Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1958 - 1960

MỤC LỤC

Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1958 – 1960

Đó là quá trình cải tạo các thành phần kinh tế cá thể thành kinh tế tập thể hoặc toàn dân, đồng thời xây dựng và phát triển những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa từng có trước đây.Nội dung cụ thể là đưa nông dân, thợ thủ công, lực lượng tiểu thương, tiểu chủ vào hợp tác hóa, đồng thời đưa các hộ tư bản tư doanh vào công ty công tư hợp doanh. Cải tạo xã hội chủ nghĩa là một quá trình “cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ một nền kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại”9. Trên cơ sở nguyên tắc và phương châm xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã hoạch định những chính sách cải rạo và xây dựng cụ thể cho từng lực lượng, từng vùng, từng ngành kinh tế trong quá trình thực hiện kế hoạch ba năm lần thứ hai.

Trong khối thợ thủ công tập thể, lực lượng thợ thủ công được tổ chức trong ba khu vực chính: trong các hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp, tổ thủ công nghiệp và các nhóm, tổ thủ công nghiệp trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Còn bộ phận tư nhân, tuy không được khuyến khích phát triển nhưng nó vẫn tồn tại lặng lẽ, dai dẳng, lâu dài cả trong những giai đoạn sau, do những yêu cầu khách quan không thể thiếu trong phát triển kinh tế xã hội. Trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa, lực lượng thương nghiệp được bố chí theo hướng: đối với người buôn bán nhỏ, dùng các hình thức tổ hợp tác mua và bán, tổ hợp tác vừa mua, vừa bán, vừa sản xuất và cửa hàng hợp tác..để cải tạo họ theo chủ nghĩa xã hội chuyển dần.

Nhận thấy kinh tế tư bản đã mâu thuẫn gay gắt với hệ thống kinh tế quốc doanh và bản chất bóc lột của tư bản đã cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa theo chính sách dùng phương pháp hòa bình để cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh theo chủ nghĩa xã hội làm cho những tư sản trở thành những người lao động dưới chế độ mới. Khi xóa bỏ lực lượng tư sản tư doanh, một mặt đã xóa bỏ một tầng lớp bóc lột xã hội, song mặt khác đã tước đi một bộ phận khá năng động khỏi cơ cấu xã hội miền Bắc, loại bỏ một lực lượng có bản lĩnh trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trên bình diện khác, sự kiện xóa bỏ thành phần kinh tế tư bản tư doanh gắn liền trực tiếp với giải phóng trực tiếp đội ngũ công nhân, những người đang làm thuê trong các cơ sở tư nhân, quy tụ họ về vị trí mới, tăng sức chiến đấu cho giai cấp công nhân.

Từ một kết cấu xã hội hình thành trên cơ cở có nhiều thành phàn giai cấp gắn nhiều khu vực kinh tế, phát triển tự do, thành một xã hội có kết cấu xã hội với những giai cấp, tầng lớp tương đối thuần nhất, dựa trên một nền kinh tế có kế hoạch, có tổ chức, lấy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm nguyên tắc tổ chức xã hội.

Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc 1961 – 1975

Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1961 – 1964

Căn cứ vào mức thu nhập, cũng như căn cứ vào thực trạng xã hội lúc ấy có thể khẳng định rằng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong những 1960 – 1965 là một cộng đồng xã hội cố kết, trong đó cơ bản không có phân biệt và phân hóa giàu nghèo. Trong thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhân khẩu nông thôn, nông nghiệp cũng như lực lượng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu xã hội miền Bắc.Theo định hướng phát triển được định ra từ trước, công tác xây dựng và củng cố hợp tác xã nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu ở nông thôn. Trong cơ cấu xã hội nông thôn thời kì 1961 – 1964, số hộ và lực lượng lao động nông nghiệp tập thể vẫn ngày một đông, mặc dù phong trào tập thể hóa trong nông nghiệp ở thời kì này đã có những dấu hiệu phát triển không bình thường.

Cơ cấu giai cấp nông dân tập thể là bản chất và nội dung chính của cơ cấu giai cấp xã hội nông thôn miền Bắc từ 1960 đến 1975.Phong trào tập thể hóa trong thời gian này đã loại bỏ những nhân tố dẫn tới phân hóa xã hội nông thôn. Nhìn chung, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời kì này là hình ảnh của một xã hội được cấu thành bằng một đội ngũ lao động dàn hàng ngang cùng làm cùng hưởng, được tự quản điều hành, nhưng sự ra đời và hướng tiến của nó phải tuân theo trục đường được vạch ra từ trước và từ. Nhìn chung, kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam đến ngày miền Bắc chuyển hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc có nhiều thay đổi.

Nếu như công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, các lực lượng đã chiếm lĩnh được trận địa của mình thì từ đó cho đến đầu năm 1965, miền Bắc đã xây dựng xong những nhân tố cơ bản, đồng bộ về cơ cấu giai cấp. Có hai giai cấp chủ yếu cấu thành lực lượng của xã hội miền Bắc là giai cấp công nhân và nông dân tập thể, với hai khu vực kinh tế chủ chốt là kinh tế toàn dân và kịnh tế tập thể. Thuộc tính của xã hội miền Bắc trong thời gian này là xã hội lao động, không có bóc lột và là xã hội bình đẳng với hai giai cấp lao động đông đảo nhất là công nhân và nông dân tập thể.

Giữa lúc sắp kết thúc quá trình bố trí lực lượng thì đế quốc Mỹ tiến hành bước phiêu lưu quân sự, đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam và ném bom phá hoại miền Bắc, đẩy cuộc chiến tranh đi xa.

Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1965 – 1975

Từ diện mạo một xã hội với nhiều giai cấp, sang một xã hội mà ở đó có thể lấy ngành, nghề làm tiêu chuẩn phân định sự khác nhau giữa bộ phận này với bộ phận khác. Trước tình hình nguy cấp đó, miền Bắc đã chuyển hướng xây dưng và phát triển kinh tế, xã hội, làm tròn sứ mệnh lịch sử là hậu phương lớn của mình. Sự phát triển dân số, lực lượng lao động và sự phân bố, điều chỉnh lao động xã hội trong thời gian này phản ánh những nội dung căn bản của tiến trình phát triển kinh tế xã hội và thay đổi cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội có tác động trực tiếp tới thể chế chính trị của xã hội miền Bắc trong thời kì xây dựng và chiến đấu ác liệt.

Ở khu vực tiểu thủ công nghiệp, số lượng lao động tuy vẫn tiếp tục tăng về số lượng nhưng giảm tỉ lệ trong cơ cấu lực lượng lao động phi nông nghiệp. Sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ là kết quả của công cuộc xây dựng đất nước và con người mới Từ năm 1965 đến 1975, chỉ tính cán bộ tốt nghiệp đại học và trên đại học đã tăng gần 5 lần. Hòa vào bầu không khí biến đổi chung của toàn xã hội, lực lượng lao động phi nông nghiệp ở nhóm ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và tiểu thương có những thay đổi nhất định trong thời kì 1965 – 1975.

Cơ cấu của lực lượng này thuộc 10 nhóm ngành chính, trong đó gần 60% tổng nhân lực của toàn khu vực tập trung ở nhóm ngành vật liệu xây dựng và dệt –da –may –nhuộm. Cả ba bộ phận này đều có đóng góp tích cực nhất định và đã khắc phục được những hạn chế của nền kinh tế chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá và nó đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong đời sống hàng ngày của xã hội. Cơ cấu nông dân ở thởi kì này vẫn tồn tại hai bộ phận: xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân cá thể, trong đó bộ phận tham gia hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, nhiều nơi còn chiếm tuyệt đại đa số.

Theo xu thế đó, trong 10 năm này, những bộ phận, tầng lớp nằm ngoài khung cơ cấu của xã hội thuộc khu vực toàn dân hay tập thể , có xu hướng dần hội nhập vào thành phần chính thống.