MỤC LỤC
Như vậy, hình thức huy động vốn góp ban đầu của công ty cổ phần là phát hành cổ phiếu dựa trên số vốn điều lệ tại thời điểm công ty tiến hành đăng ký kinh doanh lần đầu tiên, phần lớn lượng cổ phiếu chào bán được mua bởi các cổ đông sáng lập (những người cùng nhau ký hợp đồng sáng lập công ty cổ phần), các nhà đầu tư bên ngoài thường ít mua những cổ phiếu này vì họ chưa có sự tin tưởng vào một công ty mới thành lập. Để hình thành được chính sách phân phối cổ tức, công ty cổ phần phải cân nhắc rất kỹ càng vì nó liên quan đến những vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu công ty không giải quyết tốt thì không những không huy động được nguồn lợi nhuận giữ lại mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động huy động vốn khác của công ty, đặc biệt là huy động bằng phát hành cổ phiếu thường mới. Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó: Một cổ phiếu của một công ty cổ phần được đánh giá xếp thứ hạng cao trên thị trường, có tính ổn định về thị giá, đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó tốt thì công ty cổ phần phát hành cổ phiếu đó không phải thay đổi thường xuyên chính sách phân phối cổ tức của mình, vì độ rủi ro của cổ phiếu đó thấp hơn các cổ phiếu khác và các nhà đầu tư dễ dàng chấp nhận bất kỳ chính sách phân phối cổ tức nào của công ty.
Cổ phiếu thường có thể lôi cuốn hấp dẫn một số nhóm người đầu tư nhất định, bởi lẽ cổ phiếu thường hứa hẹn mang lại lợi tức cao hơn cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, mặt khác cổ phiếu thường tạo cho nhà đầu tư một rào chắn tốt hơn so với đầu tư vào trái phiếu để chống đỡ với lạm phát không dự kiến được, bởi lẽ cổ phiếu thường đại diện cho quyền sở hữu trong công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường cũng có nghĩa là đầu tư vào một tài sản thực trong công ty.
Ngân hàng là một trung gian tài chính luôn gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp từ việc lập tài khoản để thực hiện thanh toán hộ doanh nghiệp, đến tư vấn tài chính, giúp doanh nghiệp phát hành chứng khoán…nhưng quan trọng nhất là ngân hàng là nhà tài trợ lớn cho doanh nghiệp và hình thành phương thức huy động vốn từ ngân hàng của các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Doanh nghiệp chỉ phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi khi mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định, việc phát hành này có thể khai thác được tính ưu việt của loại trái phiếu này, vì trong thời kỳ lạm phát lãi suất thực bị giao động, các nhà đầu tư mong muốn hưởng một lãi suất thỏa đáng khi so sánh với tình hình thị trường và trái phiếu có lãi suất thả nổi sẽ đáp ứng được nhu cầu đó của các nhà đầu tư. Một là, lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định, nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong kinh doanh, có khả năng thu lợi nhuận cao thì việc phát hành trái phiếu để huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cao (vì doanh nghiệp sử dụng đòn bảy tài chính) và chủ doanh nghiệp không phải phân chia quyền phân phối lợi nhuận cho các trái chủ.
Thứ hai, việc tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu có thể dẫn tới hệ số nợ của doanh nghiệp ở mức cao, mặc dù điều đó có thể đưa lại cho doanh nghiệp đạt mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cao, nhưng đồng thời cũng làm tăng độ rủi ro đe dọa sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp giá trị doanh nghiệp, làm giảm giá cổ phiếu của công ty.
Nếu lãi suất trên thị trường thấp và doanh nghiệp thấy rằng suất sinh lời của dự án đầu tư đáp ứng được việc chi trả lãi vay, thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức huy động nợ vì theo các nhà tài chính chi phí của sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Khả năng tài chính của công ty: Là việc công ty có thể huy động từ lợi nhuận để lại chiếm bao nhiêu nhu cầu cần huy huy động cho đầu tư và cần huy động từ bên ngoài bao nhiêu, từ đó công ty sẽ đưa ra kế hoạch phát hành bao nhiêu chứng khoán hay vay ngân hàng bao nhiêu…. Các chỉ tiêu tài chính cũng là vấn đề mà công ty phải quan tâm trong đó quan trọng nhất là các tỷ suất thanh toán, nếu các tỷ suất thanh toán của công ty ở mức cao hơn so với mức bình quân trong ngành thì việc huy động nợ là khá dễ dàng vì ngân hàng thương mại hay các nhà đầu tư trái phiếu của công ty sẽ yên tâm.
Tình hình phát triển của công ty trong tương lai: Nếu các nhà quản trị công ty nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai có chiều hướng sáng sủa thì công ty sẽ sử dụng phương thức huy động nợ vay vì nợ vay sẽ làm EPS hôm nay cao hơn và sẽ đưa công ty vào quỹ đạo phát triển nhanh chóng.
Công ty cổ phần phải đặt quyết định huy động vốn của mình trong mối quan hệ tổng hợp của cả các nhân tố chủ quan và khách quan để có sự lựa chọn phương thức huy động phù hợp nhất. Mặc dù có các phản ứng tiêu cực của thị trường như vậy, ban lãnh đạo của Deere vẫn tin tưởng mạnh mẽ vào tác dụng dài hạn của chiến lược do mình đặt ra, nên họ vẫn phát hành cổ phiếu mới, sử dụng chúng để giảm các khoản nợ. Do đó, Deere lại có thể vay được khoản tiền cần thiết và có đủ tính linh hoạt tài chính cần thiết trở lại để tiếp tục việc mở rộng sản xuất, trong khi các đối thủ chính của công ty vẫn sa lầy trong cơn khủng hoảng.
Như vậy công ty Deere&Company đã sử dụng linh hoạt các phương thức huy động vốn làm vũ khí cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường và là kinh nghiệm cho các công ty trong việc huy động vốn.
Công ty là một trong những doanh nghiệp nhà nước của Tổng cục Bưu điện chuyển thành công ty cổ phần sớm nhất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu cổ phần hóa và đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đợt 1 năm 2000. Theo quyết định số 950/QĐ-TCBĐ, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo qui định của pháp luật, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Cũng theo quyết định này, tại thời điểm chuyển đổi thành công ty cổ phần, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội có số vốn điều lệ là 12 tỷ đồng trong đó tỷ lệ vốn Nhà nước (Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) 30% vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp 27% vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp là 43% vốn điều lệ.
Ban giám đốc gồm Tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là cơ quan tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo mục tiêu, chiến lược và kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đã thông qua. Các chỉ tiêu ( trừ chỉ tiêu tỷ số nợ) đều tăng lên theo các năm thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó tăng cao là tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn chủ sở hữu càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua là có hiệu quả. Doanh thu liên tục tăng là kết quả không chỉ của việc cung cấp các dịch vụ xây lắp với chất lượng ngày càng cao mà còn là của hoạt động Marketing mở rộng thị trường và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, chính kết quả đáng ghi nhận trên mà Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội đã giữ vững được vị trí của mình trên thị trường và là một trong những nhà cung cấp dịch vụ xây lắp bưu chính viễn thông hàng đầu của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường cũng đều cần có vốn và Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội cũng không nằm ngoài qui luật đó. Những khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua đã phần nào vẽ lên bức tranh về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội. Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào tại Việt Nam và trên thế giới, nguồn vốn của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội được chia làm hai bộ phận là Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn, đây vừa là điều kiện để công ty tăng trưởng nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.