MỤC LỤC
- Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản (56,8%), còn nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp (25,3%) và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng thấp hơn nữa (17,9%), các tỷ lệ này gần như ngược với các tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực. Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nước ta trong những năm qua mặc dù đã có những tiến triển khả quan, tác động đến tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, song vẫn chưa tạo nên bước đột phá trong tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ vào tăng trưởng.
Chỉ số về môi trường vĩ mô của Việt Nam cũng ở vị trí khiêm tốn. Nguyên do môi trường kinh doanh còn chưa thực sự bình đẳng, còn quá nhiều doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên các lĩnh vực; tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp.
Tuy nhiên, tốc độ phá rừng tự nhiên cũng đang diễn ra mạnh, con số lên tới 0,8 triệu hécta/năm đã khiến số lượng nhiều loài động, thực vật giảm mạnh, làm gia tăng số lượng các loài động thực vật có hại cho rừng và nông nghiệp, đồng thời gây bệnh cho con người. Cũng cần chú ý là công tác thống kê rừng của chúng ta tới nay còn nhiều hạn chế, các số liệu về diện tích rừng được công bố rất khác nhau, tuỳ nguồn tài liệu, và tuỳ thời gian do thiếu thống nhất về phương pháp và các tiêu chí định lượng về rừng.
Việt Nam có nhiều loài động thực vật rất độc đáo mà nhiều quốc gia trên thế giới không có được, đã làm cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất (trong một số trường hợp là nơi duy nhất) để bảo tồn đa dạng sinh học. Việt Nam có khoảng 126 khu bảo tồn thiên nhiên, với tổng diện tích trên 2,5 triệu ha, bao gồm các khu rừng bảo vệ cảnh quan, vườn quốc gia, khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu dự trữ thiên nhiên.. diện tích so với trước khi nước ta tham gia Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1994. Diện tích rừng được bảo tồn ở nước ta chỉ ở mức trung bình nếu so với các nước trong khu vực. Xu hướng quần thể của rất nhiều loại động thực vật tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy co tuyệt chủng. Theo kết quả điều tra của các nhà sinh học, từ năm 1996 đến nay, ở nước ta có 152 loài động vật và thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. hầu như không tồn tại trong tự nhiên mà chỉ còn một số cá thể. Để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái này, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho các chương trình, dự án bảo tồn sinh học. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường: mặc dù tỷ lệ đầu tư cho các dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam mỗi năm chiếm từ 20 - 30% nguồn kinh phí trong lĩnh vực môi trường, nhưng chất lượng bảo tồn chưa cao. Hiện nay, khoảng 25 triệu người Việt Nam sống dựa vào các hệ sinh thái rừng và khoảng 8 triệu người khác có một phần thu nhập từ ngư nghiệp. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đã góp phần quan trọng cải thiện điều kiện sống, cung cấp dinh dưỡng, lương thực, chất đốt, thuốc men, bảo vệ sức khoẻ và cung cấp nước sinh hoạt cho con người. Như vậy, các hệ sinh thái của nước ta còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt môi trường môi sinh mà còn có ý nghĩa cả về mặt kinh tế đối với một bộ phận không nhỏ người dân, đồng thời góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việt Nam) đã chính thức được ban hành theo quyết định số 153/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việt Nam trở thành một trong 113 nước trên thế giới đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia theo nghị quyết được 179 nước thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro.
Bên cạnh đó, điều đáng buồn là khi tình trạng tham nhũng tại nhiều quốc gia trong khu vực được cải thiện, đáng chú ý là Hàn Quốc (tăng 0,5 điểm), Nhật Bản (tăng 0,4 điểm), Thái Lan (tăng 0,2 điểm), thì điểm số của Việt Nam lại không có biến chuyển tích cực và luôn ở mức thấp so với mặt bằng chung của khu vực và cả thế giới. Hiện nay có rất nhiều ý kiến đề xuất để công chức không còn buộc phải tham nhũng để tồn tại, như đề xuất giảm hơn nửa công chức, làm lành mạnh bộ máy, xã hội hóa các lĩnh vực mà Nhà nước không nhất thiết phải làm để có tiền trả lương cho những người thực sự cần cho bộ máy hành chính6, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều nan giải trong mỗi đề xuất, như sẽ nảy sinh "tác dụng phụ" đó là tình trạng "người tài, người tốt ra đi"….
Điều này đặt ra vấn đề báo động và cấp thiết cho Việt Nam trong việc cần phải xem xét lại việc quản lý, tổ chức hệ thống giỏo dục, chất lượng giỏo dục một cỏch hợp lý, phải xỏc định rừ tri thức lại chớnh là một trong những động lực hàng đầu thúc đẩy sự tăng tốc phát triển của thời hiện đại. Thực tế đó cho thấy NSNN dành cho phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đến mức đủ để tăng nhanh chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ sức khỏe, thực hiện hiện đại hóa hệ thống y tế, hệ thống dịch vụ sức khỏe, nâng cao năng lực sản xuất thuốc thiết yếu cho nhân dân.
Để vừa đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, đồng thời khắc phục chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về kinh tế - xã hội, nước ta cần có những chính sách thích hợp đẩy mạnh cải cách kinh tế và cải cách hành chính, tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế, kiểm soát và tái phân phối thu nhập một cách hợp lý, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia làm giàu chính đáng, đồng thời hỗ trợ hơn nữa người nghèo về các mặt để tăng thu nhập nhằm thoát nghèo, mặt khác có chính sách, có phong trào vận động để người giàu đóng góp về thuế thu nhập, làm từ thiện. Biện pháp hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào nghèo chưa thật phù hợp với nhu cầu và tập quán của từng dân tộc, từng địa phương; có địa phương chưa chú ý đầy đủ đến quy hoạch sản xuất lâu dài và môi trường sống của nhân dân trong khi xây dựng các khu dân cư vượt lũ; mức chi phí cho khám, chữa bệnh còn thấp; chính sách trợ cước, trợ giá cũng còn bất hợp lý; mức vốn vay tín dụng ưu đãi còn thấp và chưa thật phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh; cơ chế phân bổ vốn còn mang tính bình quân, v.v… ở một số nơi, nhất là vùng cao, vùng sâu thông tin đến với người dân chưa đầy đủ nên nhận thức về các chính sách của Nhà nước đối với người nghèo còn hạn chế.
Giai đoạn tiếp theo, Chính phủ sẽ thực hiện ưu tiên công cuộc xây dựng nông thôn, khoa học, giáo dục, văn hóa, bảo đảm xã hội, tiết kiệm tài nguyên, xây dựng sinh thái, phát triển khu vực miền Tây, bảo đảm cho việc các dự án trọng điểm; tiếp tục rót kinh phí Nhà nước vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn và sử dụng nguồn đầu tư của Chính phủ để giải quyết sự phát triển chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Để giải quyết tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng, đặc biệt ở các ngân hàng quốc doanh, Nhà nước lại luôn tìm cách “cứu trợ” tài chính cho các ngân hàng này và coi đây là một biện pháp hữu hiệu để điều tiết thị trường (năm 2003, đã bổ sung vốn cho hai ngân hàng thương mại quốc doanh 45 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối), dẫn đến sự thiếu lành mạnh trong thị trường tài chính, cản trở hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống ngân hàng, gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch hạn chế việc xây dựng các biệt thự, sân gôn và các dự án có thể gây hậu quả lãng phí năng lượng và các nguồn tài nguyên khác, khuyến khích các ngành công nghiệp có triển vọng như viễn thông nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh gây lãng phí năng lượng và nguồn tài nguyên khác. Chính phủ thắt chặt việc thi hành luật song song với vấn đề bảo vệ môi trường: Những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm sẽ bị đóng cửa, doanh nghiệp và cá nhân gây ô nhiễm nặng nề sẽ bị phạt (Trong năm 2005, gần 30.000 vụ vi phạm môi trường bị điều tra và trừng phạt trong đó 2.609 doanh nghiệp buộc phải ngưng hoạt động hoặc đóng cửa); thực hiện các dự án lớn nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý từng bước ô nhiễm nước, không khí và đất.
Trong các kỳ kế hoạch hàng năm hay dài hạn của Nhà nước Trung Quốc cũng như của các địa phương đều dành một phần hoặc một chương mục riêng viết về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Riêng năm 2003, lần đầu tiên sau nhiều năm cải cách, số người nghèo đói nhất ở nông thôn không những đã không giảm bớt, mà lại còn tăng thêm 800 ngàn người nghèo, tổng cộng có 30 triệu người có thu nhập bình quân ít hơn 637 NDT/năm (1,74 NDT/ngày) - mức thu nhập tối thiểu do Nhà nước quy định.
Sang giai đoạn những năm 70, khi thị trường nội địa đã bão hòa, việc điều chỉnh chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu bằng chính sách hướng vào xuất khẩu đã mang lại cho Thái Lan những chuyển biến cơ bản trong cơ cấu xuất khẩu, hàng chế tác đã dần thay thế vị trí của xuất khẩu hàng sơ chế, tỷ trọng nông nghiệp trong xuất khẩu đều giảm nhanh chóng. Đến giai đoạn hiện nay, cơ cấu công nghiệp có xu hướng chuyển từ ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng nhiều vốn hơn, từng bước thay thế những sản phẩm xuất khẩu có chi phí lao động cao, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự giảm sút khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, tăng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm xuất khẩu.
Năm 1992, sinh viên tốt nghiệp thuộc các ngành KH&CN chỉ chiếm 13% sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học công, so với 56% ở Đài Loan. Mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ này có tăng lên, nhưng số học sinh tốt nghiệp phổ thông lựa chọn sự nghiệp trong KH&CN vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực và còn xa mới đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong tương lai.
Sau giai đoạn khủng hoảng, để phục hồi nền kinh tế, Hàn Quốc tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của Nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", hướng tới thúc đẩy tăng đầu tư trong nước từ nguồn tiết kiệm nội địa, hạn chế vay nước ngoài, đồng thời đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra một số chính sách khác nhằm nâng cao phúc lợi cho người lao động như: Chính sách giải quyết việc làm và phúc lợi cho người lao động; Chính phủ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh việc làm thông qua chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phát triển.
Chính phủ Hàn Quốc thực hiện các chính sách phân phối để hạn chế sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư nhằm mang lại lợi ích công nghiệp hóa cho mọi người và tăng cường lợi ích kinh tế cho hầu hết dân chúng, tránh sự phân hóa quá lớn gây mất ổn định xã hội. Thực trạng này đòi hỏi Chính phủ Hàn Quốc phải có những biện pháp quản lý môi trường một cách triệt để, khoa học và đồng bộ nhằm từng bước cải thiện môi trường, nâng cao ý thức của nhân dân trong bảo vệ môi trường và gắn việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Đồng thời, để tăng cường sức mạnh của đồng Ringgit, Chính phủ thực hiện các biện pháp: Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong hoạt động thương mại của Malaixia với các nước khác, nhanh chóng thực hiện các cơ chế thanh toán thương mại đa phương và song phương trong các nước ASEAN; Tăng dự trữ ngoại tệ ít nhất đủ chi trả cho 5 tháng nhập khẩu, bằng cách giữ vững sự cân bằng cán cân thanh toán và tài khoản hiện hành; Thực hiện chính sách lãi suất hợp lý. Chính sách để tạo sự ổn định thị trường tài chính, cụ thể Chính phủ thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn các ngân hàng và cải thiện các khoản vay nợ không chính thức nhằm duy trì sự minh bạch của hệ thống ngân hàng bằng cách: Kiểm soát việc mở rộng tín dụng và thị trường trái phiếu theo xu hướng ưu tiên cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn; Cải thiện thị trường vốn bằng cách tăng cường hệ thống giám sát và.
Khả năng cạnh tranh càng cao, phát triển sẽ càng bền vững, trong khi những lợi thế cạnh tranh vốn có không còn được đánh giá cao, áp lực cạnh tranh từ bên ngoài không ngừng gia tăng cùng với quá trình hội nhập, thì nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần cải thiện vị thế quốc gia và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa” và “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế”. Cụ thể như sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, với vai trò làm đại lý cho Chính phủ thực hiện đấu thầu, thanh toán trái phiếu Chính phủ; hoặc trực tiếp đứng ra mua trái phiếu Chính phủ để có thể sử dụng can thiệp vào thị trường tiền tệ khi cần thiết,… Một số nước, như Xingapo, Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ không chỉ phục vụ mục tiêu tài trợ thâm hụt ngân sách mà còn phục vụ điều hành chính sách tiền tệ.