MỤC LỤC
(Nguồn : Phòng đạo tạo nghề - Sở TBXH tỉnh Phú Thọ) Quy mô đào tạo của các trường trong tỉnh những năm qua tăng nhanh nhất là những trường đào tạo về nghề giấy, hoá chất, lâm nghiệp. Đây là mức tăng quy mô tương đối lớn của các trường nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về công nhân kỹ thuật tron gthời điểm hiện tạivà tương lai. Tuy nhiên , quy mô đào tạo vẫn còn nhỏ bé chưa đáp ứng yêucầu về công nhân ký thuật của các ngành nghề.
Quy mô đào tạo chỉ tăng ở một số ngành nghề còn lại tăng rất chậm thậm chí không tăng dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu làm hạn chế sự phát triển. Tuy nhiên , với nông lâm nghiệp , thuỷ sản tỷ lệ lao động qua đạo tạo đã quá thấp lại không mở rộng quy mô tương xứng trong khi tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản còn rất lớn.
Ngoài ra còn tổ chức đào tạo cho các đối tượng người tàn tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gần 1000 người, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đào tạo theo hình thức kèm cặp truyền nghề cho gần 120 người gồm các ngành nghề : mộc, nề, thủ công mỹ nghệ, may mặc,. Tuy nhiên quy mô đào tạo này còn nhỏ bé và mang tính chất tự giác, tự phát chứ chưa có hệ thống tổ chức đào tạo, kèm cặp, truyền nghề mang tính hệ thống khoa học và hiệu quả. Như vậy hiện tại ở Phú thọ cứ 1000 lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động trong nền kinh tế quốc dân mới có 182 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Nguyên nhân là do những năm 1988- 1991 các doanh nghiệp tiến hành sắp xếp lại sản xuất cho người lao động đủ năm công tác nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động , chạy ra ngoài làm (chủ yếu là thợ bậc cao), mặt khác chế độ đãi ngộ và khuyến khích thợ bậc cao chưa được các doanh nghiệp quan tâm hoặc không có nhu cầu sử dụng nên không tổ chức đào tạo , bồi dưỡng , nâng cao tay nghề cho người lao động. - Các chính sách , biện pháp khuyến khích theo hoc những ngành học , khối ngành học mà xã hội cần nhưng bản thân đối tượng không muốn theo học chưa hiệu quả.
Phú Thọ chưa có nhiều lực lượng lao động có học hàm học vị cao nhưng rất thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Số công nhân kỹ thuật và thợ có tay nghề cao còn quá ít , đã thế việc sử dụng và bố trí không hợp. Như vậy tốc độ gia tăng tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của thành thị lớn hơn nhiều so với tỷ lệ này của nông thôn.
Điều này dẫn đến thiếu công nhân kỹ thuật , kỹ thuật viên và giám sát chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật như vậy vẫn còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Giáo viên đào tạo nghề là lực lượngcó tác động trực tiếp lên chất lượng công tác giảng dạy, đào tạo nghề. Năng lực của giáo viên đào tạo nghề quyết định sự phát triển của công tác đào tạo nghề, thể hiện ở lực lượng lao động sau khi được đào tạo nghề. Tuy vậy, số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên đào tạo nghề còn rất hạn chế.
Tuổi đời bình quân của giáo viên toàn ngành khoảng 45 tuổi, một số trường có nhiều giáo viên cao tuổi như: cao đẳng hóa chất, trung học kinh tế, trung học nâng cao, công nhân cơ điện I. Hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến bộ rất nhanh, một phần không nhỏ đội ngũ giáo viên đào tạo nghề chậm tiếp thu khoa học công nghệ nên không theo kịp yêu cầu phát triển. Việc bồi dưỡng đào tạo giáo viên dạy nghề trong thời gian qua còn bộc lộc một số hạn chế như: chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc I, bậc II đã được ban hành từ nhiều năm nay nhưng việc thực hiện chưa được triệt để và tiến độ còn chậm.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bồi dưỡng giáo viên trong thời gian qua còn tương đối hạn hẹp nên chỉ có các trường các trung tâm dạy nghề có đủ khả năng tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, còn lại ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề khác thì không đủ kinh phí để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đào tạo, dạy nghề. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề của tỉnh Phú Thọ còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng (do sự gia tăng về tuyển sinh, quy mô đào tạo), năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học thấp, chưa đảm bảo về cơ cấu chủng loại.
Về thiết bị đào tạo nghề của một số nghề chủ yếu thì phần lớn các trang thiết bị đào tạo của các trường không phải là các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, máy móc thiết bị được thu lại từ nhiều nguồn khác nhau (hầu hết là các trang thiết bị cũ đã được thanh lý của các nhà máy, xí nghiệp). Các thiết bị hiện đại, đắt tiền và không thống nhất giá nên khi duyệt xin vốn thường khó chấp nhận, thêm vào đó sự đầu tư chưa đúng mức và chưa hợp lý nên trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Quy mô đào tạo lúc ấy hết sức nhỏ bé, ngày nay quy mô đào tạo của mỗi trường đều tăng lên hàng chục lần; đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng tăng lên cơ sở vật chất của các trường thì tăng không đáng kể.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo với quy mô lớn trong hiện tại và tương lai đòi hỏi toàn ngành cũng như từng trường và từng cơ sở dạy nghề phải cố gắng, nỗ lực đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng, tương xứng với quy mô đào tạo. Do đó, các trường, các cơ sở đào tạo nghề phải tranh thủ khai thác các nguồn lực từ xã hội hoá đào tạo nghề như: các khoản đóng góp của người học theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và một số nguồn khác.
Song hoạt động đào tạo ở các công ty trên đều xuất phát từ nhu cầu thiếu lao động nên thời gian đào tạo kết hợp với kết cấu nội dung chương trình đào tạo còn bất hợp lý, do đó mới chỉ hình thành được một số kỹ năng lao động cần thiết cho sản xuất nên hiệu quả lao động thấp. Theo báo cáo (chưa đầy đủ) của Sở công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nông lâm nghiệp, thương mại, y tế và 25 doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: số lao động được đào tạo ra đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước đúng ngành nghề đào tạo chiếm 81,5%, còn lại 18,5% làm việc không đúng ngành nghề đào tạo (trong đó: đại học, cao đẳng chiếm 4,6%, trung học chuyên nghiệp và tương đương chiếm 7,6%; công nhân kỹ thuật và tương đương chiếm 6,2%). + Thị trường lao động có sự biến động trong khoảng thời gian mà học viên nhu cầu lao động về một ngành nghề đào tạo tại thời điểm học viên bắt đầu học nghề khác với nhu cầu tại thời điểm học viên kết thúc khoá học và bắt đầu đi tìm việc làm.
Một số chế độ, chính sách đã ban hành đến nay có những điểm không còn phù hợp hoặc thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể nên chưa khuyến khích cán bộ công nhân viên trong các cơ sở sản xuất cũng như trong các cơ quan nhà nước, trong các tầng lớp xã hội cũng như các cơ sở, tổ chức trong học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật hoặc tự trang bị cho mình một nghề nào đó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác đào tạo nghề còn chưa được quan tâm thoả đáng, từ trước năm 1998 mảng đào tạo nghề còn thuộc hệ thống giáo dục - đào tạo, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục - đào tạo và nó chưa được nhận thứuc đúng mức về tầm quan trọng và cần thiết phải phát triển như một chiến lược trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, sau khi mảng đào tạo nghề được tách ra và nó trực thuộc Bộ Lao động - thưong binh - xã hội, công tác đào tạo nghề được quan tâm hơn, các chính sách về đào tạo nghề đang dần được hình thành tiến tới hoàn thiện, góp phần phát triển công tác đào tạo nghề.
- Quản lý Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho người lao động còn hạn chế: lao động đào tạo chưa có sự thống nhất giữa cơ quan đào tạo với đơn vị sử dụng dẫn đến mất cân đối giưã cung và cầu (thừa về các ngành thương mại, kế toán nhưng lại thiếu ngành điện tử, tin học, kỹ thuật sản xuất).