Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng hộ nông dân của Ngân hàng chính sách xã hội tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

MỤC LỤC

TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN

Vai trò của TDNH đối với kinh tế hộ nông dân a. Đặc trưng của TDNH

Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra của hộ phải được trao đổi với các khu vực khác phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành Nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp và dịch vụ - TDNH góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cho sản xuất nông hộ có điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển giao công nghệ cho sản xuất, đồng thời đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Thông qua việc khuyến khích các tổ chức TD mở rộng mạng lưới ở vùng Nông thôn, quy định mức lãi suất hợp lý cho vay hộ nông dân, giao cho các NHTM mà chủ yếu là NHNo thực hiện các chương trình đầu tư chỉ định…Nhà Nước thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất trong Nông nghiệp, định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở những vùng kinh tế trọng điểm, mở mang các ngành nghề thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả cho bản thân hộ nông dân và nền kinh tế.

Hình thức và các loại cho vay của TDNH đến hộ nông dân 1. Các loại cho vay đến hộ nông dân

Phát triển các hình thức đầu tư của Ngân hàng như: cho vay qua tổ nhóm liên đới chịu trách nhiệm của hộ nông dân, uỷ thác đầu tư cho vay ngắn hạn, TD làm hàng xuất khẩu, đầu tư theo dự án …tạo điều kiện cho các hộ nông dân tăng cường các quan hệ hợp tác với nhau và mở rộng quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các nhà tài trợ trong và ngoài nước. - Khách hàng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao dịch vay vốn; quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng vốn có hiệu quả.Tạo không khí đoàn kết, tương trợ trong sản xuất nông nghiệp trong thôn/ấp; Cải thiện dần phong cách kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá mở rộng.

Sơ đồ 1.5: Mô hình quan hệ tín dụng theo tổ hợp tác vay vốn
Sơ đồ 1.5: Mô hình quan hệ tín dụng theo tổ hợp tác vay vốn

KINH NGHIỆM CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Một số kinh nghiệm cho vay hộ nông dân ở các nước 1 Ở Bangladesh

Bằng các dịch vụ tiết kiệm TD linh hoạt, Ngân hàng Grameen đã rất thành công trong việc tiếp cận được tầng lớp nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nông thôn không có tài sản) đạt tỷ lệ thu hồi nợ gần 100 % và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng. Ngoài ra BAAC còn được hưởng các khoản cho vay ưu đãi đặc biệt do Chính phủ ký hiệp định với nước ngoài, do các tổ chức Ngân hàng, tài chính quốc tế như WB (World Bank), ADB (Asian Development Bank), OECF (Ovesea Economic Corporation Fund) cấp vốn lãi suất thấp.

Hiện trạng hoạt động tín dụng nông thôn chính thức ở Việt Nam

- Về gởi tiền tiết kiệm của người vay: Trong khi BPM Malayxia không đặt ra yêu cầu này thi Grameen Bank xem đây như là điều kiện bắt buộc để Ngân hàng xét cho vay. Tuy đạt một số kết quả khả quan với những chương trình cho phụ nữ vay (phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ) với tỷ lệ trả nợ đến 98,3 % , các Ngân hàng cổ phần còn hạn chế về phạm vi phục vụ hộ nghèo ở nông thôn.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đối với Ngân hàng

Đối với hộ

- Chi phí trung gian ( IC ): Khoản chi phí này thường bao gồm chi phí vật liệu, chi phí lao động, dịch vụ mà hộ nông dân bỏ tiền ra mua phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí vật chất dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. - Lợi nhuận ( VA= GO-IC ): Phản ánh kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một động sản xuất kinh doanh nào đó.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Vị trí địa lý

Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng 40 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách cụm cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km. Thành phố nằm dọc bờ biển ở phía Đông với chiều dài 12 km, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố và hệ thống sông suối ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Địa hình

Đồng Hới là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình (tháng 8/2004), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, an ninh quốc phòng của tỉnh. Thành phố nằm trên quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh, đường vận tải biển và hiện đang xây dựng cảng hàng không Đồng Hới.

Khí hậu-thủy văn 1. Khí hậu

Vào các tháng 5, 6, 7 lượng bóc hơi đạt giá trị cao nhất so với cả năm dẫn đến cây trồng thiếu nước trầm trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển, sông hồ nhiễm mặn..chỉ vào cuối mùa khô khi bắt đầu có mưa, độ ẩm không khí tăng, lượng bốc hơi nước mới giảm xuống. Đồng Hới có tài nguyên nước mặt khá phong phú nhờ hệ thống sông hồ khá dày đặc, bao gồm: hệ thống sông Nhật Lệ (nơi hội tụ của hai con sông Đại Giang và Kiến Giang) là con sông lớn với chiều rộng 800 m tuy lượng nước sông lớn nhưng không sử dụng được cho mục đích phục vụ nông nghiệp và sinh.

TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI 1. Tình hình dân số và lao động

Tình hình đất đai của thành phố 1. Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 15.554 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 3.638,08 ha chiếm 23,39% diện tích đất tự nhiên và liên tục tăng qua 3 năm do thành phố đã chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp. Nguyên do là thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố ngày càng phát triển mở rộng, thêm vào đó thành phố cũng đã chuyển những diện tích có năng suất thấp sang NTTS, vùng đất trồng sắn ở xã Lộc Ninh đã được chuyển mục đích để xây dựng sân bay nên diện tích đất canh tác dần dần bị thu hẹp.

Tình hình kinh tế của thành phố

Mặc dù bị ảnh hưởng của biến động giá vật tư, nguyên liệu nhưng hầu hết các ngành sản xuất, sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nhiều cơ sở sản xuất đã quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, đưa các dây chuyền mới vào sản xuất, mở rộng thị trường, nên kết quả sản xuất kinh doanh đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện chủ trương cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu và một số cơ sở sản xuất mới thành lập đã đi vào hoạt động có hiệu quả, đã làm tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh do thành phố quản lý.

Loại vật nuôi Số lượng

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN CỦA THÀNH PHỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

    Đến nay toàn thành phố đã có 35km kênh mương nội đồng được bê tông hóa, trong đó tỉnh đầu tư và quản lý 12,5 km nên công tác tưới tiêu khá chủ động, góp phần quan trọng trong công việc tưới tiêu cho 100% diện tích gieo trồng trên địa bàn đẩy nhanh tăng năng suất cây trồng. Đồng Hới nằm xa các trung tâm lớn nên có nhiều hạn chế trong việc trao đổi hàng hóa, cước vận chuyển vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra cao, làm giảm khả năng cạnh tranh và lợi nhuận, ngoài ra còn làm cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp khó khăn.

    SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH QUẢNG BÌNH

      Bên cạnh cơ chế chính sách thì chiến lược khách hàng của chi nhánh đã xác định rỏ ràng NHNo&PTNT là NH của nông dân, lấy thị trường nông thôn và phục vụ nông nghiệp, nông dân là thị trường chủ yếu và truyền thống, với mạng lưới rộng khắp chi nhánh luôn quan tâm đến các phương thức chuyển tải vốn đến hộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hộ sản xuất tiếp cận được vốn vay nhanh gọn, kịp thời như: cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, cho vay thông qua tổ liên doanh (tổ vay vốn ), cho vay tín chấp thông qua các tổ chức đoàn thể (Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân …). Điều bất cập đáng nói ở đây là khi cho cán bộ công nhân viên vay thi hình thức trả nợ là thu nhập từ lương nhưng có một số cán bộ công nhân viên bị thuyên chuyển công tác sang đơn vị khác địa bàn hoặc thôi việc, nghỉ việc dẫn đến họ không trả được nợ mà cán bộ TD thì lại không thể quản lý thúc ép hoặc áp dụng các chế tài cưỡng bức nào được.

      THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN CỦA NHNo&PTNT QUẢNG BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

        Mặc dù yêu cầu không được đề cập chính thức trong bất cứ quy định nào của ngân hàng nông nghiệp, các cán bộ tín dụng tại cấp địa phương sẽ sử dụng những tài sản này trong trường hợp người vay không thể trả nợ và để giảm cơ hội từ chối hoàn trả. Lãi suất ngân hàng do thống đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam dựa trên vào một số hoạt động ngân hàng có uy tín như: Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển…mà đưa ra mức lãi suất trần hợp lý, Nhà nước đưa ra biên độ dao động đối với từng tổ chức tín dụng và tuỳ thuộc vào từng loại cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).

        Bảng 6: Phân loại dư nợ hộ nông dân theo thời hạn của ngân  hàng nông nghiệp Quảng Bình ở khu vực Đồng Hới đến 30/12/2005                                                                          ĐVT:Triệu đồng
        Bảng 6: Phân loại dư nợ hộ nông dân theo thời hạn của ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình ở khu vực Đồng Hới đến 30/12/2005 ĐVT:Triệu đồng

        Đối tượng

        Hoạt động cho vay hộ nông dân thành phố Đồng Hới qua 3 năm 2003-2005

        Nhưng đến khi có quyết định 67/QĐ-TTg và hai nghị quyết liên tịch 2308, 02 mức cho vay đến 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản, với chủ trương là 100% hộ sản xuất có như cầu vay vốn được vay vốn ngân hàng nông nghiệp thì vốn của ngân hàng nông nghiệp đã đến với nông dân thuận lợi và kịp thời, đáp ứng nhu cầu vốn để người dân mạnh dạn phát triển sản xuất, mở mang thêm ngành nghề, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện, hạn chế được các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động xoá đói giảm nghèo của thành phố cũng như của tỉnh. Qua điều tra thực tế được biết, một số hộ vay vốn trung hạn ở năm 2005 do hạn chế về khả năng sản xuất, lại gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh do dịch bệnh trong chăn nuôi và nuôi thuỷ sản, ảnh hưởng của cơn bão số 7 và số 8, từ đó không dám vay vốn tiếp hoặc ngân hàng không cho vay để họ mở rộng sản xuất năm 2005.

        Tình hình cho vay vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình đến các hộ điều tra ở xã Đức Ninh và Nghĩa Ninh

        Tóm lại, các hộ nông dân ở thành phố Đồng Hới đều có xu hướng vay trung hạn, chứng tỏ bà con xây dựng được cho mình những phương hướng sản xuất kinh doanh mang tính lâu dài và hiệu quả hơn góp phần vào nâng cao thu nhập va thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội toàn thành phố. Mặc dù lực lượng này ở thành phố Đồng Hới chiếm tỷ trọng 24,17% nhưng với một thành phố vừa mới được công nhận đô thị loại 3 ( tháng 10 năm 2003) và thành phố trực thuộc tỉnh ( tháng 8 năm 2004) đang trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì càng không được xem nhẹ lực lượng này.

        Chỉ tiêu Bình quân chung

        Tuy nhiên đất có giới hạn về mặt diện tích nhưng khả năng của nó thì vô tận nếu chúng ta khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Để nâng cao hơn nữa đời sống dân cư, các cấp chính quyền nên khuyến khích các nông hộ cải tạo vườn tạp và đưa một số mô hình đã đạt kết quả để các hộ áp dụng, đồng thời giới thiệu các loại cây phù hợp cho giá trị kinh tế cao.

        Chỉ tiêu Xã Đức Ninh Xã Nghĩa Ninh

        Kết quả sử dụng vốn

        Ngoài việc đầu tư vốn cho hai lĩnh vực này thì hiện nay bà con nông dân đã biết vay vốn để phát triển thêm ngành nghề dịch vụ nhằm góp phần nâng cao thu nhập gia đình và một phần thay đổi bộ mặt của các xã. Tuy nhiên đây cũng đã thể hiện sự cố gắng của bà con trong việc tiếp cận với NH nhằn khai thác nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất bước đầu nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ sản xuất cho mỗi hộ gia đình.