MỤC LỤC
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính: ”Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận có tuân thủ pháp luật có liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” (1,4) Bên cạnh mục tiêu kiểm toán chung, tuỳ thuộc vào chu trình kiểm toán cụ thể mà các mục tiêu được cụ thể hoá cho phù hợp. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh có hướng dẫn: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”(02,44).
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KẾ TOÁN
Về dịch vụ kế toán, Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kế toán như xây dựng hệ thống kế toán, kiểm soát sự hoạt động của bộ máy kế toán theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế, lập dự toán ngân sách, kiểm soát chi phí, cung cấp các phần mềm kế toán có hiệu quả cho từng loại hình doanh nghiệp, trợ giúp cho doanh nghiệp chuyển đổi BCTC theo quy định của Việt Nam sang hình thức phù hợp với yêu cầu và quản lý của đối tác nước ngoài. Về dịch vụ tư vấn thuế, AACC cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước bao gồm hoạt động xác định và tổng hợp báo cáo thuế, lập và soát xét các báo cáo thuế cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền, tư vấn cho khách hàng nhằm có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo ngoài Công ty cũng thường xuyên được thực hiện: Tham gia các khoá học ACCA (3 năm): tại Việt Nam và Singapore, tham gia khoá học đào tạo và thi tuyển CPA Việt Nam và các khoá học về kinh tế tài chính, chứng khoán…có liên quan tới hoạt động thiết thực của Công ty.
Thủ tục kiểm soát trong kiểm toán khoản mục doanh thu được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV bao gồm: Thực hiện kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu; kiểm tra xem doanh thu có được ghi nhận chính xác hay không; kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của khoản mục doanh thu;. Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn này bao gồm các bước công việc sau: kiểm tra xuôi và ngược việc ghi nhận doanh thu; phân tích tổng hợp doanh thu và chi phí liên quan; so sánh doanh thu và các khoản giảm trừ năm nay so với năm trước. Ba là, Phân tích doanh thu và các khoản giảm trừ: đối với Công ty A các khoản giảm trừ chủ yếu là do hàng bán bị trả lại do hàng hoá chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng và doanh nghiệp không có chính sách chiết khấu hay giảm giá cho khách hàng.
Nội dung: So sánh doanh thu và các khoản giảm trừ năm nay so với năm trước Mục tiêu: Phân tích sự tăng giảm doanh thu năm nay và năm trước,tìm nguyên nhân Thực hiện: So sánh doanh thu các tháng và tổng doanh thu năm nay với năm trước. Việc đối chiếu doanh thu trên tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT) và sổ kế toán đã giúp KTV phát hiện ra Công ty A đã không ghi một khoản doanh thu nội bộ vào tháng 3 có giá trị là 12,865,000 đồng, khoản doanh thu này có được là do việc sử dụng cho Bộ phận Cán tiêu dùng nội bộ.
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ KTV có vai trò quan trọng bởi sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán AACC phải lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán có trình độ và năng lực nhằm đưa chất lượng cuộc kiểm toán đạt cao nhất. Hiện nay, đối với nhiều Công ty kiểm toán việc đưa ra ý kiến về BCTC là hoàn tất nhiệm vụ nhưng các khách hàng kiểm toán luôn muốn thông qua kiểm toán có thể biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc tìm hiểu quy trình thực hiện kiểm toán doanh thu tại Công ty AACC cho thấy việc thực hiện kiểm toán là một công việc tương đối phức tạp và phải có kế hoạch chi tiết cụ thể thì mới đạt được chất lượng kiểm toán tối ưu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu hiện nay chúng ta đang nhằm hướng tới thể hiện thông qua việc Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA (Asian Free Trade Area) và đang đến bước cuối của công cuộc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới – WTO (World Trade Organization). Đặc biệt, thông qua thực tiễn kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC được thực hiện tại AACC một số hoạt động chưa thực sự là có hiệu quả như việc đánh giá rủi ro kiểm toán hay việc chọn mẫu chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Sau mỗi cuộc kiểm toán, KTV tự rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp bởi những thiếu sót được nhìn nhận từ thực tế càng cho thấy rừ hơn việc hoàn thiện cụng tỏc kiểm toỏn tại cỏc công ty là cần thiết.
Các hoạt động này tạo ra cơ chế thông thoáng giúp cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường bởi đây chính là các khách hàng quan trọng của thị trường kiểm toán đang lớn mạnh tại Việt Nam. Bên cạnh đó thị trường trong nước cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ kiểm toán được nâng cao, nhu cầu kiểm toán của các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và các doanh nghiệp đang có nhu cầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Kiểm toán doanh thu cần phải được hoàn thiện trong kiểm toán BCTC để trở một chương trình kiểm toán đầy đủ nhằm giúp KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến chính xác về việc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC của khách hàng.
Tuỳ thuộc vào quy mô khách hàng mà các công ty có thể xây dựng định mức rủi ro cho phù hợp nhưng cần tập trung vào một số khách hàng phức tạp bởi việc trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với người sử dụng thông tin tài chính có liên quan. Đối với AACC hiện nay, việc đánh giá rủi ro kiểm toán có thể được thực hiện thông qua một số tiêu chí như: Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán của khách hàng đó, tính liêm chính của BGĐ công ty khách hàng và một tiêu chí quan trọng đó là chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang tích cực tham gia hội nhập về kế toán, kiểm toán với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới có thể trở thành hiện thực trong năm 2006 thì chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố hàng đầu.
Bên cạnh vai trò đào tạo và thi tuyển KTV, VAA luôn cập nhật thông tin kế toán của các hiệp hội kế toán, kiểm toán khu vực và trên toàn thế giới nhằm cập nhật thông tin kịp thời cho thị trường kế toán, kiểm toán trong nước. Tuy nhiên, theo Ông Allen Blewit - Tổng giám đốc điều hành của Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (ACCA) thì:” Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ và có quy mô nhỏ bé so với các nước phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia”. Hai bên cam kết hợp tác trên các mặt như chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp, hợp tác trong quản lý, phát triển đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên môn, tổ chức cấp chứng chỉ và cập nhật kiến thức cho hội viên của hai Hội.