MỤC LỤC
Năm 1987, sau khi tách khỏi Tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam, Bộ thương mại đã ra quyết định số 332TM/TCCB ngày 31/3/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước: Công ty xuất nhập khẩu với Lào, chuyên làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ với Lào. Công ty luôn nhận thức được nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của tổ chức nên ngay từ khâu tuyển chọn công ty đã xây dựng một quy trình, quy chế tuyển dụng nghiêm túc, bố trí đúng người đúng việc, đủ trình độ năng lực để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công ty cổ phần xuất hập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM có trụ sở chính tại số 170 đường Giải Phóng – Hà Nội và có ba chi nhánh đặt tại Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên cùng một số đơn vị trực thuộc khác như: Trung tâm hợp tác lao động quốc tế VILEXIM, Công ty sản xuất thép tại Lào (VILASTEEL), Liên doanh sản xuất bánh kẹo và thực phẩm tại Ghana.
Không chỉ có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại mà VILEXIM còn có một lợi thế nữa, đó là việc vay vốn có nhiều lợi thế nhất định bởi công ty có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động lâu năm có uy tín nên công ty có thể vay vốn bằng tín chấp. Như vậy khai thác những tiềm năng sẵn có, cùng với việc tận dụng những thuận lợi từ môi trường bên ngoài đem lại, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp và sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là Bộ công thương, cùng với sự nỗ lực của các thành viên, trong suốt những năm qua, công ty đã liên tục đạt được nhiều danh hiệu như: được thưởng cao về thành tích XK, Giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương Mại tổ chức suốt 4 năm liền (2005 – 2008)… Năm 2008 vừa qua, VILEXIM còn được lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận. Mặc dù là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa nghề nhưng xuất khẩu gạo của công ty cũng đóng góp khoảng 0.7 % mỗi năm vào tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đặc biệt trong một số năm gần đây tỷ trọng cũng đã tăng hơn những năm trước, điều đó cho thấy gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu đang được công ty chú trọng và đẩy mạnh. Hệ thống nguồn gạo xuất khẩu của công ty chủ yếu được phân bổ theo khu vực địa lý, trong đó nơi tập trung nguồn hàng nhiều nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là các tỉnh: Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An… và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng….
Trong đó, thị trường xuất khẩu gạo chính của công ty giai đoạn 2006-2008 vẫn tập trung vào khối thị trường truyền thống, đó là các quốc gia cùng khối ASEAN (chiếm 84%) như: Singapore, Malayxia, Philippin, Indonexia…, thị trường Châu Phi chiếm khoảng 5%, thị trường Trung Đông chiếm 9%, còn lại là các thị trường khác. Thêm vào đó, việc Việt Nam là một thành viên trong khối ASEAN cũng tạo ra những thuận lợi, ưu đãi về thuế cũng như phi thuế cho các doanh nghiệp, trên cơ sở các hiệp định thương mại chung đã ký như: hiệp định các thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA), hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)…và nhiều chương trình hợp tác kinh tế khác như: hợp tác trong lĩnh vực hải quan, trong nông nghiệp, trong đầu tư… Kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình hình đó là do thị trường gạo thế giới diễn biến rất sôi động, cung lớn hơn cầu dẫn tới giá gạo tăng như đã phân tích ở mục 2.2.2 (Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của công ty VILEXIM trong thời gian qua). Mặc dù sản lượng xuất khẩu không tăng, song như đã nói, do thị trường biến động, cầu lớn hơn cung đã đẩy giá thu mua gạo của công ty lên cao, có những thời điểm công ty phải thu mua gạo từ các nhà lái buôn với giá khoảng 10000đ/kg cao gấp 2,3 lần thời điểm bình thường. Mặc dù cả hai chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu gạo đều tăng, song do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, do đó tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng qua các năm.
• Công tác tiếp thị còn yếu do thiếu đội ngũ chuyên nghiệp, việc khuếch trương và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu còn thiếu tính chiến lược, quảng cáo về ngành gạo chủ yếu thông qua Hiệp hội lương thực và internet. • Nghiên cứu thị trường và nắm bắt các thông tin về cung cầu thị trường còn yếu, không kịp thời dẫn đến việc hiểu về giá cả gạo trên thị trường thế giới cũng như thị trường xuất khẩu của công ty trong từng thời điểm cụ thể khụng được rừ ràng gõy bất lợi sau khi kớ hợp đồng, trong một vài.
Căn cứ vào diễn biến và dự báo thị trường gạo thế giới trong những năm tới, cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu về các quan điểm định hướng của Chính Phủ đối với ngành gạo, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM cũng đã có những điều chỉnh và đề ra kế hoạch phát triển cụ thể của mình trong lĩnh vực xuất khẩu gạo – hoạt động mang lại nguồn thu chính cho công ty. Do vậy, một trong những giải pháp hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của VILEXIM phải kể đến, đó là nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu trong thời gian tới, có biện pháp, chính sách về sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu. Như vậy người nông dân vừa không bị ép giá bởi các thương lái khi thu hoạch rộ, doanh nghiệp cũng đảm bảo nguồn hàng bất cứ lúc nào đối tác yêu cầu, không sợ phải thu mua với giá cao, hoặc không có hàng phải ủy thác cho doanh nghiệp khác thực hiện xuất khẩu, ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu của công ty.
• Liên hệ và phối hợp với Hiệp Hội lương thực Việt Nam để đăng ký tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm nông sản quốc tế, bởi đây là cơ hội để công ty có điều kiện đi vào thực tế, trực tiếp tìm hiểu và tiếp cận với các khách hàng của mình, qua đó tìm kiếm đối tác kinh doanh mới, góp phần tăng thị phần xuất khẩu gạo của công ty. • Xuất phát từ tính chất mặt hàng gạo là một mặt hàng nhạy cảm, vừa phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa phải tiêu thụ hết lúa hàng hóa của dân, xuất khẩu đạt hiệu quả cao, bởi vậy Bộ Công thương cần xây dựng qui chế đăng ký hợp đồng, qui chế đấu thầu một cách cụ thể, khoa học, không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, VILEXIM xác định gạo là mặt hàng chủ lực của mình và trong những năm qua đã phấn đấu đạt nhiều thành tựu nổi bật, qua đó công ty cũng đã chứng tỏ khả năng của mình trên nhiều phương diện: thị phần, cơ sở vật chất, vị trí địa lý, kinh nghiệm lãnh đạo, uy tín …Song trong môi trường cạnh tranh khó khăn và phức tạp như hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, công ty luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn.
Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả xuất khẩu gạo mà công ty đã đạt được giai đoạn 2006-2008, ta thấy VILEXIM nên lựa chọn và áp dụng một cách hệ thhống và đồng bộ các giải pháp về sản phẩm, thị trường, giá, về xúc tiến tiến thương mại, chú trọng tới vấn đề nhân sự và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.