Các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2015

MỤC LỤC

Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các doanh nghiệp dân doanh đã và đang trở thành trụ cột cuả nền kinh tế nước nhà, đưa chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đi vào cuộc sống. Như đã nêu ở trên, Các DNN&V chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, thương mại. Điều này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng giá trị đóng góp vào GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp trong GDP.

Các DNN&V có thể đóng góp vào việc phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cư khác nhau; từ thành thị, nông thôn đến các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Nhờ đó giảm bớt được khoảng cách phát triển giữa các khu vực khác nhau và tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùng khác nhau trên toàn quốc.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước

Các DNN&V được thành lập ở tất cả mọi nơi trên cả nước, kể cả vùng có điều kiện KT – XH khó khăn. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

DNN&V làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp lớn

Ở Phú Thọ, các DNN&V nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận vai trò là xí nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu, hỗ trợ các doanh nghiệp NN, các doanh nghiệp lớn sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất giấy, chế biến chè, hoá chất, vật liệu xây dựng; là mạng lưới phân phối hàng hoá, tiêu thụ nông sản, giúp đỡ người nông dân.

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DNN&V

Ưu, nhược điểm của DNN&V

    Các DNN&V có nguồn vốn ít, do đó vốn đầu tư vào tài sản cố định cũng ít, họ thường tận dụng lao động thay thế cho vốn, đặc biệt là các nước có lực lượng lao động lớn và giá nhân công thấp như nước ta, để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do quy mô vừa và nhỏ nên sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động và người lao động không lớn, người chủ doanh nghiệp luôn theo sát công việc của người lao động, do đó nếu có mâu thuẫn, xung đột cũng dễ dàng giải quyết để cân bằng giữa lợi ích của người lao động với lợi ích của người sử dụng lao động. Ngoài ra, thị trường còn đang bị ảnh hưởng bởi các hàng hoá nhập lậu, hàng giả như hàng tiêu dùng từ Trung Quốc, ..Khác với các DN lớn, DNN&V không thể đủ lực để hạ giá hàng nhằm cạnh tranh với với hàng hoá nhập lậu.

    Phần lớn các DNN&V của Việt Nam đều chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường; do đó, các doanh nghiệp này thường không chủ động trên thị trường.Các DNN&V thường chỉ đưa ra được những kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ đáp ứng nhu cầu tức thì trên thị trường tại một thời điểm nào đó, chưa mang tính ổn định và phát triển lâu dài. Nếu DN không đưa ra được một định hướng phát triển lâu dài thì khi thị trường xảy ra những biến cố, doanh nghiệp rất khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh và có thể dẫn tới nguy cơ phá sản, đổ vỡ.

    Các nhân tố tác động đến DNN&V

      Còn thách thức đó là cùng với quá trình hội nhập thì sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thuế quan và phí thuế quan sẽ giảm dần, trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNN&V nói riêng trên thị trường quốc tế còn rất hạn chế. Một giải pháp là phải phát triển các DNN&V thông qua tự do hóa việc thành lập doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi.Chính điều này đã tạo ra nguồn vốn đối ứng trong nước khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử giữa DNNN và DNNQD trong cả văn bản luật và các chính sách của Nhà nước, mặc dù quan điểm của Đảng và Nhà nước là đảm bảo sự phát triển bình đẳng, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế.

      Chính sách của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở những phương hướng, chưa có chính sách, chương trình thật cụ thể cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài nhiều khi không có lợi cho doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam. DNN&V lại thường gặp khó khăn trong việc thế chấp tài sản, năng lực lập dự án để vay vốn… do vậy, đa số các DNN&V thường phải huy động vốn trong khu vực tài chính phi chính thức với lãi suất cao, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

      QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DNN&V Ở VIỆT NAM

      Sự phát triển về số lượng các DNN&V ở Việt Nam

      Như vậy, sau 8 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây. Đáng chú ý hơn là trong số các doanh nghiệp đăng ký mới thì chủ yếu là các DNN&V( chiếm khoảng trên 90%).

      Bảng 1. 3 : Số lượng doanh nghiệp ĐKKD giai đoạn 2000 – 2007.
      Bảng 1. 3 : Số lượng doanh nghiệp ĐKKD giai đoạn 2000 – 2007.

      Sự phát triển của DNN&V phân theo nguồn vốn, lao động và ngành nghề kinh doanh

      Dựa vào tiêu chí về quy mô lao động, chúng ta cũng thấy một bức tranh tương tự về DNN&V. Điều này chỉ ra rằng trong khi Việt Nam đã rất thành công trong việc gia tăng số lượng các DNN&V thì vẫn còn hạn chế về quy mô của các doanh nghiệp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, theo quy mô lao động ( tính tới thời điểm cuối năm).

      6 dưới đây thống kê DNN&V theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2000-2006 cho thấy không có quá nhiều thay đổi về ngành nghề kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp, phân loại theo ngành nghề kinh doanh ( tính tới thời điểm cuối năm).

      Bảng 1. 4  : Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2006.
      Bảng 1. 4 : Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2006.

      KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở MỘT SỐ TỈNH

      Chính sách phát triển DNN&V ở tỉnh Đồng Nai

      - Chính sách đầu tư: Đồng Nai đã thực hiện khá tốt các biện pháp khuyến khích đầu tư, như giảm thuế, cho vay tín dụng, đơn giản hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian đăng ký xuống còn 3 - 5 ngày (trong luật định là 15 ngày). Tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tăng cường phối hợp trong việc giúp đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp, như việc xây dựng phương án đầu tư, tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp (một năm ít nhất 2 lần), ban hành quy chế và tiêu chuẩn khen thưởng cho doanh nghiệp. - Chính sách đất đai: Tỉnh đã thực hiện công tác quy hoạch tổng thể về các DNN&V và có nhiều biện pháp cụ thể hỗ trợ DNN&V về đất đai, mặt bằng sản xuất, hình thành 4 loại KCN và các CCN tập trung với các chính sách khác nhau để vừa tăng cường thu hút đầu tư, tạo cơ hội cho các DN có điều kiện đầu tư phát triển.

      Thí dụ, trong hai năm 2005 và 2006, tỉnh đã xét giảm thuế GTGT và miễn thuế thu nhập cho trên 135 doanh nghiệp, thực hiện giảm 50% thuế suất GTGT cho hoạt động xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng để bán hoặc cho thuê, giảm trừ từ 10% xuống còn 5% thuế GTGT cho nhiều mặt hàng và dịch vụ, thực hiện ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đồng thời thực hiện chính sách miễn giảm thuế TNDN cho những doanh nghiệp mới đầu tư theo quy định hiện hành…. - Chính sách vốn, tín dụng: Giảm bớt các thủ tục phiền hà không cần thiết để tạo điều kiện cho DNN&V tiếp cận với Ngân hàng, thành lập Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh để cho vay trung và dài hạn cho một số dự án đầu tư.

      Chính sách phát triển DNN&V của tỉnh Bình Dương

      Thực hiện chủ trương ''đổi đất lấy kết cấu hạ tầng'', vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả. Đối với các DN ở tỉnh khác đến thuê đất, hoặc đổi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng thi tỉnh khuyến khích, không phân biệt đối xử. - Hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ theo hướng khuyến khích các DNN&V chú trọng đổi mới công nghệ thông qua các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện và tài trợ một phần vốn để các DNN&V đủ điều kiện triển khai chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; phổ biến và hỗ trợ thông tin, đặc biệt là hình thành các đầu mối cung cấp thông tin ổn định, phát huy vai trò của các hiệp hội, chi hội nghề nghiệp….

      Ngoài ra, tỉnh Bình Dương còn rất quan tâm tới các chính sách: Thương mại, tài chính tín dụng, hỗ trợ đào tạo nguồn lực với các biện pháp khá cụ thể để phát triển DNN&V.

      THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008

      • Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý
        • Tình hình KT – XH của tỉnh