MỤC LỤC
Đây mới chỉ là con số ít chưa đáng mừng, do vậy trong những năm tới để có thể duy trì và mở rộng hơn nữa mối quan hệ bạn hàng với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam còn cần phải nâng cao hơn nữa công tác đào tạo trình độ và ngành nghề cho người lao động và chuyên gia. Đòi hỏi cao về chất lượng người lao động, từ tư cách phẩm chất, năng lực, trình độ ngoại ngữ tới ý thức kỉ luật, khả năng hoà nhập..Rất nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng lao động mặc dù chỉ cần nhận một số ít lao động song vẫn sang Việt Nam để trực tiếp tuyển chọn, phỏng vấn người lao động hoặc không thông qua trực tiếp tuyển chọn nhưng vẫn qui định thời gian thử việc. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chiến lược kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và nhằm mục đích giảm số lượng lao động bất hợp pháp tại nước này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng.
Tuy nhiên từ thập kỉ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng trưởng thần tốc biến đất nước này trở thành “con hổ” mạnh của kinh tế khu vực Châu Á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển 7 Nguồn: Số liệu của tổ chức Đào tạo hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JITCO, 2000. Song nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước ta với phía Hàn Quốc, nên nước bạn vẫn sẵn sàng tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ta, nhưng do tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng quá cao cũng phần nào ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc,. Trong điều kiện cạnh tranh tự do, chúng ta với Đài Loan không có những tác động về mặt Nhà nước như với Hàn Quốc, thì bên cạnh phẩm chất và khả năng làm việc của người lao động, tỉ lệ bỏ hợp đồng sẽ trở thành nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường ở nước này.
Có khoảng 30 doanh nghiệp kí được hợp đồng và đã đưa được khoảng 6.000 lao động (trong đó số lao động nữ là 3.256) sang làm việc ở Đài Loan, tập trung vào những ngành chủ yếu như điện tử, may mặc, dệt, chế tạo, xây dựng, thuyền viên đánh cá, khán hộ công và giúp việc gia đình..(sơ bộ có khoảng 28 ngành nghề khác nhau). Ở Lào, do kinh tế chưa phát triển, nên hình thức cung ứng lao động cho các chủ sử dụng lao động tại Lào không chiếm tỉ trọng lớn, trong khi hình thức đưa lao động Việt Nam sang nhận thầu công trình, thực hiện các hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc theo các dự án hợp tác giữa các địa phương của hai nước là những hình thức chủ yếu. Hiện nay chính phủ hai nước đã có những quy định phân cấp quản lý công tác này cho một số địa phương, để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục cho người lao động, mặt khác có thể quản lý được nhiều đối tượng hơn, giảm thiểu số lượng lao động Việt Nam tự do sang Lào làm việc không theo các quy định có liên quan của hai bên.
Tuy nhiên do các đặc điểm về khí hậu, phong tục tập quán ở đây khác xa với Việt Nam, thêm vào đó là tình hình chính trị không ổn định, mức lương không cao như các khu vực khác lai đòi hỏi lao động phải biết tiếng Anh nên số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại khu vực này chưa đông chủ yếu là tại Libăng (khoảng 10.000 người) và một số nước thuộc vùng Vịnh như Cô-oét (khoảng 1.500 người), Tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất (khoảng 600 người)..Ngành nghề tiếp nhận chủ yếu ở đây là các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng mà phía Việt Nam nhận thầu nhân công, chuyên gia y tế, kỹ thuật viên vận hành máy móc.v.v. Dựa theo phương pháp tính chỉ tiêu số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm và chỉ tiêu mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm (đã nêu trong phần 1.1.2 - Chương 1) bằng những tính toán với số liệu thực tế, những năm qua, XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm ngoài nước cho gần 40 vạn người ( trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 20.000 người), góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước xấp xỉ 60 triệu USD trong đầu tư phát triển (theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, muốn tạo được một chỗ làm việc ổn định tại khu công nghiệp của nước ta, cần chi phí khoảng 1000 USD). Thông qua XKLĐ, do tiếp xúc với khoa học công nghệ tiên tiến, lao động Việt Nam với đức tính cần cù và trí thông minh đã tiếp thu được trình độ chuyên môn, kĩ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ ngoại ngữ và nâng cao kỉ luật lao động, tác phong công nghiệp, đây cũng là điều kiện tốt để từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về nước.
“Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa hiện nay. Thông qua việc tiếp xúc, giao lưu với lao động nước ta, phần lớn các nước đều có điều kiện hiểu thêm về Việt Nam, về phong tục tập quán, nền văn hoá Việt Nam, công cuộc đổi mới và mong muốn muốn làm bạn với các nước của nhân dân Việt Nam, góp phần vào việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta. Ở những nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, cùng với đại diện quản lý lao động ở các Đại sứ quán, các doanh nghiệp XKLĐ đều cử cán bộ quản lý, phiên dịch để phối hợp với phớa đối tỏc trong việc theo dừi, giỏm sỏt kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh và bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Trong các hoạt động của doanh nghiệp hiện nay chưa có sự thống nhất, thậm chí còn có sự cạnh tranh không lành mạnh, giành giật thị trường bằng nhiều hình thức, trong đó có cả việc hạ thấp tiền lương người lao động để giành giật hợp đồng, gây thiệt hại cho người lao động, cho các doanh nghiệp khác và tạo sự xem thường của người nước ngoài đối với sự đoàn kết của người Việt Nam. Việc cung cấp các thông tin, nhu cầu văn hoá phẩm cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài quá yếu, khiến cho một số người lao động ở nước ngoài đã có những sinh hoạt thiếu văn hoá và không lành mạnh, ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc của Việt Nam (vấn đề này trong thời kỳ hợp tác lao động năm 1980, có sự chỉ đạo của Chính phủ nên được thực hiện khá tốt). Chúng ta chưa đầu tư và coi trọng công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động theo đúng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế, bao gồm đào tạo nghề, ngoại ngữ, tác phong làm việc công nghiệp và quan hệ chủ - thợ trong cơ chế thị trường, nhận thức về trách nhiệm đi đôi quyền lợi của người lao động trong thực hiện hợp đồng, về phong tục tập quán của nước sở tại.
Mặc dù quy mô XKLĐ còn rất khiêm tốn so với các quốc gia khác trong khu vực, số lượng lao động được giải quyết việc làm bằng con đường XKLĐ còn nhỏ bé so với số người chưa có việc làm hiện tại, nhưng XKLĐ đã góp phần thực hiện được các mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng ngân sách quốc gia, thu được một nguồn lớn ngoại tệ và mở rộng quan hệ hợp tác của nước ta đối với các quốc gia khác nhau trên thế giới.