Đổi mới công nghệ trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường ở Việt Nam và Trung Quốc

MỤC LỤC

ĐƯỜNG LỐI VÀ CHÍNH SÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Tuy nhiên do trang bị kĩ thuật của ta còn lạc hậu nên ta không xuất khẩu được các mặt hàng kỹ thuật cao, giá hàng của ta cũng thường cao hơn nên bị cạnh tranh mạnh. Vì vậy Đảng và Nhà nước đang tiếp tục có những chính sách hợp lý hơn đổi mới công nghệ, tăng cường hiệu quả sản xuất để hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh hơn nữa. Mặt khác cũng giống như Trung Quốc chúng ta cũng đã tiến hành cải cách tiền tệ, tăng giá trị của đồng tiền Việt Nam, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội, tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở Châu á, Châu Phi, Trung Đông và Mĩ Latinh… đồng thời xoá bỏ bớt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tăng cường hợp tác tham gia vào kinh tế khu vực và hợp tác mậu dịch toàn cầu và đặc biệt cố gắng nhanh chóng ra nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO và các tổ chức khu vực hoá toàn cầu….

Từ sự thay đổi về quan niệm tư tưởng đến thực tiễn cụ thể ra sức thu hút đầu từ nước ngoài và từng bước mở rộng cửa đối ngoại. Hai nước từ chỗ gạt bỏ hoàn toàn Chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội “thuần tuý”, đến chỗ tiếp nhận thành quả tiên tiến của chủ nghĩa tư bản, lợi dụng chủ nghĩa tư bản. Lý luận về giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và lí luận về giai đoạn đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có nhiều điểm chung, là đã nhận thức được trên cơ sở hiện thực không thể thực hiện được cái gọi là chủ nghĩa xã hội “thuần tuý”, mà cần kết hợp với thực tế, tìm tòi con đường xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản cùng với hiện tượng bóc lột, có thể vẫn còn tồn tại trong một phạm vi nhất định, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn chiếm ưu thế, mục đích cuối cùng là phải trên cơ sở của phát triển sản xuất, xoá bỏ áp bức, bóc lột.

Hai nước trong cải cách đã thực hành chính sách mở cửa đối ngoại đúng đắn, đồng thời trong quá trình hướng ra thế giới cũng đã làm cho thế giới bên ngoài hiểu biết mình nhiều hơn. Về hướng nội hai nước đã thực hiện chính sách thu hút, lợi dụng tiền vốn của nước ngoài, mở cửa vùng duyên hải, ven biển, biên giới, đến cả những thành phố ở trong nội địa, xây dựng các đặc khu kinh tế hoặc khu gia công xuất khẩu. Đặc khu kinh tế của Trung Quốc được xây dựng tương đối sớm, thành tích nổi bật.

Việt Nam thành lập khu gia công xuất khẩu vào cuối những năm 80, phát triển nhanh chóng, cũng khiến cho người ta quan tâm, chú ý đến. Về hướng ngoại, hai nước tích cực tham gia hợp tác kinh tế với thế giới, phát triển kinh tế thuộc loại hình hướng ra bên ngoài và quan hệ kinh tế buôn bán, tích cực tham gia vào các công việc quốc tế… Trung Quốc đang khôi phục lại địa vị nước kí hiệp định GATT, Việt Nam ra nhập vào ASEAN. Là hai nước tỷ lệ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tương đối cao, trong thế kỉ tới - “thế kỉ Châu á - Thái Bình Dương”, Trung Quốc và Việt Nam sẽ có thể có ảnh hưởng to lớn hơn nữa.

THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRONG CẢI CÁCH ĐỔI MỚI

Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng trên 400kg, hàng năm xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo. Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển đổi từ quốc doanh, hợp tác xã sang đa thành phần, nhưng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh vẫn được tăng cường. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, vượt qua được cơn chấn động kinh tế – chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những chấn động ở Liên Xô và Đông Âu gây ra, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; không để bị cuấn sâu vào khủng hoảng tài chính – kinh tế ở một số nước Châu á mặc dù hậu quả của nó đối với nước ta cũng rất nặng nề; tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường.

Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với các năm trước, từng bước có được địa vị kinh tế – chính trị trên trường quốc tế.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG ĐỔI MỚI - CẢI CÁCH

Ở Trung Quốc: Mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn trong cải cách – mở cửa nhưng trong quá trình đó bên cạnh những đúng đắn vẫn còn những sai

Nhiều chuyên gia cho rằng đó là những vấn đề của sự phát triển, mà mọi quốc gia đều vấp phải, tác hại nặng hay nhẹ của chúng tuỳ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý vĩ mô của bộ máy nhà nước. Việt Nam chúng ta đang ổn định, chưa thể gọi là “nóng”, nhưng từ kinh nghiệm trên của Trung Quốc chúng ta cũng không thể không đề phòng căn bệnh này. Chưa định nghĩa rừ ràng về chủ nghĩa xó hội, phõn biệt chủ nghĩa xó hội kiểu cũ với chủ nghĩa xã hội đang thực hiện còn gây nhiều tranh cãi.

Do đó cần phải tăng tính triệt để, nhất quán của Ban lãnh đạo trong công cuộc cải cách, các dự kiến được coi là “đột phá”, “sáng tạo” phải được thực hiện chứ không chỉ dừng lại ở văn bản và nghị quyết, đồng thời khi đã thực hiện phải tiến hành đến cùng, không thực hiện nửa vời, làm xuất hiện nhiều kẽ hở, gây trì trệ. Trong quá trình thực hiện phải nhất quán lựa chọn hướng ưu tiên phát triển, không nên thường xuyên thay đổi dẫn đến không tập trung trong đầu tư phát triển. Đồng thời trong quá trình đó tận dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện, thời cơ thuận lợi, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và nguồn lao động phong phú để thúc đẩy nhanh quá trình cải cách; tăng cường huy động các nguồn vốn vì công cuộc xây dựng kinh tế đòi hỏi những khoản vốn rất khổng lồ, đảm bảo sự vững chắc, ổn định trong từng bước đi.

Cải cách ở Trung Quốc bắt đầu từ nông nghiệp, từ nông thôn đến thành thị và đã đạt được những kết quả to lớn, chính điều đó đã giúp cho cải cách thuận lợi và phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng. Trung Quốc là nước lớn nên họ chủ trương hiện đại hoá vùng ven biển trước, vùng giữa và vùng cao sẽ hiện đại hóa sau, theo nguyên tắc “vùng giàu trước rước vùng giàu sau”. Mặt khác ở Trung Quốc có nhiều vấn đề khó khăn về xã hội đặt ra cho cuộc cải cách, như tệ tham nhũng, buôn lâu, sự chênh lệch giữa các vùng, trình độ giáo dục thấp kém, pháp luật không nghiêm… nó đã cản trở tốc độ của tiến trình cải cách, do đó cần nghiên cứu để đi tới hạn chế, xoá bỏ những cơ sở kinh tế và chính trị của những tiêu cực và tệ nạn nói trên.

Một kinh nghiệm quan trọng nữa đó là Trung Quốc chủ trương duy trì “4 nguyên tắc cơ bản”: Đảng cộng sản lãnh đạo, đi con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, theo chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông; xử lí quan hệ giữa cải cách kinh tế và chính trị là đặt trung tâm vào cải cách kinh tế rồi trên cơ sở đó từng bước cải cách từng bộ phận của hệ thống chính trị. Trung Quốc chủ trương dùng “liệu pháp tiệm tiến”, không dùng “liệu pháp sốc” trong cải cách, nên bớt được sự xáo trộn của nền kinh tế quốc dân. Trung Quốc cũng hết sức thận trọng trước một vấn đề không những đụng chạm đến các nhân tố kinh tế xã hội mà còn đụng chạm đến nhân tố hệ tư tưởng, đó là vấn đề tư nhân hoá.

Trung Quốc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, cho phép kinh tế ngoài khu vực nhà nước phát triển nhưng cái chính là quan tâm đến khu vực nhà nước sao cho nó có hiệu quả, đóng vai trò chủ đạo, chứ không làm nó teo đi và tan rã. Những biện pháp trên là phù hợp với Trung Quốc, nó làm cho vai trò lãnh đạo của nhà nước thực sự có sức mạnh.