MỤC LỤC
Như vậy, theo định nghĩa này, liên doanh không phải là quan hệ hợp đồng đơn giản mà nó cao hơn hình thức quan hệ có tính chất liên minh chặt chẽ và. Định nghĩa đã cố gắng tính đến một loạt các tình huống liên quan đến hình thức pháp lý của liên doanh, tính đa dạng của đối tác cũng như các lĩnh vực, các loại hình hoạt động và mục tiêu đạt tới của liên doanh.
Liên doanh không phải là một liên kết đơn giản mà là một mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tác trong một thời gian dài.
Tuy nhiên các định nghĩa trên đều tập trung vào những khía cạnh cơ bản có tính chất quốc tế: quan hệ bạn hàng lâu dài giữa các bên về quốc tịch; quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; các bên về cùng góp vốn, quản lý, phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro; hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ hoặc hoạt động nghiên cứu và cơ sở pháp lý cho sự thành lập và hoạt động của liên doanh là hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên và hệ thống luật pháp của nước sở tại. Từ phân tích trên đây có thể được hiểu là: Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại.
Cùng phân phối lợi nhuận: các bên tham gia cùng tiến hành phân phối các koản lợi nhuận thu được của doanh nghiệp liên doanh sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính đối với nước sở tại. Cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm: quá trình hoạt động của liên doanh thường gặp phải những rủi ro, những rủi ro này có thể là do quá trình thiết kế liên doanh không chu đáo, do những biến động về kinh tế chính trị, do những thay đổi của hệ thống pháp lý, do cạnh tranh những rủi ro này sẽ do các bên tham gia gánh chịu theo tỷ lệ phân chia như đối với lợi nhuận.
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và tỷ lệ vốn góp của bên hoặc các bên nước ngoài không được nhỏ hơn 30% vốn pháp định của dự án liên doanh. Thời hạn hoạt động của DNLDkhông qúa 50 năm và theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định thời hạn dài hơn đối với từng dự án đặc biệt nhưng tối đa không quá 70 năm, còn đối với một số dự án ở vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh thì tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài có thể nhỏ hơn 30% tuỳ theo quy định của Nhà nước Việt nam (thường là 20%).
- Chuyển giao công nghệ trung gian và truyền thống ra nước ngoài đặc biệt là sang các nước đang phát triển, tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ cũ một cách triệt để, tránh lãnh phí bằng cách kéo dài chu kỳ sống của công nghệ. - Nâng cao uy tín: Thông qua DNLD, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội nâng cao được uy tín của mình, nhanh chóng sửa đổi và nâng cao năng lực quản lý thực tế với các thị trường khó tính, tạo ra sản phẩm mới thích nghi với từng thị trường.
Thu hút FDI đang đứng trước những thời cơ mới, thách thức mới vì vậy hình thức hợp tác liên doanh với nước ngoài cũng vậy và nó chịu ảnh hưởng của các xu hướng nhất thể hoá nền kinh tế, toàn cầu hoá và khu vực hoá ở mọi cấp độ, do đó nó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia kêu gọi đầu tư ngày càng nhiều (nhất là các nước đang phát triển). Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp hữu hiệu để tham gia hoạt động liên doanh với nước ngoài đạt hiệu quả cao, mà vấn đề quan trọng là phải có một môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn. Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố liên quan đến điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, pháp luật..được biểu hiện ra bằng hệ thống các giải pháp mà phần lớn do con người tạo ra, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước tạo ra. Như vậy hoạt động hợp tác liên doanh với nước ngoài là rất quan trọng, nó có ý nghĩa đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai, nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Các khía cạnh pháp lý của chính sách hu hút FDI nói chung và DNLD nói riêng của Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng của quá trình phát triển kinh tế đất nước, trong bối cảnh của sự giảm sút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam do nhièu nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính Phủ nước CHXH Việt nam và các bộ ngành liên quan đã và đang ban hành các văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI nói chung và hình thức hợp tác liên doanh với nước ngoài nói riêng châửng hạn như văn bản sau:. ) được cấp giấy phép cho các dự án nào. Tác động của hoạt động hợp tác liên doanh với nước ngoài đối với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng và toàn ngành xây dựng nói chung - Ngành xây dựng nói chung cũng như đối với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng cùng với xu thế phát triển chung của cả nước đã hoà mình vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng mở.
Điều này cho thấy chủ yếu các sản phẩm của liên doanh được tiêu thụ ở thị trường nội địa còn xuất khẩu với tỷ trọng tương đối ít (0,12%) chính vì vậy các DNLD cần phải tăng cường nghiên cứu thị trường nước ngoài để mở rộng thị phần thúc đẩy xuất khẩu tăng doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, do thị trường nội địa còn hạn chế thị phần của các liên doanh vì thế dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau của các liên doanh như liên doanh về xây dựng, gia công kết cấu thép thì cạnh tranh, chiếm mất thị phần của các đơn vị xây lắp và cơ khí xây dựng làm cho thị phần sản phẩm của DNLD càng ngày bị thu hẹp lại trong khi sức cạnh tranh trên trường quốc tế là rất hạn chế đối với sản phẩm của các liên doanh này.
- Nhưng mặt hạn chế ở khía cạnh này là một số liên doanh do dự báo thị trường chưa sát thực dẫn đến sản phẩm đưa ra của liên doanh không phù hợp với thị trường và bị thua lỗ lớn, một phần cũng do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, những bất lợi về thời tiết, chính trị. Vấn đề này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân từ phía người nước ngoài và từ sự hiểu lầm của hai bên là những nguyên nhân cơ bản.
- Như vậy các khoản nộp ngân sách chủ yếu là từ thuế lợi tức và thuế doanh thu, còn thuế đất là không đáng kể (4,53%) điều này cũng cho thấy tiền thu thuế đất từ các doanh nghiệp liên doanh thuộc Bộ xây dựng là tương đối ít. Cụ thể có một số dự án phải góp vốn bằng tiền mặt như liên doanh Nghi Sơn góp 100% vốn bằng tiền mặt với tổng số vốn góp là 36,4 triệu USD, liên doanh xi măng Sao Mai với tổng số vốn góp là 42,8 triệu USD, liên doanh kính nổi góp 13,5 triệu USD(trong đó tiền mặt là 2,3 triệu USD) làm cho các Tổng công ty rất khó khăn trong việc huy động vốn, giải quyết các thủ tục bảo lãnh.
Chỉ có dự án thuỷ tinh Việt Triều là có thiếu sót trong việc nhập thiết bị công nghệ đã dẫn đến những thiệt hại và liên doanh phải giải thể. - Hình thức mua công nghệ chủ yếu thông qua đấu thầu mua sắm hoặc bằng hình thức góp vốn của các đối tác nước ngoài.
Thí dụ: Tỷ lệ góp vốn bên Việt nam là 49% trong liên doanh ống thép Sài gòn, nhưng khi bên Việt nam gặp khó khăn trong việc bảo lãnh phần vốn vay theo tỷ lệ góp vốn thì phía nước ngoài đòi điều kiện nếu họ bảo lãnh toàn bộ phần vốn vay này thì Việt nam phải giảm tỷ lệ góp vốn xuống còn 30% tức là bằng cách tăng tổng vốn đầu tư của cả dự án liên doanh lên. - Số lượng các đơn vị tham gia bên Việt nam trong liên doanh thích hợp nhất là 1 đến 2 đơn vị (tốt nhất là 1), nếu nhiều hơn sẽ có nhiều khó khăn trong công tác quản lý ví dụ liên doanh xây dựng (VIC) có 7 đối tác Việt nam tham gia nay đang đi đến một đối tác Việt nam.
- Nhưng nhìn chung việc quản lý của đối tác Việt nam để nắm bắt kịp thời quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thường dựa vào báo cáo của cán bộ cử vào liên doanh, ít chú ý tới việc kiểm tra số liệu cập nhật các số liệu cần thiết. Theo quy định hiện hành của Luật đầu tư nước ngoài thì khi không có sự thống nhất giữa Phó Tổng giám đốc thứ nhất và Tổng giám đốc thì vẫn tuân theo ý kiến Tổng giám đốc còn ý kiến của Phó Tổng giám đốc chỉ được bảo lưu và trình ra Hội đồng Quản trị tại phiên họp gần nhất.
Bản quy chế này như luật nội bộ của liên doanh, sẽ quy định chi tiết các mặt tổ chức, quyền hạn trách nhiệm từng chức danh, quản lý về sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính, lao động tiền lương. Nếu không có Bản quy chế này thì không tránh khỏi vướng mắc sẽ nảy sinh trong công tác quản lý giưã Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất(thường là người Việt nam).
- Một số liên doanh tới nay vẫn chưa có bản quy chế hoạt động công ty liên doanh để cụ thể hoá những điều mà hợp đồng và điều lệ liên doanh không đề cập hết được. Có liên doanh có vốn đầu tư lớn tới 126 triệu USD như liên doanh kính nổi Việt nam đã đầu tư xong nhưng đến nay vẫn chưa có Bản quy chế hoạt động của Công ty liên doanh.
Các khoản lỗ này nếu chia cho bên Việt nam phải chịu theo tỷ lệ góp vốn pháp định thì sẽ là khó khăn rất lớn mà doanh nghiệp Việt nam chưa có lời giải. Thí dụ: Liên doanh kính nổi Việt nam dự kiến nếu sản phẩm sản xuất từ đầu năm 1999 thì cả năm sẽ lỗ khoảng 90 tỷ đồng Việt nam.
- Hơn nữa , hiện tượng tăng vốn đầu tư so với báo cáo khả thi (Fessibility Study - F/S ban đầu hầu như xuất hiện ở tất cả các liên doanh. Điều này dẫn đến mất đầu tư (chi phí đầu tư để có một tấn công suất thiết kế) tăng lên, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và gây khó khăn cho phía Việt Nam trong việc đóng góp vốn bổ xung.
- Hơn nữa bên nước sở tại chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước tham gia liên doanh nên mục đích chủ yếu là bổ xung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, tranh thủ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến tạo khả năng mở rộng thị trường học hỏi kinh nghiệm quản lý. Còn phía nhà nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài là góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thúc đẩy tăng trưởng, tránh nguy cơ tụt hậu..Vì thế mà mục đích liên doanh là khác nhau bởi vì nhà đầu tư nước ngoài với mục đích chủ yếu là tăng lợi nhuận.
- Về quan niệm chủ sở hữu liên doanh, về phía Việt nam tỷ lệ góp vốn nhỏ hơn phía nước ngoài nên đôi khi phía nước ngoài coi họ là chủ sở hữu công ty và coi Việt nam như là cổ đông (mua cổ phiếu) nên không cho phía Việt nam vào quản lý tài chính công ty, không tạo điều kiện cho phía Việt nam nắm được những thông tin kinh tế cần thiết. - Cán bộ tham gia liên doanh của phía Việt nam có một số người đã vì lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích lâu dài và lợi ích của đất nước, hoặc cũng do bản lĩnh chính trị và bản lĩnh khoa học còn yếu kém nên không đủ khả năng bảo vệ quyền lợi của phía Việt nam.
- Các văn bản liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liờn doanh chưa rừ ràng và chưa được cụ thể hoỏ thành luật và chưa rừ ràng, nhất quán vì thế dễ dẫn đến tình trạng không đồng bộ trong quá trình thực hiện. - Trong khi các doanh nghiệp liên doanh xây dựng còn bị hạn chế bởi các nguyên nhân chủ quan nói trên thì các nước bị khủng hoảng lại đưa ra những ưu đãi hơn để canh tranh với chúng ta và thực hiện một loạt những chính sách cấp bách chống khủng hoảng và thu hút đầu tư cho các mặt hàng của họ cạnh tranh được trên nhiều thị trường mà đó chính là đầu ra của đầu tư hay của doanh nghiệp liên doanh.
- Do quá sính từ ngữ "liên doanh", cứ coi liên doanh với nước ngoài là cần thiết và bức thiết nhất trong khi một số doanh nghiệp của Bộ xây dựng lại chưa trang bị đủ mọi điều kiện về vốn, công nghệ nhất là trình độ quản lý năng lực của cán bộ, để có thể tham gia liên doanh tốt vì vậy đã gây ra tình trạng thất thoát vốn trong nước do sự chảy tư bản ra nước ngoài. Thủ tục xuất nhập khẩu còn phức tạp và nhiều thời gian do chủ đầu tư phải liên hệ qua lại giữa nhiều cơ quan để xin ý kiến (Bộ Thương mại, Bộ Kế. hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học công nghệ môi trường, Bộ quản lý ngành) nhất là khi hàng nhập có sự thay đổi so với giải trình kinh tế kỹ thuật ban đầu hoặc so với giấy phép nhập khẩu đã được cấp để phù hợp hơn với điều kiện thị trường thay đổi.
+ Tất cả các doanh nghiệp liên doanh đều là pháp nhân Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước thì doanh nghiệp liên doanh là một trong năm thành phần kinh tế được thừa nhận. - Thông thường phía nước sở tại mong muốn nguồn vốn liên doanh của nước ngoài hỗ trợ trong việc thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho việc phát triển đồng đều ở các cơ sở công nghệ tiên tiến, cho việc khai thác tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mục đích, đối tượng của họ là lợi nhuận, nên bằng mọi cách để đạt được lợi nhuận tối đa.Trong khi đó bên Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước. Trong quá trình thực hiện dự án liên doanh bên nước ngoài không muốn thành lập các tổ chức đoàn thể (tổ chức Đảng, công đoàn..) trong liên doanh , cho nên các tổ chức này hiện nay rất ít và khó hoạt động.
+ Hiểu nguyên tắc "bình đẳng, cùng có lợi" một cách máy móc, không đứng trên quan điểm tổng thể để xác định thoả đáng lợi ích mỗi bên phù hợp với lợi thế so sánh. Hơn nữa liên doanh được coi là một trong hai sức kéo có ý nghĩa trong giai đoạn đến năm 2000, việc tạo ra công ăn việc làm cũng là biện pháp hữu hiệu tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá hiện đaị hoá, cho mua sắm công nghệ ở bước tiếp sau.
Duy trì mối quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, đồng thời tăng cường một bước quan hệ hợp tác đầu tư với Nhật Bản, Hàn Quốc, Oxtraylia, Mỹ và các nước Tây Âu, coi đó là những đối tác quan trọng để tranh thủ vốn, công nghệ, tạo thế cân bằng lực lượng có lợi hco việc đảm bảo độc lập chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị và kinh tế. Lĩnh vực cơ khí xây dựng: Hoàn thành dự án phụ kiện sứ vệ sinh Đại Mỗ và 3 dự án kết cấu thép để có thêm năng lực là 22.000 tấn/năm và khởi công mới DA Nhà máy chế tạo kết cấu thép số 3 tại Quảng Nam, công suất 15.000 tấn/năm và một số cơ sở cơ khí của Tổng Công ty lắp may, xưởng đúc thép Hoà Khánh, dự án sản xuất ống vuông, dự án sản xuất tôn kém mạ và dự án sản xuất ống gió cơ điện lạnh.
Tổng công ty VINACONEX góp 125.900 USD liên doanh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới để SX lắp dựng cấu kiện bê tông ứng suất trước, đồng thời góp 462.000 USD chuẩn bị dự án liên doanh Trung tâm thương mại quốc tế với DAEWOO. Năm là: Xem xét các cán bộ mà doanh nghiệp cử tham gia Hội Đồng Quản Trị, các chức danh chủ chốt trong liên doanh đã nắm chắc hợp đồng liên doanh, điều lệ vông ty liên doanh , bản quy chế hoạt động công ty liên doanh,.
Bốn là: tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và lĩnh vực lao động (xây dựng , tư vấn,k sản xuất nguyên vật liệu xây dựng ..) để đề ra các giải pháp tình thế. Có một thực tế là trừ một số rất ít các liên doanh có lãi ngay từ năm đầu sản xuất kinh doanh còn phần lớn các liên doanh đều chưa có lãi hoặc lỗ trong một số năm.
Có một thực tế là từ một số rất ít các lao động có lãi ngay từ năm đầu sản xuất kinh doanh còn phầnlớn các lao động đều chưa có lãi hoặc lỗ trong một số năm. Thời kỳ này các liên doanh rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành liên quan và trước hết là nỗ lực của chính các bên tham gia liên doanh.
Xây dựng các danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cụ.
- Vận dụng thích hợp chính sách bảo hộ mậu dịch và không nên coi bảo hộ mậu dịch là chính sách lâu dài trong môi trường hội nhập quốc tế ,nhưng cũng không nên tự do hoá hoàn toàn qúa sớm khi mà hàng hoá cúa các doanh nghiệp liên doanh sản xuất ra chưa đủ sức cạnh tranh vói hàng nhập khẩu từ bên ngoài .Tuy nhiên rtong giai đoạn chuẩn bị hội nhập chúng ta nên triệt để vận dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhưng không nên coi là biện pháp lâu dài vì nếu như vậy thì tự mình không xây dựng được khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường .Mà có cạnh tranh thì mới phát triển. - Bộ xây dựng và các Bộ ngành có liên quan nên xem xét và cho ý kiến để các doanh nghiệp phía Việt Nam tham gia liên doanh thực hiện nghiên cứu dự báo thị trường để xác định thị phần của dự án một cách xác thực, xác định các sản phẩm cần thiết sản xuất để từ đó xác định công suất thiết kế dự án liên doanh, thực hiện quá trình đầu tư tránh dàn trải, tránh tình trạng một số sản phẩm thừa lãng phí còn một số lại thiếu hụt và như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận ròng của dự án sẽ dẫn đến thua lỗ.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ XÂY DỰNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ XÂY DỰNG.