Đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai F1 trồng tại Gia Lộc, Hải Dương

MỤC LỤC

Mục đích và yêu cầu 1. Mục đích

Chọn được giống dưa chuột thích hợp cho gieo trồng ở vụ đông và xuân hè trên đất Gia Lộc để giới thiệu cho sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng quả tươi của thị trường. Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bênh hại của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 và xuân hè 2008.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

+ Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống dưa chuột vụ đụng 2007 và xuõn hố 2008: theo dừi trờn tất cả cỏc cõy thớ nghiệm của từng giống. + Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của thõn chớnh (cm) mỗi cụng thức theo dừi trờn 10 cõy định kỳ 7 ngày 1 lần. - Chiều cao cây cuối cùng: đo chiều cao cây khi kết thúc thu hoạch tính từ gốc đến đỉnh sinh trưởng, cm.

+ Vị trí xuất hiện hoa cái đầu tiên (nách lá số mấy xuất hiện hoa cái) + Tổng số hoa cái/thân chính và thân phụ. + Bệnh phấn trắng (Pseudoperonospora cubensis Berk và Curt) - Mức độ gõy hại: theo dừi, đỏnh giỏ theo AVRDC. - Vườn ươm: Hạt giống được ngâm, ủ cho nứt nanh rồi đem gieo vào khay bầu để trong nhà lưới.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 và xuân hè 2008

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng dưa chuột là cây ưa nhiệt ở nhiệt độ 25-300C là điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng thân lá, cũng như rễ cây trong việc chuyển các chất khoáng từ rễ lên cây và các sản phẩm từ lá xuống rễ. Như đã nói ở trên, giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng cây dưa chuột trong vụ đông có nhiệt độ cao càng về sau nhiệt độ thấp dần cùng với đợt gió mùa đông bắc rất bất lợi cho sinh trưởng của cây, bên cạnh đó vụ xuân hè lại có diễn biến trái ngược, giai đoạn đầu có nhiệt độ thấp càng về sau nhiệt độ càng tăng cùng với sinh trưởng của cây. Chính vì thế mà trong kỹ thuật thâm canh phải làm sao cho cây sinh trưởng và phát triển hài hoà, còn trong chọn lọc và nhập nội giống phải có được giống có sinh trưởng thân lá cân đối làm tiền đề cho ra hoa tạo quả sau này.

Sự biến động về thời tiết khí hậu giữa vụ đông và vụ xuân hè dẫn tới sự khác nhau về số nhánh trong cùng một giống như giống VA02 ở vụ đông có số nhánh là 3,8 nhánh còn trong vụ xuân hè chỉ có 2,9 nhánh, hầu hết các giống tham gia trong thí nghiệm này đều phân cành mạnh vào vụ đông. Qua đó đánh giá được sức sinh trưởng mạnh hay yếu của các giống dưa chuột trong cùng một điều kiện, từ đó là cơ sở đánh giá so sánh các giống dưa chuột tốt, đồng thời xác định được chiều cao cây cuối cùng để áp dụng trong kỹ thuật làm giàn cho dưa chuột nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất. Số lá trên thân chính có sự biến động khá nhiều giữa các giống (30 – 38 lá/ thân chính) thường những giống có chiều cao cây cuối cùng cao thì cũng có số lá trên thân chính cao, tuy nhiên tổng số lá trên cây nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ phân cành của từng giống.

Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa chuột ở vụ đông năm 2007
Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa chuột ở vụ đông năm 2007

Đặc trưng hình thái thân, lá của các giống dưa chuột

Vụ Xuân hè: thời gian sinh trưởng của các giống có biên độ dao động nhỏ hơn từ 95 - 99 ngày và các giống của Viện CLT – CTP vẫn có thời gian sinh trưởng dài nhất 98-99 ngày. Tóm lại, khi nghiên cứu thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống dưa chuột chúng tôi nhận thấy: thời vụ có ảnh hưởng lớn đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống. Thường ở vụ đông có thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống rút ngắn hơn ở vụ xuân hè.

Thân cây dưa chuột là cơ quan dinh dưỡng quan trọng của cây, nó làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đến các cơ quan của cây, đồng thời thân còn là nơi vận chuyển các chất đồng hóa được từ lá về nuôi quả, dự trữ thức ăn cung cấp cho các hoạt động sống của cây khi cần thiết. Ngoài ra thân còn có chức năng nâng đỡ các bộ phận trên cây như cành, lá, hoa, quả. Thân dưa chuột thuộc loại thân leo hoặc bò, trên thân có phủ lớp lông dày.

Hình thái lá            Chỉ
Hình thái lá Chỉ

Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột

Số lượng hoa đực và hoa cái trên cây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng có ảnh hưởng tới năng suất của cây sau này. Số lượng hoa đực, hoa cái hay tỷ lệ đậu quả của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và điều kiện thời tiết của từng vụ. Nếu đem so tỷ lệ hoa cái/tổng số hoa trên cây của các giống dưa chuột ở vụ đông với vụ xuân hè kết quả cho thấy: ở vụ xuân hè mặc dù giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm hơn so với vụ đông nhưng số hoa cái có được cũng như tỷ lệ hoa cái/cây cao hơn vụ đông.

Sơ dĩ có hiện tượng này là do cây dưa chuột là cây ngày ngắn, khi rút ngắn thời gian chiếu sáng trong ngày tốc độ phát triển của cây nhanh hơn, ra hoa tạo quả sớm hơn. Ảnh hưởng tới chỉ tiêu này là hàng loạt các yếu tố, nhưng ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là yếu tố thời tiết khí hậu mà điển hình là nhiệt độ và độ ẩm không khí, mưa nhiều làm giảm sức sống của hạt phấn và kích thích sự hình thành tầng rời ở cuống hoa. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy: ở vụ đông tỷ lệ đậu quả thấp nhưng sang đến vụ xuân hè có tỷ lệ đậu quả lại cao hơn hẳn.

Bảng 4.10. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột ở vụ đông  2007
Bảng 4.10. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007

Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột

3 điêm : nặng Với bệnh sương mai là loại bệnh nguy hiểm nhất không chỉ với vùng trồng dưa chuột ở nước ta mà còn ở nhiều nước có diện tích trồng dưa chuột lớn như: Mỹ, Nhật… Bệnh thường kéo dài từ giữa vụ đông (tháng 11) đến giữa vụ xuân năm sau (tháng 3) trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Đối với bệnh phấn trắng bệnh thường xuất hiện ở giữa vụ đông và vụ xuân trong điều kiện độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp. Trong vụ đông đặc biệt là trong tháng 10 do mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, xuất hiện bệnh ngay từ khi cây có 4 lá thật tức là thời gian khoảng 10-17 ngày sau trồng, giống Paramos và giống AV02 bị nhễm Sương mai ở mức nặng (3 điểm), còn các giống khác bị nhiễm ở mức nhẹ đến trung bình (từ 1–2 điểm).

Bệnh gây ảnh hưởng mạnh tới năng suất của cây trồng nhưng chúng tôi đã xử lý kịp thời nên chỉ bị thiệt hại ở mức độ nhẹ. Ở vụ đông nếu như các giống có mức độ nhiễm bệnh Sương mai từ trung bình đến nặng thì mức độ nhiễm bệnh Phấn trắng từ nhẹ đến trung bình, chúng tôi áp dụng ngắt bỏ phần lá bị bệnh, và phun thuốc hoá học nên mức độ gây hại nhẹ. Khi thấy lá xuất hiện bệnh ở mức độ nhẹ chúng tôi ngắt phần lá bị bệnh để tránh lây lan và phun thuốc phòng trừ kịp thời nên mức độ gây hại của bệnh trong vụ này không đáng kể, không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng.

Bảng 4.12. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột ở vụ đông  2007
Bảng 4.12. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột ở vụ đông 2007

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa chuột trồng ở vụ đông 2007 và xuân hè 2008

Qua quỏ trỡnh theo dừi ở cả 2 vụ đôngvà xuân chúng tôi thấy: cả 7 giống có khối lượng trung bình quả tương đối đều nhau chênh lệch nhau không đáng kể dao động từ 160 – 190g/quả. Năng suất cá thể là sự kết hợp của nhiều yêu tố: số quả trên cây, trọng lượng quả, chiều dài và đường kính quả …trong đó 2 yếu tố chủ yếu là số qủa trên cây và trọng lượng quả ngoài ra ngoại cảnh cũng quyết định đến năng suất cây. Biết đ−ợc năng suất lý thuyết để sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất thực tế thu đ−ợc đến mức cao nhất có thể.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy năng suất th−ơng phẩm của các giống d−a chuột trong thí nghiệm chỉ đạt từ 60 – 70% năng suất lý thuyết. Hàm lượng chất khô cho ta biết khả năng tích luỹ nước trong quả của các giống dưa chuột, nếu hàm lượng nước cao sẽ làm giảm nồng độ các chất hoà tan, quả có vị nhạt mặt khác cũng gây khó khăn cho quá trình bảo quản, trong quá trình chế biến muối mặn cần chỉ tiêu là ruột đặc nên chỉ tiêu này rất quan trọng. Vì vậy, chọn ra các giống có hàm lượng vitamin C cao nhằm tăng chất lượng sản phẩm quả tươi cũng như sản phẩm chế biến thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Bảng 4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống  dưa chuôt ở vụ đông 2007
Bảng 4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa chuôt ở vụ đông 2007