Nhưng chỉ một năm sau, năm 1992 nhận thấy nhiều nhu cầu về loại sản phẩm này trên thị trường thế giới và nhất là khi đây lại là sản phẩm thế mạnh của mình nên ban lãnh đạo Tổng công ty đã tiến hành nhiều biện pháp như: đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị nhiều máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến…nhằm cải thiện cả về số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng ở cả trong nước và trên thế giới. ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu - Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội) Trong giai đoạn đầu hoạt động, Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội chỉ nhắm đến những thị trường truyền thống là Nhật, Pháp, Đức, Italia và khách hàng lớn nhất là Liên Xô, nhưng trải qua nhiều biến động về chính trị và kinh tế đã khiến cho hoạt động xuất khẩu dệt may của Tổng công ty bị ảnh hưởng nặng nề.

Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng Sản
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng Sản

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Tuy nhiên, xuất khẩu vào Mỹ đang gặp khó khăn, hiện đang bị chững lại do Mỹ thực hiện Chương trình giám sát hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam - một chương trình phi lý về ba mặt (Việt Nam không cạnh tranh với sản xuất dệt may trong nước của Mỹ vì Mỹ không sản xuất hàng dệt may hàng loạt; kim ngạch dệt may của Việt Nam vào Mỹ chỉ chiếm chưa đến 3% tổng kim ngạch dệt may nhập khẩu của Mỹ, Việt Nam đứng thứ 8 trong các nước xuất khẩu vào Mỹ nhưng chỉ có Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước có nền kinh tế chuyển đổi lại bị giám sát, còn 6 nước đứng trên Việt Nam lại không bị, chứng tỏ Mỹ đối xử không công bằng). Nhưng hiện nay những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội vẫn gặp phải nhiều khó khăn như chất lượng của nguyên liệu đầu vào không ổn định, máy móc kỹ thuật tiên tiến nhưng đội ngũ lao động có khả năng vận dụng hiệu quả chưa có, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chỉ mang tính chung chung cho tất cả các loại sản phẩm mà chưa có cơ sở đánh giá riêng, việc đánh giá vẫn dựa trên cảm nhận của con người nên nhiều khi không chính xác…Và kết quả tất yếu của việc không cân bằng giữa các yếu tố là chất lượng của sản phẩm không ổn định, thậm chí có khi không đạt tiêu chuẩn cho phép dẫn đến những vụ khiếu nại đòi bồi thường từ phía khách hàng, vì thế gây ra những tổn thất không nhỏ cho Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội. Nhưng hiện nay tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội đa phần sử dụng phương pháp gia công xuất khẩu và việc đưa ra mẫu mã mới lại thuộc về phía khách hàng - người thuê gia công, còn đối với cách thức xuất khẩu trực tiếp thì việc đưa ra những mẫu thiết kế mới cũng đang gặp phải nhiều khó khăn vì điều kiện về nguồn vốn không cho phép lại ẩn chứa nhiều nguy cơ trong việc sản xuất và bán sản phẩm ( nếu một sản phẩm mới thất bại có thể làm ảnh hưởng tới uy tín của thương hiệu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội) hơn nữa ngay trình độ của các nhân viên trong phòng thiết kế cũng còn thiếu về kinh nghiệm và yếu về chuyên môn.

Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường nhập hàng dệt may của Mỹ
Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường nhập hàng dệt may của Mỹ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Tất cả những yếu tố này đang gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp tại thị trường Mỹ, nhất là khi hệ thống pháp luật Mỹ đòi hỏi những yêu cầu rất cao về chất lượng cũng như hàm lượng kỹ thuật của hàng hoá thì việc thiếu hiểu biết về thị trường sẽ thực sự trở thành vật cản lớn cho hoạt động xuất khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, làm cho sản phẩm của Tổng công ty không đáp ứng đủ, thậm chỉ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy cách, bao bì…của bên nhập khẩu. Việc tỷ trọng gia công xuất khẩu chiếm tới 80% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể giúp cho Tổng công ty tránh được nhiều rủi ro, tiết kiệm chi phí, hưởng các ưu đãi về thuế quan… nhưng cũng đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu tăng cao mà mức lợi nhuận thu về ít thấp, việc nhập khẩu phần lớn vải và các phụ kiện từ nước ngoài sẽ làm cho hoạt động sản xuất lâm vào tình trạng bị động, thiếu tính ổn định và phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, đó là chưa kể đến là việc các sản phẩm này thường phải mang nhãn hiệu nước ngoài nên không có tác dụng quảng bá thương hiệu cho VINATEX – HANOSIMEX.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ

Đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại vừa thiếu về vật lực vừa yếu về con người nên các chương trình xúc tiến thường rời rạc, không có tính hệ thống và tất yếu là kết quả thu được không cao. Tóm lại các hoạt động Marketing quốc tế được Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội thực hiện trong giai đoạn vừa qua là rời rạc, đa phần chỉ mang tín ngắn hạn với mục tiêu là nâng cao giá trị xuất khẩu một cách nhanh chóng mà chưa tính đến những chiến lược dài hơi hơn để tạo dựng và duy trì một hình ảnh VINATEX - HANOSIMEX ổn định và bền vững trong con mắt của người tiêu dùng tại thị trường giàu tiềm năng này.

PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

    Thứ bảy, Nhà nước nên sử dụng hệ thống thương vụ và đội ngũ tham tán thương mại Việt Nam làm việc ở nước ngoài vỡ họ là những người nắm rất rừ những thụng tin về chính sách, về xu hướng tiêu dùng theo từng mùa cụ thể, về mức giá bán mong muốn, về khả năng nhập khẩu, về yêu cầu chất lượng và đồng thời về những đối thủ cạnh tranh đang kinh doanh tại nước sở tại, hơn nữa lại có khả năng giải quyết các xung đột thương mại..Với những lợi thế đó Nhà nước cũng nên chủ động sắp xếp các cuộc tiếp xúc giữa đội ngũ tham tán thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu để họ chủ động phối hợp với nhau trong phát hiện nhu cầu hàng hoá, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần mở rộng thị trường. Thứ mười một, nâng cao vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và tăng cường hơn nữa chức năng hoạt động của Hiệp hội trong việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và xúc tiến xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Các nhân viên nghiên cứu thị trường quốc tế của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội có thể thu thập thông tin sơ cấp từ: Các trang website có thông tin thương mại như trang web của Bộ thương mại Mỹ, trang web của World Bank; hoặc tham khảo tin tức tại các báo, tạp chí kinh tế Mỹ như Business American, Times nơi thường xuyên cung cấp cho độc giả những tin thị trường mới nhất cũng như các báo cáo về điều kiện kinh doanh tại thị trường Mỹ; hay họ có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết thông qua các ấn phẩm của Việt Nam như báo cáo hàng tháng của Bộ thương mại, của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam….