Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

NHỮNG ĐểNG GểP CỦA Đấ̀ TÀI

- Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất đai trong sản xuất N-LN vào điều kiện cụ thể của lãnh thổ huyện Sơn Tịnh. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên đất đai đồng thời làm phong phú thêm hướng nghiên cứu theo phương pháp đánh giá đất của FAO.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

- Những số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tổng hợp đáng tin cậy khi xây dựng phương án quy hoạch phát triển KT-XH của huyện.

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

  • QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH

    + Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lý", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng. Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan như Điều tra xây dựng bản đồ đất Quảng Ngãi trong đó có Sơn Tịnh; Báo cáo quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sơn Tịnh… Tuy nhiên, cho đến nay trên địa bàn nghiên cứu chưa có đề tài nào đề cập đến đánh giá đất đai, ngoài Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2001-2010 của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Tịnh.

    Sơ đồ 1.3. Các bước trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai
    Sơ đồ 1.3. Các bước trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai

    KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ HUYỆN SƠN TỊNH Cể LIấN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

    Dựa trên kết quả đánh giá phân hạng của từng loại hình sử dụng đất đai, đề tài tiến hành so sánh, đối chiếu để chọn ra một loại hình tối ưu nhất ứng với mỗi ĐVĐĐ. - So sánh, đối chiếu kết quả tổng hợp tiềm năng với bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai và các kết quả phân tích hiệu quả KT-XH, môi trường, cũng như định hướng phát triển của địa phương nhằm đề xuất hướng sử dụng đất đai thực tế cho từng ĐVĐĐ.

    NÔNG – LÂM NGHIỆP

    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ

    Huyện Sơn Tịnh giáp thành phố Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa, cách con sông Trà Khúc về phía Nam; phía Bắc giáp huyện Bình Sơn; phía Tây giáp với 2 huyện miền núi Sơn Hà và Trà Bồng, phía Đông giáp với biển Đông. Huyện Sơn Tịnh nằm giữa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, đó là thành phố Quảng Ngãi và khu kinh tế Dung Quất - thành phố Vạn Tường (dải kinh tế trọng điểm Miền Trung), có đường quốc lộ IA và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài khoảng 10km, cách cảng Sa Kỳ 20km về phía Đông, cách cảng biển nước sâu Dung Quất, nơi đang hình thành khu công nghiệp phức hợp, nhà máy lọc dầu số I với công suất 6,5 triệu tấn/năm khoảng 30km về phía Bắc.

    CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    - Địa hình đồi gò: Nằm rải rác xen kẽ các vùng trong huyện, có diện tích 3.904,37 ha, chiếm 11,37% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các đồi độc lập hoặc nằm theo nhóm, hoặc có những đồi nằm kề nhau tạo thành dải đồi lượn sóng có thể ăn ra tận biển, chia cắt đồng bằng thành nhiều vùng khác nhau. Vì vậy, vừa thừa hưởng một chế độ bức xạ năng lượng mặt trời phong phú của vùng nhiệt đới, đồng thời còn chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhiễu động nhiệt đới như áp thấp nhiệt đới, bão, dải hội tụ nhiệt đới… các yếu tố của chúng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển các ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện.

    ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Dân cư và nguồn lao động

      Do hậu quả của chiến tranh nặng nề cùng với quá trình khai thác lâm sản bừa bãi đã làm cho hệ sinh thái ở đây nghèo nàn, khả năng tái sinh yếu, cộng vào đó là sự xói mòn mạnh nên thực vật chủ yếu là các loài cây bụi, dây leo, cỏ dại như sim, mua, cỏ tranh, xen kẽ một số loài cây thân gỗ nhỏ trong các khe suối, thung lũng. Công tác khuyến nông được ban hành theo nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ được đẩy mạnh nhằm phổ biến những tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi đến người nông dân là yếu tố cơ bản giúp người dân vượt khó, cải thiện cuộc sống và vươn lên làm giàu góp phần xây dựng quê hương.

      ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG – LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN SƠN TỊNH

      • Vị trí (P)

        Trên cơ sở nghiên cứu các công trình về đánh giá đất đai của các tác giả trong nước và nước ngoài, căn cứ vào đặc điểm vùng nghiên cứu, đặc điểm thổ nhưỡng đã trình bày ở chương 2 và mức độ chi tiết giới hạn ở bản đồ tỷ lệ 1:25.000, các yếu tố và phân cấp chỉ tiêu để xác định ĐVĐĐ ở huyện Sơn Tịnh được chọn như sau: loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, vị trí. Dựa vào hệ thống sông, suối, ao hồ, đặc điểm thuỷ lợi trong bản đồ thuỷ hệ và dạng địa hình trên địa bàn nghiên cứu, tác giả chia thành 4 cấp như sau: Rất chủ động (I1) đối với khu vực địa hình thấp trũng, gần nguồn nước; Tương đối chủ động (I2) đối với khu vực địa hình tương đối thấp, gần sông suối; Hạn chế (I3) đối với khu vực địa hình tương đối cao và xa nguồn nước nhưng vẫn có thể tưới được khi làm công tác thuỷ lợi; Không được tưới (I4) đối với khu vực địa hình cao, đồi núi, không có khả năng dẫn nước đến tưới được.

        Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ huyện Sơn Tịnh
        Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ huyện Sơn Tịnh

        ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH

        Hiện trạng phát triển nông – lâm nghiệp

        Công tác bảo vệ thực vật được quan tâm đúng mức, thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn cách phòng trừ. Để thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trạm khuyến nông của huyện đã khuyến khích chọn giống: keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai.

        Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất trên từng ĐVĐĐ
        Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất trên từng ĐVĐĐ

        Định hướng phát triển nông – lâm nghiệp của huyện đến năm 2010

        Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng giá trị ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hoá chính, sản xuất kết hợp với chế biến, thay đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, tăng giá trị sản lượng lương thực, coi trọng giá trị hiệu quả trên đơn vị diện tích, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh phong trào đánh bắt xa bờ, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. - Duy trì, bảo vệ diện tích rừng hiện có, tích cực trồng rừng phòng hộ ven biển và đặc biệt ở lưu vực các hồ chứa, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi tái sinh rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng mới rừng môi sinh khu vực, rừng cảnh quan du lịch, cây xanh cách ly khu công nghiệp, đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán, cây xanh sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

        Hiệu quả KT-XH - môi trường của các loại hình sử dụng đất chủ yếu

        - Đối với lâm nghiệp, phủ xanh trên 1.200 ha đất trống đồi núi trọc bằng các loại cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo… đưa khoảng 300 ha đất bằng chưa sử dụng (chủ yếu là đất cát ven biển) vào phát triển trồng rừng theo mô hình phòng hộ với cây trồng chính là phi lao. Hiệu quả xã hội bao gồm các vấn đề như: Khả năng đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng, đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân, thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, tăng cường sản phẩm hàng hoá, góp phần chuyển giao tiến bộ KHKT.

        Bảng 4.4.  Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng
        Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng

        ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH

          Các cơ quan sự nghiệp kinh tế, các trung tâm quản lý chuyển giao KHKT của tỉnh và huyện cần tổ chức đào tạo, tập huấn hỗ trợ liên kết, khảo nghiệm xây dựng các mô hình trình diễn, câu lạc bộ… nhằm chuyển giao phổ biến và ứng dụng rộng rãi KHKT và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Chương cuối luận văn đã đưa ra hướng sử dụng đất đai cho phát triển N-LN bền vững dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, đó là: quy hoạch phát triển N-LN của huyện, kết quả đánh giá của đề tài, kết quả phân tích hiện trạng sử dụng đất và kết quả phân tích hiệu quả KT-XH và môi trường; đã xây dựng được bản đồ đề xuất sử dụng đất N-LN của huyện từ nay đến năm 2010.

          Bảng 4.6. Đề xuất quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp
          Bảng 4.6. Đề xuất quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp