MỤC LỤC
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được sự tác động từ các hoạt động dự án trong việc phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.
Theo ý kiến tác giả sẽ thống nhất khái niệm về phát triển bền vững theo khái niệm của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and. Environment and Development, WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Chủ đầu tƣ dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội ở trên địa bàn của vùng đệm, đặc biệt là với ban quản lý khu rừng đặc dụng để xây dựng các phương án sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, định canh định cư trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định, nâng cao đời sống của người dân [8]. Dù vùng đệm của khu bảo tồn được tạo ra theo hình thức nào, hay khi thành lập khu bảo tồn không nói đến vùng đệm, thì những công việc hàng ngày xảy ra, do dân cƣ sinh sống xung quanh khu bảo tồn, tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn, đã buộc các ban quản lý VQG và khu bảo tồn phải có những hoạt động liên quan đến việc ổn định cuộc sống của dân cƣ ở đây, giáo dục, khuyến khích họ bảo vệ thiên nhiên, giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa khu bảo tồn và dân, giảm sức ép của dân lên khu bảo tồn v.v.
Sử dụng các chỉ số (Indicators) để đánh giá, so sánh sự biến động của đối tượng nghiên cứu trong cùng một khu vực giữa và trong cùng một thời điểm giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. Sử dụng phần mềm SPSS 15 và phần mềm R để xử lý số liệu thống kê, tính toán các chỉ tiêu như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai.. để kiểm định các chỉ tiêu phân tích định tính và định lượng trong đề tài nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá a) Đánh giá về thu nhập. nhóm không tham gia dự án từ các nguồn khác nhau:. Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, chè, hoa màu và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi nhƣ: Gia súc, gia cầm. Thu nhập từ nghề làm công ăn lương: Công nhân, giáo viên, công chức nhà nước.. Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập giữa hai nhóm hộ có và. không tham gia dự án, tác giả phân tích để thấy được sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập của hai nhóm hộ với cùng điều kiện nguồn lực nhƣ nhau. Từ đó thấy được sự tác động của dự án đối với sinh kế của người dân với mục tiêu chính là phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp với việc nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, dần loại bỏ sự phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. b) Phân tích sự thay đổi trong sinh kế của nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. - Sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp của nhóm hộ tham gia dự án so với nhóm không tham gia dự án. - Những ảnh hưởng của dự án đến nhóm hộ tham gia dự án và phản ứng tích cực của nhóm hộ không tham gia dự án trong phát triển kinh tế. - Khác biệt về thu nhập từ rừng trong cơ cấu tổng thu nhập của 2 nhóm hộ có và không tham gia dự án. c) Đánh giá nhận thức của người dân về bảo vệ rừng. - Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc giữ vững và tăng lên về số lượng, chất lượng của nguồn nước giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. - Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc chống xói mòn tài nguyên đất đai giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. - Nhận thức về môi trường và ô nhiễm môi trường khu vực “vùng đệm”. mà hộ đang sinh sống. - Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với cuộc sống hiện tại và cho các thế hệ con cháu mai sau. d) Hệ thống chỉ tiêu xem xét tác động của dự án đến sinh kế của nhóm hộ tham gia dự án. - Kiến thức, kỹ năng trong quản lý và sản xuất, sức khỏe, khả năng lao động, số lượng lao động của hộ.. - Khả năng hiểu biết và áp dụng các kiến thức sau tập huấn vào trong sản xuất của nhóm hộ tham gia dự án. - Khả năng tạo thu nhập mới từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sau tập huấn vào sản xuất nông, lâm nghiệp của nhóm tham gia dự án. - Sự tôn trọng các quy định về mối quan hệ trong làng xã, các mạng lưới và tổ chức xã hội, các đoàn thể nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên.. - Khả năng nhân rộng của dự án: Dự án có được người khác đến học tập và làm theo? Có phù hợp để áp dụng cho các địa phương khác không?. 4) Nguồn lực vật chất: Nhà cửa, tài sản, các vườn cây lâu năm, đường xá, trường học, bệnh viện…. 5) Nguồn lực tài chính: Thu nhập và tiết kiệm, sự tiếp cận các nguồn vốn nhƣ Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội.
Tuy có những khó khăn nói trên, nhƣng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia trong những năm qua đã có những dự án riêng lẻ về nâng cao nhận thức môi trường hay dự án phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho người dân nhằm giảm nhẹ sức ép của họ lên các khu bảo tồn đã thu được một số kết quả. Các "giải pháp lớn" tầm quốc gia, quốc tế để giải quyết những nguyên nhân từ xa rất quan trọng, nhưng không biết bao giờ mới đạt được, trong lúc đó nhiều dự án và hoạt động nhỏ có thể tạo nên những biến đổi lớn nếu như mọi người tham gia cỏc hoạt động hiểu rừ vai trũ của mỡnh. Cỏc dự án nhỏ về bảo vệ thiên nhiên thực hiện tại các địa phương không làm thay đổi được các chính sách ở mức quốc gia hay quốc tế nhưng lại có thể: Làm giảm bớt những ảnh hưởng của các chính sách chưa phù hợp với địa phương; và giải quyết được những vấn đề suy thoái môi trường có nguyên nhân trực tiếp từ các hoạt động của địa phương.
Đây là khâu then chốt để làm cho mọi người hiểu được vấn đề và nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường; tạo cho họ lòng tin là họ có thể tự cải thiện được cuộc sống của họ bằng cách sử dụng một cách hợp lý và lâu dài tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất, nước mà họ có). Tham khảo ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người hưởng lợi, tránh áp đặt một kế hoạch cứng nhắc đưa từ trên xuống, nhất thiết không để dân hiểu nhầm là dự án đến thuê họ làm công việc của họ, mà dự án đến hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn mà họ đang phải đối đầu. Lôi kéo sự tham gia và sự ủng hộ của những nhân vật chủ yếu nhƣ các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, các trưởng bản, các nhân vật cao cấp ở địa phương và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Các dự án thực hiện tại vùng đệm cần phải có sự tham gia trực tiếp của chính quyền và cộng đồng địa phương vì đó chính là công việc của họ, và qua việc thực hiện dự án họ cũng được đào tạo, nâng cao hiểu biết và nhất là nâng cao trình độ quản lý. Các vấn đề vùng đệm thường khó giải quyết một cách trọn vẹn trong thời gian 2-3 năm như thường lệ của các dự án hỗ trợ phát triển, mà nên tìm cách kéo dài dự án 5-10 năm, bằng những hành động thiết thực cho đến khi người dân có sự hiểu biết đúng đắn về khu bảo tồn, về vai trò vùng đệm, về trách nhiệm và quyền lợi của người dân vùng đệm và có cuộc sống tương đối ổn định. Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài, có các chương trình xúc tiến hợp tác với viện nghiên cứu rừng thế giới để khảo sát, duy trì và phát triển rừng tại khu vực vùng đệm.