MỤC LỤC
Rủi ro đối với đầu tư vào trái phiếu thể hiện trên hai khía cạnh đó là: Khi lãi suất thị trường tăng làm cho giá trái phiếu giảm điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức đầu tư vào trái phiếu và trong trường hợp thị trường thiếu tính thanh khoản thì việc chuyển đổi trái phiếu ra tiền mặt sẽ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, TPCP có mức độ rủi ro thấp nhất vì nguồn vốn thanh toán TPCP khi đến hạn được NSNN đảm bảo, trái phiếu chính quyền địa phương thì được đảm bảo bằng ngân sách của địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp nhà phát hành không có khả năng trả.
Tín phiếu kho bạc cũng là một yếu tố cấu thành khối lượng tiền trong quá trình lưu thông, nó được mua bán trên thị trường vốn còn TPKB thường có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do vậy tín thanh khoản của TPKB thấp hơn tín phiếu kho bạc, TPKB được giao dịch trên thị trường thứ cấp, trong quá trình này NHTW cũng tham gia với vai trò là chiết khấu ngắn hạn các công cụ nợ dài hạn, vì thế mà TPKB cũng là một công cụ nợ có tính thanh khoản khá cao. Thông qua việc nắm bắt được đặc điểm chung của trái phiếu và các đặc điểm riêng của từng loại trái phiếu nó giúp cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định khi tham gia đầu tư vào thị trường đầy hấp dẫn và rủi ro này.
TPCP chính quyền địa phương, trái phiếu do cơ quan Chính phủ phát hành có tính thanh khoản thấp hơn tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc. Có nhiều cách phân loại kỳ hạn trái phiếu khác nhau, trên thực tế người ta thường phân ra các loại kỳ hạn sau: Trái phiếu ngắn hạn (có kỳ hạn dưới một năm); trái phiếu trung hạn (có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm), trái phiếu dài hạn (có kỳ hạn từ 5 năm trở lên).
Đối với các loại trái phiếu do KBNN phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương nguồn vốn thanh toán được đảm bảo bằng vốn NSNN, còn đối với các loại trái phiếu do các cơ quan khác được Chính phủ cho phép phát hành nguồn vốn thanh toán được lấy trực tiếp từ nguồn thu của các chương trình, dự án đó mang lại, trong trường hợp nếu các cơ quan được Chính phủ cho phép phát hành không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ thì Chính phủ sẽ đứng ra trả nợ. Trái phiếu công trình trung ương là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ một năm trở lên do kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các dự án thuộc vốn đầu tư của ngân sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn trong năm. Phương án phát hành được Bộ tài chính thẩm định, mức phát hành, thời điểm phát hành, mệnh giá, kì hạn của trái phiếu do tổ chức phát hành kết hợp với Bộ tài chính thực hiện, Bộ trưởng Bộ tài chính quy định lãi suất trần của trái phiếu trên cơ sở thị trường tài chính và nhu cầu huy động vốn, trong trường hợp đấu thầu thì lãi suất được sử dụng theo lãi suất thắng thầu và không được vượt lãi suất trần.
Ngân sách Nhà nước thanh toán gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn, trường hợp ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu được bán cho Ngân hàng Nhà Nước để dự trữ ngoại hối thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bán lại cho Bộ tài chính để thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Hàng năm đề xuất nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ vào kỳ báo cáo kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp nhu cầu vốn của các công trình, dự án đã có trong danh mục làm căn cứ huy động trái phiếu Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trái phiếu kho bạc là công cụ huy động vốn cho NSNN và cả đầu tư phát triển, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, và thông qua đó sẽ thu hút được các nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu quốc gia, trong trường hợp NSNN không bị thâm hụt thì Bộ tài chính cũng phát hành trái phiếu kho bạc để thực hiện chính sách tiền tệ.
- Căn cứ Nghị quyết số 414/2003/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước. Đây là một chỉ tiêu kết quả quan trọng, nú phản ỏnh được kết quả một cỏch rừ ràng nhất, đú là những con đường, những công trình thủy lợi, số giường bệnh, số trường lớp…được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trước khi một công trình, một dự án được bắt đầu thì phải xác định được lượng vốn cần đầu tư cho công trình, dự án đó và cú một kế hoạch chi tiờu đầu tư rừ ràng cho từng năm.
Tuy nhiên do tính chất nguồn vốn là huy động từ nhân dân nên hầu hết các dự án đều có tốc độ giải ngân chậm, một phần đã ảnh hưởng tới khối lượng, một phần đã ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành công trình.
Tiếp đến là thời gian và khối lượng công trình hay hạng mục công trình đã được hoàn thành và có khả năng phát huy độc lập đưa vào sử dụng. Và lượng vốn được rút xuống cho các công trình là một con số xác định, việc có và sử dụng số vốn này đúng với các kế hoạch đưa ra thể hiện được tốc độ giải ngân. Tốc độ giải ngân nhanh hay chậm là phụ thuộc vào cơ chế, chính sách, cách thức làm việc của chủ đầu tư cũng như các cấp chính quyền nơi mà các dự án được thực hiện.
Nhờ có nguồn vốn huy động từ kênh phát hành này mà một số công trình (YaLy, Định Công.. ) đã có nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ của dự án, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, khai thác có hiệu quả, tạo ra nguồn thu ổn định đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, qua đó nâng cao uy tín, tạo đà thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo. Năm 2003, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức thành công đợt phát hành công trái XDTQ (công trái giáo dục đợt I), huy động vốn trong xã hội để thực hiện mục tiêu “ xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá” ở các tỉnh miền núi, tây nguyên và các tỉnh còn nhiều khó khăn. Theo đến ngày 2/5/2005 Bộ Tài chính (KBNN) tổ chức phát hành công trái giáo dục đợt II, công trái có kỳ hạn 5 năm, khối lượng huy động trên 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây nguyên và các tỉnh còn khó khăn tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá và kiên cố hoá trường lớp học.
Thành công của hai đợt phát hành công trái XDTQ là đã huy động được vượt mức kế hoạch vốn đã đề ra, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn để đầu tư cho các mục tiêu chưng trình quốc gia, đồng thời cũng là một bước tiến mới trong công tác phát hành TPCP, từng bước tạo điều kiện cho người dân làm quen với hình thức đầu tư trung hạn.
Căn cứ vào tiến độ đầu tư đã được xác định và tình hình thực hiện các dự án, các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh đăng ký nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm của từng dự án, gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, làm căn cứ huy động và bố trí vốn trái phiếu Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đối với dự án do các Bộ quản lý, căn cứ thông báo danh mục và vốn đầu tư của Bộ Tài chính và nhu cầu vốn thanh toán của các dự án, Kho bạc nhà nước lập kế hoạch thanh toán vốn hàng quý gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước, Kho bạc nhà nước chuyển vốn về Kho bạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản để thanh toán cho các dự án. Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm, Kho bạc nhà nước báo cáo Bộ Tài chính tình hình thanh toán các dự án thuộc vốn trái phiếu Chính phủ (chi tiết đến ngành, lĩnh vực và dự án) của các Bộ, ngành và các tỉnh; Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính tình hình thanh toán các dự án được phân cấp quản lý thanh toán; Kho bạc nhà nước tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính tình hình thanh toán các dự án do địa phương quản lý.
Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, các chủ đầu tư được giao quản lý, thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ có trách nhiệm tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra việc thực hiện tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình, tình hình sử dụng vốn, không được dùng nguồn vốn này để chi cho các nhiệm vụ, dự án.