Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh, Thanh Hóa giai đoạn 2001-2005

MỤC LỤC

Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanh hoá giai đoạn 2001-2005

Ngay như tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng khi bắt đầu thực hiện chính sách Xoá đói giảm nghèo thì số hộ nghèo qua các năm đều giảm.Nhìn vào bảng số liệu ta có thể phân tích tình hình nghèo đói của huyện qua các năm dựa vào tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo trên cơ sở số hộ thoát nghèo. Có sự chênh lệch lớn về quy mô các hộ đói nghèo có thể kể đến một trong các nguyên nhân sau: đó là điều kiện tự nhiên khác biệt nhau, các xã vùng núi cao bao giờ cũng khó khăn hơn vì thực chất đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp; Các xã nghèo đại bộ phận dân cư mới di chuyển đến, chưa quen vơí lối sống thuần nông, thuần tuý. Cơ cấu hộ nghèo hộ nghoè phân theo đối tượng xã hội tức là xem xét xem trong các đối tượng xã hội của huyện tỷ lệ hộ nghèo cao thấp như thế nào, qua đó thấy được những đối tượng nào cần phải có những biện pháp can thiệp ngay về tình trạng nghèo đói.

Các hộ nông kiêm ngành nghề, ngoài những nông sản mà họ sản xuất ra để phục vụ cuộc sống hàng ngày họ còn có thêm những sản phẩm như hàng thủ công, hàng gia công… Đây là nguyên nhân khiến cho hộ nông kiêm ngành nghề có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn các hộ thuần nông (11,63%). Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều khó khăn đối với người dân nghèo trong huyện đối với vấn đề phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như nguyên liệu mía, dứa…do họ .gặp phả khó khăn về nguồn vốn và phương thức thực hiện. Làm sao để tiết kiệm trong hộ nghèo được nâng lên, có như vậy họ mới thoát được nghèo.Việc nghèo đói kéo dài liên miên không thể giải quyết nhanh chóng tuy nhiên có thể dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ nghèo để có những biện pháp hỗ trợ người nghèo trong cuộc sống hàng ngày của họ.

(Nguồn số liệuPhòng Nội vụ- LĐTBXH thống kê năm 2006./) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng khi phân loại hộ nghèo theo tiờu chớ đối tượng đó cú sự chờnh lệch nhau khỏ rừ rệt giữa cỏc nhúm.Đối với nhóm hộ là người dân tộc thì số hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn(55,9%) trong khi đó nhóm hộ chính sách người có công(NCC) tỷ lệ hộ nghèo là không đáng kể (3,1%) và 6,2% đối với nhóm hộ chính sách xã hội. Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm. Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.

Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước, Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Nhưng những năm qua được sự quan tâm của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã hội trong huyện, huyện đã sớm triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ y tế cho nhân dân, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo và dân cư ở vùng cao.

Ngoài chính sách chung của Nhà Nước, từ năm 2001 huyện Như Thanh - Thanh Hoá còn thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất bằng 0% đối với các xã nghèo và lãi suất cho hộ nghèo vay với lãi suất bằng 50% cho các xã vùng 3. Theo số liệu điều tra của Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội huyện Như Thanh - Thanh Hoá năm 2003, thì có khoảng 60,2 % trong tổng số hộ nghèo trong huyện thiếu vốn làm ăn phát triển sản xuất, nhưng chỉ có khoảng 30,3% số hộ nghèo vay vốn, số còn lại chưa được vay vốn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do người nghèo không biết sử dụng đồng vốn vay vào việc gì. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm của Chính phủ Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 29/11/2001 của huyện uỷ Như Thanh - Thanh Hoá về việc tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005.

Chương trình hành động số 14 CTr/TU ngày 08/05/2003 của huyện uỷ, thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc đã đưa ra nhiều mục tiêu giải pháp, tích cực về Xoá đói giảm nghèo, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2005 huyện xoá cơ bản nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo. Trong những năm qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan thành viên tham mưu nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thông qua các hình thức huy động các nguồn lực từ xã hội. - Mô hình xoá nhà tạm, nhà dột nát có sự chỉ đạo tập trung từ cấp uỷ và huy động mọi nguồn lực của huyện đã tạo ra một sức mạnh tổng hợp của tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, khơi dậy tinh thần đoàn kết twong thân, tương ái giúp đỡ người nghèo cuả các đơn vị, thôn bản, khu phố góp sức làm cho mọi cán bộ, đản viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực hưởng ứng để trong thời gian ngắn xoá cơ bản nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn.

- Mô hình " cải tạo, sữa chữa, nâng cấp nhà chính sách, tách công trình vệ sinh ra khỏi nhà" của bộ đọi Lâm trường K626 đã làm thay đổi thói quen ngàn đời từ ăn ở thiếu vệ sinh chuyển sang ăn ở có vệ sinh, thay đổi nhận thức từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá phát triển, tạo thu nhập xoá đói giảm nghèo của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo còn lại năm 2005 theo tiêu chí cũ
Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo còn lại năm 2005 theo tiêu chí cũ