MỤC LỤC
Hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là vấn đề được hầu hết các nước quan tâm kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, do việc theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong khi nguồn lực công có giới hạn đã làm tăng thâm hụt ngân sách, kéo theo tình trạng nợ công tăng cao, thu hẹp đáng kể khả năng điều hành chính sách tài khóa, đe dọa tính bền vững của NSNN. Nhiều nghiên cứu về thâm hụt ngân sách, xử lý thâm hụt ngân sách, cơ cấu lại NSNN, phân cấp thu - chi, cải cách hệ thống thuế, quản lý thuế, quản lý chi ngân sách, lập ngân sách theo đầu ra, khung chi tiêu trung hạn cũng đã được thực hiện, ở những góc độ nhất định, có đóng góp đáng kể đối với việc nâng cao hiệu qủa, hiệu lực ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngân sách, củng cố nền tài chính quốc gia.
Theo đó, nợ công không chỉ bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ do Chính phủ bảo lãnh mà còn bao gồm nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc giữ vốn chi phối. Tóm lại, vấn đề thâm hụt NSNN, các vấn đề có liên quan tới thu ngân sách, chi ngân sách, cân đối ngân sách đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập trên nhiều quan điểm, theo nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau, tuy nhiên vấn đề hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước, với nghĩa là chủ động hạn chế mức độ thâm hụt từ cả phía thu, phía chi NSNN là vấn đề còn bỏ ngỏ.
+ Phân tích thực trạng công tác hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012, chỉ rừ những thành cụng, hạn chế và nguyờn nhân, làm cơ sở thực tế cho việc đề xuất giải pháp. + Đề xuất hệ thống giải pháp cùng các điều kiện thực hiện nhằm hạn chế thâm hụt NSNN tới năm 2020.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hạn chế thâm hụt NSNN ở nước ta giai đoạn 2006-2012, bổ sung vào hàng loạt các nghiên cứu hiện có về NSNN Việt Nam, vấn đề thâm hụt NSNN và vấn đề xử lý thâm hụt NSNN;. Đây là một trong các nội dung cơ bản của quản lý ngân sách, hướng tới NSNN bền vững và phát triển bền vững nền kinh tế.
Một cách chi tiết, chi ngân sách là việc sử dụng ngân sách để vận hành hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm trực tiếp cung cấp các hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội; hoặc dùng tiền ngân sách để chi trả các dịch vụ công cộng do khu vực tư nhân tổ chức cung cấp; chi hỗ trợ cho các khu vực sản xuất nhà nước cần khuyến khích (do có tác động ngoại ứng tích cực); chi trợ cấp cho các tổ chức hoạt động vì các mục tiêu cộng đồng; chi trợ cấp cho các đối tượng xã hội;. * Chi đầu tư từ NSNN thực chất là việc sử dụng NSNN cho xây dựng cơ bản, điển hình là xây dựng, phát triển hệ thống đường giao thông, bến cảng, các công trình thủy lợi, công trình thủy điện, trụ sở cơ quan hành chính, …; sử dụng NSNN vào xây dựng, phát triển hạ tầng xã hội như chi phát triển nguồn nhân lực, chi nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ…; sử dụng NSNN để phát triển các hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước… Đây là các khoản chi tạo dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực sản xuất lâu dài của nền kinh tế, nên được coi là các khoản chi tích luỹ.
Thường thì, để thực hiện công bằng xã hội, các nước thực hiện chế độ thuế lũy tiến, theo đó đánh thuế thu nhập cao đối với người thu nhập cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hoá xa xỉ, thường chỉ người có thu nhập cao tiêu dùng; đánh thuế thu nhập thấp hơn cho các đối tượng có mức thu nhập ở mức trung bình và áp ngưỡng đánh thuế thu nhập (không đánh thuế thu nhập với các đối tượng dưới một ngưỡng thu nhập nhất định)…. Là chủ thể có vai trò chi phối trong nền kinh tế, cộng với các tác động trực tiếp, gián tiếp sâu rộng tới toàn bộ các chủ thể kinh tế, NSNN có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư, tiêu dùng, trong tổng cung, tổng cầu nền kinh tế, từ đó quyết định việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, Nhà nước thông qua NSNN (thu thuế và chi tiêu ngân sách) và các công cụ tiền tệ (tác động tới tín dụng và lãi suất) để tác động vào tổng cung, tổng cầu, hạ nhiệt hoặc khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, chế ngự những hậu quả tiêu cực về lạm phát và thất nghiệp. Mặt khác tính quyền lực của Nhà nước đối với NSNN còn thể hiện ở chỗ Chính phủ không thể thực hiện thu, chi ngân sách một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên cơ sở pháp lý đã được xác định trong các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực của Nhà nước ban hành.
Các trường hợp phân cấp không thỏa mãn nguyên tắc, yêu cầu trên, trao quyền cho các cấp chính quyền địa phương, nhưng không thiết lập được kỷ luật tài khóa, kỷ luật thị trường, thì phân cấp ngân sách tiềm ẩn các tác động khó lường như xói mòn nguồn thu và tăng mạnh chi so với khả năng thu, tăng thâm hụt (do không chú trọng khai thác các nguồn thu địa phương, nhằm tạo sự ủng hộ, giảm áp lực từ cử tri địa phương, thay vào đó tìm mọi cơ hội để tìm kiếm, tăng nguồn phân chia, bổ sung, trợ cấp.. từ trung ương), thất thoát, lãng phí (phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm), tăng nợ (giảm gánh nặng tài chính đối với thế hệ hiện tại, chuyển gáng nặng nợ về trung ương), gây tác động tiêu cực tới cân đối NSNN, bền vững NSNN. Trên thực tế cũng đã có những ý kiến phản đối việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn bởi vì nhiều quốc gia áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn theo điều kiện cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế, trong bối cảnh điều kiện tiên quyết để áp dụng khuôn khổ này lại chưa hội đủ, ví dụ như: hệ thống ngân sách còn hạn chế, năng lực cán bộ kỹ thuật chưa hội tụ đầy đủ, khuôn khổ pháp lý chưa được đảm bảo.
Trờn cơ sở phõn biệt rừ cơ quan hành chớnh cụng quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách. Mặc dù từ năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, phải thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, nhưng thu hải quan vẫn tăng, lý do là sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng, giá cả hàng nhập lại cao, nên cho dù có cắt giảm mức thuế nhập khẩu nhưng số thu tuyệt đối vẫn tăng do đó tỷ trọng thu hải quan tăng là điều dễ hiểu.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hơn 10 năm cổ phần hoá, để phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại của Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đảm bảo gắn kết với thị trường, công khai minh bạch, xoá bỏ cơ chế định giá thông qua Hội đồng của các cơ quan quản lý nhà nước, mở rộng phạm vi, đối tượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, quy định tỷ lệ bắt buộc phải bán công khai ra công chúng, giá bán cổ phần được hình thành trên cơ sở thị trường quyết định (không bán theo mệnh giá), xác định giá trị doanh nghiệp và tổ chức bán cổ phần thông qua các định chế tài chính trung gian. Nhờ vậy, tiến trình cổ phần hoá đã được đẩy nhanh hơn. chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn) 790 doanh nghiệp (chiếm 14,2%). Kể từ khi Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực, các tỉnh, thành phố có toàn quyền quyết định việc phân cấp nhiệm vụ thu - chi cho chính quyền cấp huyện, xã trong phạm vi địa bàn, ngoại trừ một số hạn chế yêu cầu phân cấp (1) tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà, đất, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất cho ngân sách xã, thị trấn (2) tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà đất) cho ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh và (3) phân cấp trong phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác cho cấp ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Điều 34, Luật NSNN năm 2002).
Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng cạnh tranh cao hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Đối với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính; đẩy nhanh thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào các ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan đến ngành kinh doanh chính và vốn nhà nước ở các công ty cổ phần mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Do đó, cần phải hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách thuế theo hướng: Giảm dần thuế suất, giảm chênh lệch giữa các mức thuế suất, giảm số lượng thuế suất, giảm dần các ưu đãi, miễn giảm thuế; Không ưu đãi thuế tràn lan, chỉ sử dụng các biện pháp ưu đãi miễn, giảm thuế có thời hạn định trước, đúng đối tượng, áp dụng phù hợp với bối cảnh kinh tế; Mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, công bằng về thuế đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, hướng dẫn tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, điều tiết thu nhập và tăng cường hạch toán, kế toán. Thúc đẩy hoạt động của thị trường đấu thầu tín phiếu KBNN qua ngân hàng nhà nước; Tổ chức triển khai các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ mới như đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhằm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động lập kế hoạch huy động vốn xây dựng các công trình địa phương bằng hình thức phát hành trái phiếu đầu tư; Phát triển quỹ đầu tư phát triển ở các tỉnh, thành phố nhằm đa dạng hoá các trung gian tài chính, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.