Tổ chức thực thi Chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Đắk Nia

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Q

UỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 1. Nông thôn mới

    Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là tập hợp các chính sách, các thủ tục, các nguyên tắc và các nguồn lực cần thiết có thể huy động nhằm thực hiện các mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. - Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã, đường liên xã, hệ thống giao thông trên địa bàn xã: các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; các trục đường chính nội đồng, đường thôn, xóm được cứng hóa; cứng hóa phần lớn các đường ngừ, xúm để sạch, khụng lầy lội vào mựa mưa.

    Tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền cấp xã

    • Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền cấp xã
      • Các điều kiện cần thiết để tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thành công

        Chủ tịch UBND xã ban hành quyết định công nhận ban phát triển thôn, bon gồm có trưởng thôn làm trưởng ban, phó trưởng thôn làm phó ban, thành viên là đại diện các đoàn thể chính trị và hội ở thôn (hội nông dân, UBMTTQ, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn Thanh niên) và một số người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Ban phát triển thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:. + Tổ chức họp dõn để tuyờn truyền, phổ biến cho người dõn hiểu rừ về chủ trương, cách làm, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. + Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng nông thôn mới chung của xã theo yêu cầu của ban quản lý xã. + Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn, gồm: đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn. + Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ dõn tập trung cải tạo vườn, ao, chỉnh trang cổng ngừ, tường rào để cú cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao, hồ sinh thái; trồng xây xanh nơi công cộng, xử lý rác. + Tổ chức văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động. + Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo. + Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao. + Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm. Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn. b) Lập kế hoạch triển khai chương trình. Căn cứ từ kế hoạch thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của thị xã (huyện), các cơ quan, tổ chức trong bộ máy thực thi chương trình của xã cần lập các kế hoạch triển khai chương trình trên địa bàn xã. Các kế hoạch cần lập bao gồm:. - Kế hoạch truyền thông và tư vấn cho đội ngũ cán bộ xã, thôn và cộng đồng dân cư về chương trình xây dựng nông thôn mới của xã. - Kế hoạch tiến độ thực hiện nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã giai đoạn 5 năm và hàng năm. - Kế hoạch huy động và phân bổ các nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 5 năm và hàng năm. - Kế hoạch phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án - Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình. c) Công tác tập huấn, bồi dưỡng. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp xã là việc làm hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu chương trình. Đối tượng cần tập huấn ở cấp xã là toàn bộ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã, thôn và thành viên các ban phát triển thôn, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại trên địa bàn xã. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng bao gồm: Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; nội dung xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Nguyên tắc, phương pháp, cơ chế vận hành trong xây dựng nông thôn mới; Trình tự, nội dung các bước tiến hành xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; Kỹ năng, phương pháp chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế ở nông thôn; Kỹ năng tuyên truyền vận động người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới…. Chính quyền xã tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch tập huấn. Các lớp tập huấn được tiến hành hàng năm, thời gian cho một lớp khoảng không quá 10 ngày, cán bộ tập huấn bao gồm ban quản lý xã, ban phát triển thôn, lãnh đạo các hội đoàn thể cấp xã. Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng thống nhất theo Trung ương và của tỉnh. Chỉ đạo thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã. Nội dung của công tác chỉ đạo thực thi gồm:. a) Truyền thông và tư vấn về chương trình. Đó là, tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để vận động người dân tham gia chương trình nhằm tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện chương trình. Các nội dung trong thực hiện truyền thông và tư vấn gồm:. - Tuyờn truyền vận động nhõn dõn hiểu rừ về chủ trương, mục đớch, ý nghĩa và các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới để mọi người dân và gia đình tự nguyện và tích cực tham gia xây dựng chương trình; thực hiện nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa, xóm văn hóa, thôn văn hóa; Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cộng đồng. - Tổ chức quán triệt nội dung xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên xã, cán bộ thôn, bon. Đồng thời giao cho mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động và tiên phong gương mẫu đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và góp phần xây dựng đời sống mới ở cộng đồng dân cư. - Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn xã về chủ trương xây dựng nông thôn mới để cùng chung tay góp sức về nhân lực, vật lực. - Xây dựng các mô hình, cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng nông thôn mới để quảng bá, nhân rộng bằng nhiều hình thức như nêu gương trong các hội nghị. tổng kết phong trào, thông tin trên đài phát thanh.. b) Vận hành các ngân sách. Để bảo đảm cho việc đạt các mục tiêu đã được xác định trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, cần phải có nguồn vốn là yếu tố then chốt để thực hiện chương trình. Do vậy vai trò của chính quyền xã trong việc huy động, sử dụng nguồn vốn phải được tập trung, thống nhất, trong đó phải thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động gắn với sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện chương trình này. Tùy thuộc vào kế hoạch của tỉnh, thị xã và thực tế tại xã, các nguồn vốn gồm có:. - Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn xã và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo, như: giảm nghèo, việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường, đầu tư kiên cố hóa trường học,…. - Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này từ ngân sách Trung ương, tỉnh, thị xã để thực hiện các hạng mục: bổ sung quy hoạch, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho bộ máy thực thi chương trình; hỗ trợ xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và chi cho công tác tuyên truyền, cổ động. - Ngoài hai nguồn vốn nêu trên, cần huy động tối đa vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, các tổ chức cá nhân vào phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới. c) Phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành, tổ chức. Với chức năng, nhiệm vụ là cấp chính quyền cơ sở trực tiếp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Do vậy, đòi hỏi chính quyền xã phải có sự nỗ lực để phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng trong thực thi chương trình. Quá trình phối hợp thực hiện này cần thường xuyên, đồng bộ giữa các cấp, cỏc ngành theo kế hoạch đó đề ra, trong mỗi kế hoạch quy định rừ về nội dung công việc, thời gian, địa điểm, tổ chức hay cá nhân phụ trách…. Vai trò của chính quyền xã trong thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới thì:. - Ban quản lý xã chịu trách nhiệm chung. - Ban quản lý xã phối hợp với ban phát triển thôn, các ngành có liên quan, các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội của xã, ban tự quản các thôn, các trường học, các doanh nghiệp trên địa bàn xã …. - Ngoài ra giữa ban quản lý xã phối hợp với ban phát triển thôn, các ngành có liên quan, các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội của xã, ban tự quản các thôn, các trường học, các doanh nghiệp trên địa bàn xã cần có sự phối hợp với nhau theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. d) Đàm phán và giải quyết xung đột. Quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, cộng đồng dân cư, người dân tại địa phương, do vậy việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn cũng là điều tất yếu với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân xung đột ở đây có thể là do sự khác biệt về nhận thức và lợi ích, sự hạn chế của chính chương trình, về tổ chức thực thi,…. Các xung đột có thể xảy ra giữa các cơ quan, tổ chức như trong quá trình phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành, tổ chức như ở phần trên hoặc cũng có thể giữa một số người dân với chính quyền xã. Do vậy, chính quyền xã cần phải sâu sát, tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát để giải quyết kịp thời các xung đột xảy ra hoặc có thể xảy ra. e) Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ. Việc chú trọng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ là một chức năng quan trọng của chính quyền xã trong thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các dịch vụ hỗ trợ gồm:. - Dịch vụ tư vấn về đấu thầu; về đầu tư xây dựng công trình. - Dịch vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng. - Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn lập và thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Kiểm soát sự thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã. Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực thi tốt khi có sự kiểm soát. chặt chẽ của chính quyền xã. Thiếu sự kiểm soát này hoặc kiểm soát không đến nơi đến chốn thì chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới dù hoàn hảo đến mấy cũng khó đạt kết quả như mong muốn. Các chủ thể kiểm soát bao gồm: HĐND xã, UBND xã, ban quản lý xã, các tổ chức chính trị - xã hội, ban phát triển thôn. Ngoài ra còn có giám sát của cộng đồng dân cư theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”. HĐND xã, UBND xã, ban quản lý xã, các tổ chức chính trị - xã hội, ban phát triển thôn xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quý, năm và kế hoạch kiểm tra, giám sát theo chuyên đề. Thông qua kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho chương trình thực hiện phù hợp với mục tiêu, tiến độ, chất lượng, đồng thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, khó khăn để đề ra hướng giải quyết kịp thời, có những điều chỉnh cho phù hợp. Các công việc cần làm trong kiểm soát sự thực hiện chương trình đó là:. a) Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện chương trình. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Do vậy, chính quyền xã và các tổ chức, các ngành cần phải có hệ thống thông tin phản hồi để nắm bắt được tiến độ công việc, những khó khăn vướng mắc để từ đó kịp thời tháo gỡ, đồng thời có sự động viên, khen thưởng kịp thời những gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới. Những thông tin cần nắm bắt, cập nhật bao gồm:. - Thông tin về phân bổ kinh phí, nguồn lực liên quan đến xây dựng nông thôn mới, hoạt động hỗ trợ sản xuất nông – lâm nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các chương trình khuyến công, đào tạo nghề cho nông thôn,…. - Thông tin về tiến độ thực thi xây dựng nông thôn mới. về tuyền truyền xây dựng nông thôn mới, về tập huấn, bồi dưỡng cho bộ máy thực. thi xây dựng nông thôn mới. Những thông tin trên được thu thập, xử lý thông qua các kênh chính thức sau:. - Báo cáo của cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại xã, thôn. - Các báo cáo định kỳ của ban quản lý xã, ban phát triển thôn. Báo cáo định kỳ của ban quản lý xã cho ban chỉ đạo thị xã. - Phản ánh của báo chí, đài phát thanh,…. - Phản ánh của người dân. - Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp xúc cử tri của HĐND xã, UBND xã, các ngành chuyên môn của chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội,…. b) Giám sát đánh giá sự thực hiện chương trình. Nội dung giám sát sự thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gồm:. - Giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các đề án hỗ trợ sản xuất nông – lâm nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp. - Giám sát các hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội như đường giao thông, kênh mương tưới tiêu, trường học, các công trình nước sạch nông thôn,…. - Giám sát công tác tập huấn, bồi dưỡng cho bộ máy cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới. - Giám sát việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Riêng nội dung giám sát này, chính quyền xã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh quyết toán nguồn vốn thực hiện chương trình. Chế độ báo cáo: Theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, chính quyền xã, ban quản lý xã phải báo cáo về thị xã để tổng hợp báo cáo văn phòng điều phối. tỉnh, thị ủy, UBND tỉnh và tỉnh ủy. c) Điều chỉnh (hoặc kiến nghị điều chỉnh) chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã:. Căn cứ theo kế hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình tổ chức thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới có thể có những vấn đề bất cập trong hoạt động và những sai lệch kết quả so với kế hoạch ban đầu. Những bất cập và sai lệch đó được phát hiện qua quá trình giám sát, đánh giá sự thực hiện đòi hỏi chính quyền xã cần phải tiến hành điều chỉnh chương trình một cách chính xác, kịp thời. Nếu những điều chỉnh vượt quá thẩm quyền cấp xã thì có thể kiến nghị lên cấp trên để điều chỉnh. Một số vấn đề chính quyền xã có thể được điều chỉnh đó là:. - Mục tiêu cụ thể cần đạt được của chương trình - Nội dung một số tiêu chí cụ thể. - Tổ chức thực thi: Tiến độ triển khai, điều chỉnh về cán bộ tham gia thực thi chương trình,…. Chính quyền xã tiến hành việc điều chỉnh trên chỉ thực thiện chỉ khi thấy thật sự cần thiết, đúng mức độ, tránh điều chỉnh tùy tiện, gây tác dụng xấu. d) Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới.

        Sơ đồ 1.1. Mục tiêu của tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã
        Sơ đồ 1.1. Mục tiêu của tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã

        Kinh nghiệm của một số xã trong tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và bài học cho chính quyền

        • Kinh nghiệm tại một số xã

          - Tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mọi cỏn bộ, đảng viờn và toàn thể người dõn hiểu rừ nội dung chương trỡnh; xỏc định trách nhiệm và vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới như tham gia vào lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Trong quá trình thực hiện, chính quyền xã phải thường xuyên chú trọng kiểm tra, đánh giá việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở xã; kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc, nhất là kiến nghị (hoặc đưa ra sáng kiến) với cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới, tạo động lực và phong trào sâu rộng trong nhân dân.

          PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY

          Về kinh tế

          Sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi đạt được những kết quả bước đầu khả quan, các mô hình chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Căn cứ theo đánh giá tổng hợp hiện trạng của xã theo các Tiêu chí về nông thôn mới năm 2010 xã chỉ có 1 chỉ tiêu đạt chuẩn là tiêu chí số 19 - An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

          Dân số, lao động, việc làm

          Là xã có vị trí thuận lợi, nằm trên Quốc lộ 28, là tuyến giao thông huyết mạch nối các trung tâm kinh tế lớn. Trong những năm qua, xã có bước phát triển khá, công tác thu thuế, ngân sách triển khai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, kết quả thu thuế phi nông nghiệp khá.

          Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai tại xã Đắk Nia

            - Về môi trường: Công trình vệ sinh hộ gia đình được cải thiện trong những năm trở lại đây, với những chính sách tuyên truyền tích cực bằng nhiều nguồn khác nhau của các cấp, ngành về giữ gìn vệ sinh, an toàn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nờn bộ mặt xó đó cú nhiều đổi thay rừ rệt, số hộ cú đủ 3 cụng trỡnh là nhà tắm, hố xí và bể nước hợp vệ sinh ngày càng tăng lên, đạt 60% số hộ năm 2012. - Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; xây dựng kế hoạch và phát động phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”, đồng thời thường xuyên củng cố lực lượng công an, dân quân xã thực hiện tốt công tác quản lý, giữ gìn an ninh trật tự nông thôn; xã đã đạt đạt tiêu chí về tình hình an ninh trật tự xã hội.

            Thực trạng tổ chức thực thi Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Đắk Nia

            • Chuẩn bị triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Đắk Nia
              • Thực trạng chỉ đạo thực thi Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Đắk Nia
                • Thực trạng kiểm soát sự thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Đắk Nia

                  Theo chỉ đạo của cấp trên và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, công tác tuyên truyền của Chính quyền xã được đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền theo từng giai đoạn, thời gian thực hiện Chương trình như tuyên truyền về y tế cộng đồng, về xây dựng gia đình văn hóa, vệ sinh môi trường trong thôn; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tăng cường tuyên truyền cho các hội viên về đề án xây dựng nông thôn mới tại xã, vận động hội viên tham gia thi đua xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và giữ vững ổn định chính trị cơ sở; học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Xung đột giữa Chính quyền xã với người dân, nhóm dân cư ở một số lĩnh vực như các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng khi thực hiện các công trình, dự án; sự công khai, công bằng trong đóng góp của người dân để xây dựng nông thôn mới,… Do vậy, Chính quyền xã kịp thời phát hiện, giải quyết các xung đột trên nhằm mang lại hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra cho quá trình tổ chức thực thi, đã giải quyết 4/4 vụ việc phức tạp liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng.

                  Bảng 2.2. Kế hoạch vốn thực hiện việc đầu tư xây dựng nông thôn mới  xã Đắk Nia giai đoạn 2011-2015 và đến 2020
                  Bảng 2.2. Kế hoạch vốn thực hiện việc đầu tư xây dựng nông thôn mới xã Đắk Nia giai đoạn 2011-2015 và đến 2020

                  Đánh giá tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Đắk Nia

                  • Điểm yếu

                    - Do xã đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, có nhiều công trình, dự án của tỉnh, của thị xã đang triển khai tại địa bàn xã, nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng rất lớn cùng với các khiếu kiện có liên quan đến việc đền bù dẫn đến có nhiều bức xúc trong dân cư cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình vận động nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. - Sự quyết tâm của các cán bộ lãnh đạo thị xã Gia Nghĩa chưa cao, thể hiện ở việc Ban chỉ đạo thị xã định kỳ, hàng năm chưa tổ chức kịp thời việc sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới ở cấp thị xã để kịp thời rút kinh nghiệm, giải quyết các bất cập cho các xã; chưa thực hiện thường xuyên công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm xây dựng nông thôn mới của các xã; chưa chọn được xã để làm xã điểm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của thị xã Gia Nghĩa.

                    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY

                    ĐẮK NIA ĐẾN NĂM 2020

                    • Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Đắk Nia đến năm 2020
                      • Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp 1. Đối với chính quyền thị xã Gia Nghĩa

                        GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI. mục đích ý nghĩa của chương trình để có ý thức trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới để đạt các tiêu chí. Người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần phải tuyên truyền để nông dân hiểu và tự giác thực hiện. Để xây dựng được nông thôn mới, đòi hỏi người dân, cộng đồng dân cư phải nỗ lực, không những đóng góp công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy chỉ khi nào người dân hiểu được trách nhiệm lớn lao của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn mới có khả năng thành công. Công tác tuyên truyền, vận động luôn phải thường xuyên được đổi mới, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng để người dân xem xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mọi người cũng như của cả hệ thống chính trị, cần có sự kiên trì, liên tục, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. b) Tập trung huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư cho chương trình, đặc biệt là khai thác mọi nguồn lực tại chỗ của địa phương, đề cao vai trò đóng góp của nhân dân, coi trọng việc huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước các cấp. Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, kêu gọi, huy động các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp xây dựng, như là: vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh buôn bán trên địa bàn tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nội đồng, đường liên thôn. Đối với việc bê tông húa đường làng, ngừ xúm nờn vận động, tuyờn truyền người dõn nhằm thu hỳt vốn cho xõy dựng đường cụm dõn cư, ngừ xúm được cứng húa, sạch đẹp. c) Xây dựng, củng cố, đổi mới các hình thức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển. Chương trình tái canh cây cà phê vùng Tây Nguyên của Chính phủ (51.000 cây); Các mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn như măng cụt, cam quýt, sầu riêng, bơ và chanh dây. d) Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho xây dựng có sở hạ tầng KT- XH thiết yếu. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tăng cường vận động nhân dân hiến đất, ngày công, góp tiền xây dựng các công trình cầu, đường, nhà văn hóa thôn, bon v.v. nhằm xây dựng nông thôn mới. Chú ý đến các công trình trọng điểm mà người dân khó có thể đảm nhận như đường giao thông liên thôn, giao thông nội đồng, nhà văn hóa, mạng lưới điện nông thôn để kêu gọi, thu hút sự đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp. đ) Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phục vụ nhân dân, thường xuyên quan tâm những gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sỹ, người tàn tật khó khăn. Phối hợp cùng UBMTTQ xã phát động ủng hộ các quỹ. Vận động nông dân tích cực tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân, tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba, tiêm chủng vắc xin cho trẻ em, kiểm soát dịch bệnh tốt. Các hội đoàn thể đẩy mạnh vận động hướng dẫn cho đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện chỉnh trang nơi ở, công trình vệ sinh, thoát nước, cải tạo vườn ao, vệ sinh nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm để hợp vệ sinh môi trường và phù hợp với. e) Tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành quản lý của chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các tổ chức chính trị ở nông thôn vững mạnh vừa là nội dung, vừa là giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Xây dựng UBMTTQ vững mạnh là nhằm tạo thành sức mạnh to lớn để tiến hành xây dựng nông thôn mới vì UBMT TQ có nhiệm vụ phát động cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và phát động cuộc vận động toàn dân hưởng ứng xây dựng nông thôn mới. g) Chính quyền cần thực hiện tốt việc công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động và nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới để bảo đảm cho sự thành công của Chương trình.