Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hợp tác xã nông nghiệp huyện Gia Lâm

MỤC LỤC

Phân loại

+ Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp đa chức năng có nội dung hoạt động đa dạng, gồm nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra), dịch vụ giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu,v.v..Tuỳ thuộc đặc điểm, điều kiện, trình độ phát triển sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từg loai hình dịch vụ có khác nhau. Thí dụ, ở những vùng đồng bằng trồng lúa nước, hợp tác xã có thể thực hiện những khâu dịch vụ sau: xây dựng, điều hành kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, giống, tưới tiêu theo quy trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo về các sản phẩm ngoài đồng ruộng để tránh hao hụt.

Vai trò

+ Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định, nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được vù đắp dưới hình thức khấu hao. Quá trình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã được tiến hành liên tục không ngừng, vì thế vốn lưu động cũng tuần hoàn liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu chuyển dưới các hình thức khác nhau: tiền tệ, vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.

Nội dung quản lý sử dụng vốn

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của từng loại mà vốn lưu động định mức cho sản xuất có khác nhau: ngành trồgn trọt căn cứ vào chi phí vốn bình quân các vụ, ngành chăn nuôi căn cứ vào quý IV của năm trước. Định mức vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa to lớn, nó là căn cứ để xác định nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá được bình thường, giúp các hợp tác xã cải tiến các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hiệu quả sử dụng vốn

Trong quá trình sử dụng vốn lưu động, nếu số vòng quay của vốn tăng lên, độ dài thời gian của mỗi vòng quay ngắn thì vốn lưu động được giải phóng nhanh, tức là hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tăng lên. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải tăng tốc độ chu chuuyển của vốn lưu động mà biện pháp chủ yếu là: dự trữ hợp lý, tránh dự trữ thừa hoặc không có dự trữ cho sản xuất, không để ứ đọng vốn, đảm bảo sản xuất bình thường.

Nguồn lực phát triển nông nghiệp của huyện Gia lâm và ảnh hưởng của nó đối với sử dụng vốn của Hợp Tác Xã

  • Về điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý
    • Tình hình về đất đai của huyện Gia Lâm

      Trong các năm qua, đã triển khai các đề án về phát triển đàn bò sữa, lợn nạc, chăn nuôi thuỷ sản sản xuất rau an toàn, xây dựng kinh tế hộ theo hướng trang trại, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo các đề án phát triển kinh tế: vùng bò sữa Phù Đổng - Dương Hà - Trung Màu; lơn nạc Yên Thường, Văn Đức, Long Biên; vùng rau sạch Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi; vùng lúa cao sản. Nhìn chung, trong 3 năm qua, kinh tế huyện Gia Lâm tiếp tục ổn định và tăng trưởng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành được đẩy mạnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế ở từng địa phương, khai thác được tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn, kinh nghiệm của các thành phần kinh tế góp phần tích cực hoàn thiện và củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, tạo đà phát triển vững chắc và ổn định theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá.

      Thực trạng sử dụng vốn của một số hợp tác xã ở Huyện Gia Lâm

      Số lượng hợp tác xã của huyện Gia Lâm

        Nếu xét trên phương diện ngành nghề kinh doanh thì hợp tác xã sản xuất chỉ chiếm 2,2% còn lại 97,8% là các hợp tác xã dịch vụ, thương mại. Hoạt động kinh doanh - dịch vụ chủ yếu của các hợp tác xã thuực hiện các khâu dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một phần phục vụ nhu cầu của thị trường.

        Quy mô của các hợp tác xã huyện Gia Lâm qua các năm

        Đây là nguồn nhân lực lớn của các hợp tác xã để tiến hành sản xuất. Về số cán bộ của hợp tác xã huyện Gia Lâm được tổ chức với 1 chủ nhiệm, từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm, một trưởng kiểm soát, một kế toán trưởng và một số kế toán viên cùng các thành viên khác.

        Tình hình cán bộ của huyện Gia Lâm năm 2002

          Mô hình này cần khuyến khích phát triển và cũng cần khắc phục một số tốn tại như khả năng góp vốn hạn chế, một số hợp tác xã có xã viên góp nhiều vốn dễ chuyển sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp, việc phân chia quyền lợi theo vốn..việc thanh toán dịch vụ với nông dân ngoài hợp tác xã cần chặt chẽ, việc xử lý vốn của hợp tác xã cũ cũng khó khăn hơn, hợp tác xã phải thuê lại hoặc nhận chuyển nhượng của hợp tác xã cũ. Trong quá trình phát triển, thực hiện chuyển đổi cơ cấu, đã hình thành một số hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá; về tổ chức dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm sữa có mô hình liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông) của hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi bò sữa Phù Đổng; hợp tác xã vừa có dịch vụ nông nghiệp, vừa có hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, tổ chứuc các dịch vụ ăn uống, vật liệu xây dựng phục vụ nhân dân như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Dư.

          Vốn của các hợp tác xã huyện Gia Lâm đến 31/12/2002

            Theo quy định của Luật hợp tác xã vốn điều lệ của hợp tác xã là tổng số vốn do các xã viên đóng góp và được ghi vào Điều lệ hợp tác xã. Thứ nhất, số xã viên của các hợp tác xã có sự thay đổi qua các năm do vậy số vốn điều lệ của các hợp tác xã cũng thay đổi theo các năm.

            Tình hình về vốn điều lệ của một số HTX

              - các hợp tác xã phần lớn được chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã cũ nhiều khuyết tật, bước sang cơ chế thị trường mô hình hợp tác xã là rất mới, quy mô vốn nhỏ thậm chí một số hợp tác xã vốn tự có không có, vốn cổ phần đóng góp của xã viên mang tính tượng trưng. Nguồn vốn này có nguốn gốc từ các hợp tác xã cũ, các hợp tác xã này khi chuyển đổi tuỳ từng trường hợp có thể chuyển toàn bộ số vốn của mình sang hợp tác xã mới hoặc có thể chuyển số vốn sang uỷ ban nhân dân để từ đó UBND sẽ bàn giao lại cho hợp tác xã mới hoặc cho thuê.

              Tình hình vốn UBND xã bàn giao cho hợp tác xã

                - Phần lớn các hợp tác xã không đủ điều kiện để vay vốn của ngân hàng nhất là khả năng tài chính, dự án vay vốn ít khả thi và hiệu quả không cao, chế độ hạch toán kế toán còn sơ sài. - Cán bộ ngân hàng còn rất thận trọng khi tiếp cận để cho các HTX vay vốn do những tốn dư về nựo khê đọng trước đây để lại và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã với ngân hàng nhất là khi có thay đổi bộ máy quản lý mới.

                Tình hình vốn của các HTX qua các năm

                  Ngoài các dịch vụ trên một số hợp tác xã đã vươn ra làm thêm một số ngành nghề mới, điển hình như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Dư làm được khâu chế biến - tiêu thụ sản phẩm và cung ứng hàng tiêu dùng cho nhân dân; HTX dịch vụ nông nghiệp Kim Lan làm dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ đầu ra cho ngành công nghiệp gốm sứ; HTX dịch lvụ nông nghiệp Văn Đức, Đa Tốn, Đặng Xá, Đông Dư là đầu mối trung gian giúp các nông hộ tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Về sử dụng quỹ, hầu hết các hợp tác xã sử dụng quỹ đúng mục đích; tuy vậy vẫn còn một số hợp tác xã định khoản chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành, một số nghiệp vụ phát sinh lại chưa đưa vào quỹ hợp tác xã; một số hợp tác xã sử dụng quỹ vào việc hỗ trợ cho các ngành đoàn thể của UBND xã, các tổ chức xã hội quá lớn so với thực tế quỹ có.

                  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã huyện Gia Lâm

                  Căn cứ vào các kết qủa đã đạt được ở trên ta thấy rằng hoạt động của các hợp tác xã trong những năm qua mặc dù có lãi tuy nhiên số lãi mà các hợp tác xã thu được là rất nhỏ. Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn của hợp tác xã ta xét hiệu quả sử dụng vốn của 3 hợp tác xã: HTX Kiêu Kỵ với hoạt động là dịch vụ nông nghiệp thuần tuý, HTX Kim Lan với hoạt động là dịch vụ công - nông nghiệp (nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động chủ yếu), HTX Kim Sơn với hoạt động là dịch vụ tổng hợp.

                  Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của một số HTX huyện Gia Lâm

                    Các hợp tác xã mới, đã nồng ghép giữa vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện các chương trình kinh tế xã hội chung của địa phương, gắn với các vấn đề mang tính xã hội của địa phương, các đối tượng mang tính chất xã hội như: HTX của phụ nữ nghèo, HTX của thanh niên, HTX thương binh, HTX của người tàn tật..ở các hợp tác xã này bước đầu đã tạo được mối liên kết giữ bốn nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà quản lý - nhà khoa học để từng bước tạo nguồn nguyên liệu sản xuất, hỗ trợ xúc tiến thương mại, bao tiêu sản phẩm, tìm thị trường, huy động nguồn lực phát triển cho từng tổ hợp, HTX cụ thể. Các hợp tác xã đã tổ chức tốt các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, giúp cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hơn, các hợp tác xã cũng tham mưu cho UBND xã làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.

                    Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các hợp tác xã huyện Gia Lâm

                    Huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh

                    Muốn tăng nguồn vốn này thì các hợp tác xã cần phải có kế hoạch hoạt động cụ thể cùng các khoản dự trù kinh phí, phần lãi thu được từ hoạt động này cho Ngân hàng hoặc người cho vay vốn vì trên thực tế các hợp tác xã có ít hoặc không có tìa sản thế chấp có giá trị theo yêu cầu của Ngân hàng. Thứ ba, cỏc dự ỏn mang tớnh chất liờn doanh, liờn kết thỡ cần quy định rừ xem mỗi bên tham gia góp vốn với số lượng là bao nhiêu, cần chú ý tới các điều kiện ràng buộc khi thực hiện dự án này, có thể tìm thêm đối tác để có thêm nguồn vốn cho quá trình hoạt động.

                    Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý

                    Phó chủ nhiệm và UVQT là nguồn cán bộ kế cận chính đối với cương vị Chủ nhiệm HTX nhưng tỷ lệ cán bộ đã qua đaò tạo của đối tượng này đạt thấp hơn so với tỷ lệ đã qua đào tạo của Chủ nhiệm HTX mặc dù độ tuổi trung bình của đối tượng này thấp hơn so với độ tuổi trung bình của Chủ nhiệm. Do HTX nông nghiệp là tổ chức của nông dân, những người nghèo nên đề nghị UBND Huyện, Thành phố cấp kinh phí hỗ trợ các khoá học bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ HTX có thể cập nhập các kiến thức mới, theo kịp với yêu cầu hiện nay của kinh tế xã hội thủ đô nói chung và Huyện Gia Lâm nói riêng.

                    Bảng 19: Trình độ văn hoá của cán bộ quản lý hợp tác xã huyện Gia Lâm
                    Bảng 19: Trình độ văn hoá của cán bộ quản lý hợp tác xã huyện Gia Lâm

                    Giải pháp về thị trường

                      Trên cơ sở có đầy đủ các thông tin cần thiết, doanh nghiệp sẽ có định hướng mới đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như hiệu quả của việc sử dụng vốn của hợp tác xã và nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các đơn vị khác. - Nâng cao dịch vụ đáp ứng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và việc cung ứng vật tư, giống cây con có chất lượng cao (ngô rau, đỗ Hà Lan, cây ăn quả, lợn ngoại..) để nông sản có chất lượng cao và giá thành hạ canh tranh với thị trường trong nướcvà thị trường nước ngoài.

                      Quản lý nguồn vốn chặt chẽ, tránh thất thoát, có chế độ thưởng phạt đối với các xã viên trong quá trình hoạt động

                      Bên cạnh sự lỗ lực của các hợp tác xã, nhà nước cũng cần có các chính sách xúc tiến thị trường tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản hàng hoá giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phảm và đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp. Khi thu được nợ phải thu sẽ hoàn trả nợ phải trả, phần còn lại do hội đồng nhân dân xã bàn bạc (chi xây dựng hạ tầng ..) để công bằng với các thành phần dân cư khác và cần huy động những hộ không phải là xã viên hợp tác xã (cũ) đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn hợp tác xã.

                      Các biện pháp khác: Ngoài các biện pháp trên, để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn thì các hợp tác xã cần phải thực hiện một số biện pháp

                      Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động của hợp tác xã nếu xã viên có sáng kiến đóng góp xây dựng hợp tác xã hiệu quả thì hợp tác xã đó cần có chế độ khen thưởng đối với xã viên đó. Biện pháp này có hiệu quả giúp các xã viên năng động hơn, có nhiều ý tưởng sáng tạo trong quá trình hoạt động từ đó có thể tăng năng suất, giảm chi phí.

                      Giải quyết những vướng mắc tồn đọng về mặt tài chính đang cản trở quá trình chuyển đổi và phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp hiện có

                      - Đối với các khoản nợ ngân sách, giao cho UBND huyện xem xét cụ thể từng trường hợp, đối tượng nợ, nếu thực sự hợp tác xã nông nghiệp hết vốn, không có khả năng thanh toán, thì cho xoá nợ. Để tránh phát sinh tiêu cực mới trong nông thôn, đề nghị Chính phủ quyết định xoá nợ cho hợp tác xã đối với khoản nợ: thuế nông nghiệp, nợ doanh nghiệp Nhà nước và cỏc đối tượng khỏc trờn cơ sở cỏc khoản nợ đó được làm rừ, đề nghị của Đại hội xã viên hợp tác xã, UBND huyện thẩm định.

                      Tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi hoặc mới thành lập nâng cao hiệu quả hoạt động

                      Giao cho hợp tác xã quyền sử dụng một số đất đai dụng vào: xây dựng trụ sở làm việc nhà kho, sân phơi, xây dựng kêng mương, bờ vùng, đường xá, ruộng trình diễn kỹ thuật mới và sản xuất giống cây, con để phục vụ cho kinh tế hộ (vì hợp tác xã là một thành phần kinh tế quan trọng trong nông thôn, lại là một đơn vị kinh tế ổn định, có tư cách pháp nhân, hoạt động lâu dài, rất cần được giao đất sử dụng, không nên để hợp tác xã phải thuê lại của uỷ ban xã vùa vòng vèo, phức tạp và thêm gánh nặng về chi phí cho hợp tác xã trong bước chuyển đổi này). Vì vây, kiến nghị chính phủ cho phép thựuc hiện dịch vụ tín dụng nội bộ với nội dung: huy động tiền tiết kiệm của xã viên và sư rdụng vốn tự có của mình để cho xã viên vay phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống và mở rộng dịch vụ sản xuất kinh daonh của hợp tác xã.

                      Kiến nghị

                      Về chính sách hỗ trợ

                      + Do hoạt động của hợp tác xã là phục vụ hộ nông dân, các ngành chủ yếu giải quyết lao động và sản xuất bằng thủ công, lãi suất thấp, tài sản thế chấp hạn chế. + Chính sách thuế: miễn các loại thuế trong một thời gian nhất định (từ 3 năm đến 5 năm) đối với hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp mới chuyển đổi hoặc mới thành lập, tạo điều kiện cho hợp tác xã có thêm vốn mở rộng kinh doanh.