MỤC LỤC
Việc sử dụng vốn ODA đã góp phần giúp ngành nông nghiệp xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt nông thôn, phát triển cây trồng và vật nuôi. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới và các sản phẩm nông nghiệp ngày càng đảm bảo chất lượng an toàn đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ cho giai đoạn 2006 – 2010, qua đó đánh giá những mặt còn hạn chế trong kế hoạch này như chưa xây dựng được khung logic giữa một bên là các mục tiêu/mục đích với một bên là các chương trình ưu tiên phân bổ nguồn vốn, xác định các cơ chế thực hiện và các chỉ số đánh giá kết quả; được xây dựng chưa dựa vào thực tế yêu cầu của cộng đồng/địa phương và sự minh bạch hóa thông tin, trao đổi 2 chiều giữa địa phương và Bộ (yêu tố quyết định đến sự thành công của các dự án);. - Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ về tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án: theo hướng phân công Vụ Kế hoạch - Tài chính thường xuyên kiểm tra/giám sát công tác tài chính tại các BQL dự án để có thể phát hiện ngay các sai sót/sai phạm, và có phương án xử lý kịp thời; đồng thời xây dựng cẩm nang hướng dẫn tài chính đối với từng nhà tài trợ trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính, nhà tài trợ và Bộ NNo&PTNT, và phát cho các dự án hướng dẫn họ trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu thiết lập dự án.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương có dự án: trên cơ sở thiết lập hệ thống trao đổi thông tin 2 chiều giữa Trung ương và địa phương sẽ tạo điều kiện giảm bớt thời gian triển khai các hoạt động, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; giúp cho Bộ, dự án nắm bắt được những thay đổi, khó khăn của địa phương để có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả, huy động tốt các nguốn lực tại địa phương và phát huy kịp thời hiệu quả đầu tư. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BQL dự án Trung ương với các tỉnh và của BQL dự án tỉnh đối với người hưởng lợi: sẽ giúp dự án có được thông tin đầy đủ cả từ phía người hưởng lợi lẫn các cơ quan đối tác, giúp kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn, sai sót gây chậm trễ việc thực hiện dự án để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, điều chỉnh làm cho dự án có hiệu quả.
- Lựa chọn và kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện dự án: trên cơ sở xây dựng được quy chế tuyển dụng công khai, minh bạch trên cơ sơ xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí để từ đó lựa chọn được những cán bộ có năng lực, tâm huyết và kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ ngành hoàn thiện cơ chế giám sát trực tiếp đối với việc thực các dự án, trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện, các thông tin cần thiết phục vụ cho việc sử dụng và chia sẻ thông tin giữa các bên, đặc biệt là Chính phủ và nhà tài trợ.
- Tiếp tục thực hiện những giải pháp kinh tế vĩ mô quan trọng để đẩy mạnh việc thu hút vốn viện trợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và mục tiêu phát nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo nói riêng;. - Cùng với Tổng cục thuế xem xét và sửa đổi một số quy định về thuế GTGT, thuế XNK theo hướng đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế (các văn bản, giấy tờ ..), giảm bớt thời gian xem xét và tiến hành hoàn thuế để đảm bảo các dự án có vốn đối ứng kịp thời để thực hiện dự án.
Tác giả đã phác hoạ được bức tranh tổng thể về hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong giai đoạn vừa qua, từ đó đưa ra được những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm giúp Bộ NNo&PTNT có thể giải quyết được những tồn tại hiện nay trong quá trình sử dụng vốn ODA, và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới. Tác giả tin tưởng rằng với sự nỗ lực khẩn trương, nghiêm túc rút kinh nghiệm và nhanh chóng khắc phục những tồn tại trong quy tŕnh sử dụng vốn ODA của ḿnh, trong thời gian tới, hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT sẽ được nâng lên rừ rệt, đúng gúp quan trọng vào sự nghiệp phỏt triển nụng nghiệp, nụng thụn của đất nước.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT thời gian qua còn một số hạn chế như: công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, nhiều dự án phải kéo dài thời gian so với Hiệp định đã ký kết, không đạt được mục tiêu đề ra…. Để góp phần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các kết quả/đánh giá thực tế của các chuyên gia/nhà tài trợ từ các dự án đã và đang thực hiện tại Bộ NNo&PTNT có sử dụng nguồn vốn ODA để làm rừ hơn cỏc kết luận rỳt ra từ quỏ trỡnh nghiờn cứu.
+ ODA đa phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức của một số tổ chức tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), …; hoặc các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc như: Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức nông lương thế giới (FAO),…; hoặc Liên minh Châu Âu (EU), các tổ chức thuộc Liên minh Châu Âu, và các tổ chức phi chính phủ (NGOs)…cho các nước đang hoặc kém phát triển. + Hỗ trợ cán cân thanh toán: Là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: Chuyển giao tiền tệ hoặc hiện vật cho nước nhận ODA; Hỗ trợ nhập khẩu (tài trợ hàng hoá): Chính phủ nước nhận ODA tiếp nhận một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với các khoản cam kết, bán cho thị trường nội địa và thu nội tệ.
Ngoài ra, các chi phí khác như chi quản lý dự án, giải phóng mặt bằng của các dự án ODA cũng cao hơn các dự án cùng loại sử dụng vốn trong nước do Nhà tài trợ can thiệp trực tiếp vào các quy trình này.
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vi mô: Đánh giá vi mô là đánh giá khách quan một chương trình/dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ khâu thiết kế (xây dựng dự án), tổ chức thực hiện (công tác lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu..) và những thành quả của dự án (kết quả giải ngân, tính bền vững của dự án, số đối tượng hưởng lợi của dự án..). Việc đánh giá dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra những quyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi ký kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, các nước tiếp nhận viện trợ cũng cần tính đến khả năng trả nợ trong tương lai vì nguồn vốn ODA không phải là của ”trời cho”, hiện tại chưa phải trả nợ, nhưng trong tương lai (30 – 40 năm tới), các nước này phải thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình, trong đó có cả lãi vay. Việc theo dừi, kiểm tra và giỏm sỏt dự ỏn cũn giỳp thấy được những tồn tại, khú khăn cần giải quyết để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, cả điều chỉnh về cách thức thực hiện dự án cũng như một số nội dung trong hiệp định tài chính đã ký kết (nếu thấy có những điểm bất hợp lý trong văn kiện của dự án so với thực tế), phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý, nhằm đảm bảo chương trình/dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
+ Năm là: Khối lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thường đứng thứ bậc cao đứng thứ nhất về hạt tiêu, đứng thứ hai về gạo, điều, cà phê, đứng thứ tư về cao su…nhưng do các sản phẩm qua chế biến cón ít Việt Nam xuất hàng thô chiếm tỷ trọng lớn, thương hiệu và thị trường còn yếu, phải bán qua trung gian. + Sáu là: Nông nghiệp Việt Nam phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá, các nước giàu có nhiều chính sách hỗ trợ lớn cho nông nghiệp nông sản nước họ, vì vây nông sản các nước nghèo trong đó có Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, thậm trí còn bị kiện phá giá.
Thật vậy, vốn ODA giúp Chính phủ tập trung đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn quan trọng như các tuyến đường giao thông nông thôn, đường liên huyện, liên xã, liên thôn tạo tiền đề phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá nâng cao đời sống các hộ dân nghèo ở vùng sâu vùng xa; đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi quan trọng, nâng cấp hệ thống đê điều, xây hồ, đập giúp bà con nông dân chủ động tưới tiêu, thoát lũ tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân; đầu tư trang bị khoa học công nghệ mới, tạo đà phát triển mạnh cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, vốn ODA cũng là nguồn vốn đầu tư quan trọng và cần thiết giúp Chính phủ đầu tư vào hỗ trợ công tác khuyến nông, nước sinh hoạt, y tế nông thôn, thay đổi cách nghĩ cách làm cổ hủ lạc hậu của các vùng nông thôn nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
Sau khi Chính phủ Marcos bị lật đổ, Chính phủ Aquino lên thay đã kiện nhà thầu vì tội hối lộ, và nhà thầu đã chấp nhận bồi thường cho Chính phủ Philippine 100 triệu USD và cung cấp thêm 1 khoản tín dụng mới trị giá 400 triệu USD để nâng cấp độ an toàn cho nhà máy, song để đưa nhà máy vào vận hành vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Các nước sử dụng vốn vay nước ngoài không thành công là nước dùng vốn vay để phát triển các ngành công nghiệp hướng nội, công nghiệp thay thế nhập khẩu, dùng vốn vay để trợ cấp cho các ngành công nghiệp yếu kém trong nước (Mexico), hay sự tham nhũng của Chính phủ đã đưa vốn vay vào các dự án không có hiệu quả (Philippine).
Trong thời kỳ Hàn Quốc thực hiện "tái thiết nền kinh tế" (1951-1962), Chính phủ đã đưa ra những luật khuyến khích thu hút viện trợ và đã đành được 40% số viện trợ để khôi phục cơ sở hạ tầng và cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh, 60% còn lại tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc, mà trong giai đoạn này là tập trung cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ: Bên cạnh việc tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thụn, cần thiết phải xỏc định rừ những khu vực ưu tiờn đầu tư trước để đảm bảo thỳc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực đó, và giảm bớt khoảng cách đối với các khu vực đó.
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.