Đánh giá hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền trong việc cải thiện sức khỏe và thể trạng

MỤC LỤC

Nguyên tắc TDTT kết hợp và phục vụ cho lao động, quốc phòng

Trong một xã hội nhân đạo, sự phát triển con người toàn diện và cân đối không mâu thuẫn với những mục đích thực dụng của TDTT, mà ngược lại chúng gắn liền và hòa nhập với nhau. Bởi vậy, sau nguyên tắc đầu tiên trên, còn có một nguyên tắc về tính thực dụng của hoạt động TDTT. Nguyên tắc về mối liên hệ giữa TDTT và cuộc sống thực tế xã hội, trước hết phải gắn với lao động và quốc phòng. Trong lý luận TDTT, khi bàn về nguồn gốc của TDTT, đã có trình bày phần nào về chức năng thực dụng, phục vụ cho lao động và quốc phòng trong lịch sử loài người. Đặc điểm của sự thực hiện chức năng này và ảnh hưởng của chúng đến phát triển nhân cách con người, chủ yếu phụ thuộc vào phương thức kinh tế - xã hội. Cũng có người cho đó là quan điểm thiển cận, vụ lợi, đối nghịch với sự phát triển tự nhiên của con người, làm sai lệch bản chất vốn có của TDTT. Nhưng họ đã vô tình hoặc hữu ý quên một điều quan trọng: Sự tự do phát triển của con người không bao giờ chung chung, ngược lại, lúc nào cũng trước hết phải gắn với chức năng hoạt động cơ bản của họ, theo một nghề nghiệp cụ thể trong đời sống. Chúng ta không đào tạo ra con người chỉ để làm vật phụ thuộc vào cái máy, nhưng cũng không phát triển họ không theo một định hướng cụ thể nào. Hiểu rừ điều này, rừ ràng thấy rừ sự thống nhất biện chứng giữa chúng. Khi quán triệt nguyên tắc này, cần tuân theo những yêu cầu sau:. a) Hoạt động TDTT trước hết phải nhằm hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho đời sống. Trong việc lựa chọn những phương tiện tập luyện TDTT, nếu các điều kiện, yêu cầu khác nhau, thì ưu tiên chọn các bài tập có kỹ năng, kỹ xảo vận động thực dụng. Có nhiều bài tập để luyện sức bền chung như chạy đường dài, ngồi xuống - đứng lên nhiều lần… nhưng có hiệu quả thực dụng nhất trong trường hợp này là chạy dai sức, vì nó còn gắn với một số nước, yêu cầu tối. thiểu về kỹ năng vận động thể hiện trong các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nói chung, hoặc trong chương trình giáo dục thể chất cho các đối tượng cụ thể. b) Hiệu quả thực dụng của hoạt động TDTT không chỉ thể hiện qua vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú tiếp thu được, mà còn cả ở mức phát triển đa dạng các năng lực thể chất, trong đó tố chất thể lực có vai trò quan trọng. Đương nhiên, không ai có thể chuẩn bị được trước mọi kỹ năng, kỹ xảo và tố chất vận động cần thiết cho các hình thức hoạt động khác nhau trong đời sống, bởi vì cuộc sống và điều kiện của nó rất đa dạng và luôn thay đổi. Nhưng nếu có vốn kỹ năng, kỹ xảo rộng rãi, thì bao giờ cũng đáp ứng nhanh, tốt với yờu cầu mới, ngày càng cao hơn. Ở đõy, một lần nữa lại thấy rừ mối liờn hệ chặt chẽ giữa hai nguyên tắc đã phân tích ở trên. c) Tác dụng giáo dục nhân cách qua hoạt động TDTT, trước hết cần thể hiện trong giáo dục lao động, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân. Có thể có người tuy rất khoẻ, nhưng ít có ích, hoặc thậm chí làm hại cho xã hội, nếu họ không có định hướng, đạo đức không tốt.

Vấn đề nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của sinh viên

Đối với sinh viên đại học, một trong ba nhiệm vụ cơ bản quan trọng và bắt buộc của công tác GDTC là đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực hàng năm cho sinh viên theo tiêu chuẩn quy định, dưới góc độ toàn cục, đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên hàng năm có ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT, chiến lược GDTC cho toàn dân. Có thể nhận thấy quan điểm đánh giá trình độ thể lực phân theo hai hướng: hướng nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực theo từng yếu tố thành phần của trình độ thể lực riêng biệt (hình thái, chức năng tâm - sinh lý và tố chất thể lực) và hướng nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, trong đó các tác giả xem xét tất cả các yếu tố cấu thành trình độ thể lực và đánh giá một cách toàn diện.

Tập luyện TDTT đối với nữ sinh viên

Với những người có chu kỳ ổn định có cảm giác tốt và sự thích nghi cao với lượng vận động, thì vẫn có thể tiếp tục luyện tập bình thường, song với những phụ nữ có kinh nguyệt ổn định, nhưng vẫn chưa xuất hiện cảm giác xấu như chóng mệt mỏi, không thích tập, không thích nghi với lượng vận động (theo các thử nghiệm chức năng), thì phải giảm lượng vận động và hoàn toàn chống chỉ định với phụ nữ có vòng kinh không ổn định. Ở những người thường xuyên tập luyện TDTT, thường xuất hiện yếu tố sinh lý của cơ thể bình thường không dẫn đến sự rối loạn chức năng; còn với những phụ nữ ít tập luyện TDTT thường xuất hiện các hiện tượng bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây sự rối loạn của người phụ nữ nên đòi hỏi sự vận dụng các bài tập phải có chọn lọc phù hợp với đặc điểm cấu trúc giải phẫu, giúp thuận lợi cho sự điều chỉnh cơ thể và phát triển chức năng vận động của chị em phụ nữ.

Lựa chọn phương pháp phát triển các tố chất thể lực cho nữ sinh viên

So với yêu cầu tăng cường thể lực, nội dung, phương pháp tập luyện ngoại khóa cần được sắp xếp một chương trình hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thể lực nhằm đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe tiếp thu tốt các kiến thức khoa học. Để phát triển các tố chất thể lực, ngoài những yếu tố khác như điều kiện dinh dưỡng, điều kiện sống, điều kiện lao động, nghiên cứu khoa học và điều kiện học tập, thì các bài tập TDTT (còn gọi là bài tập thể chất hay bài tập thể lực) là phương tiện chủ yếu và cơ bản nhất.

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá sự phát triển thể lực nữ sinh viên tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số thử nghiệm, nhằm kiểm tra các tố chất thể lực cơ bản của sinh viên, như tố chất sức mạnh, tố chất sức bền, tố chất sức nhanh, sự khéo léo, độ mềm dẻo, v.v…. Tư thế chuẩn bị: Đứng trên bục cao, khi thực hiện, người tập từ từ gập người về trước, xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, với sâu, tỳ ngón tay trỏ vào bảng vhia độ dài bằng cm, đã vạch sẵn phía mặt trước bục.

Tổ chức tiến hành nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long gồm 216 người, bao gồm 58 của năm thứ nhất, 48 của năm thứ hai, 56 của năm thứ ba và 54 của năm thứ tư. Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Thể dục thể thao I Từ Sơn Bắc Ninh (nơi hướng dẫn đề tài) và Trường Đại học Dân Lập Thăng Long (nơi thực nghiệm đề tài).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Để phân tích mối quan hệ giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC trong chương trình nội khóa, chúng tôi tính hệ số tương quan giữa các chỉ số chức năng, hình thái, các tố chất thể lực cơ bản (đã nghiên cứu ở chương 3) với kết quả học tập môn học GDTC mà nữ sinh viên đạt được trong quá trình học tập, ở năm thứ nhất và năm thứ hai, kết quả học tập là điểm thi môn GDTC cuối năm, vào thời điểm đánh giá trình độ thể lực chung. Riêng năm thứ ba vì cuối học kỳ 5, sinh viên kết thúc môn GDTC, nên tôi lấy điểm học tập môn GDTC vào thời điểm cuối học kỳ này. 3.3.1.Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất,. Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy:. a)Về trạng thái chức năng: Hai chỉ số dung tích sống và công năng tim có tương quan ở mức trung bình với thành tích học tập môn GDTC nội khóa, tương ứng r = 0,605 và 0,589. b)Về hình thái cơ thể: Trong số 4 chỉ số là chiều cao, cân nặng, chu vi lồng ngực và chỉ số Pinhê, thấy có 3 mối tương quan đồng biến ở mức trung bình với thành tích học tập môn GDTC nội khóa. c)Về các chỉ số tố chất thể lực chung:. Trong số 6 bài thử biểu thị 5 tố chất thể lực cơ bản là sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo, thì 5/6 bài thử có tương quan đồng biến. với kết quả học tập môn GDTC. Chỉ có một trường hợp ở bài thử gập dẻo trước, mối tương quan thu được ở mức dưới trung bình r = 0,401. Như vậy: Qua phân tích 12 hệ số tương quan giữa trạng thái chức năng, hình thái cơ thể và tố chất thể lực chung với kết quả thi môn GDTC ở cuối năm thứ nhất thì 10/12 chỉ số thu được mối tương quan đồng biến với kết quả học tập mon GDTC nội khóa, trong đó bật xa tại chỗ có mối tương quan cao r. Nhận xét: Từ kết quả phân tích tương quan có thể nhận thấy giữa các chỉ số biểu thị trình độ thể lực chung với kết quả học tập môn GDTC ở năm thứ nhất đa số các trường hợp tính được biểu thị mối tương quan thuận r đạt từ 0,50 trở lên. TT Các chỉ số Mối tương quan. với kết quả học tập Ghi chú. -Dung tích sống. Điểm thi GDTC cuối học kỳ 2, năm thứ nhất. -Chiều cao -Cân nặng. -Chu vi vong ngực -Chỉ số Pinhê. Điểm thi GDTC cuối học kỳ 2, năm thứ nhất. Điểm thi GDTC cuối học kỳ 2, năm thứ nhất. -Nằm sấp chống đẩy -Gập dẻo trước -Phối hợp động tác. Mối tương quan thuận. Mối tương quan cao. TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG MTQ HÌNH THÁI CƠ THỂ MTQ TỐ CHẤT THỂ LỰC. BIỂU ĐỒ1: MỐI TƯƠNG QUAN TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUNG VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC NĂM THỨ 1. 3.3.2 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh viên năm thứ hai. Kết quả được trình bày trên bảng 3.4 và sơ đồ kèm theo. Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy:. a)Trạng thái chức năng:. b)Về hình thái cơ thể:. Trừ chỉ số chiều cao, cũng giống như ở năm thứ nhất, hệ số tương quan tính được r = 0.470 thấp hơn mức tương quan trung bình. Tuy nhiên, chỉ số này cũng cao hơn chỉ số cùng loại của nữ sinh năm thứ nhất. c)Về tố chất thể lực chung: Trong số 6 bài thử của 5 tố chất, thì 5/6 có tương quan đồng biến đến tương quan cao với kết quả học tập môn GDTC. Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ ba (học kỳ 5). Kết quả nghiên cứu được trình bày trên bảng 3.5 và sơ đồ kèm theo. Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy:. Điều đó, chủ yếu là chỉ số chiều cao nếu như ở hai năm học trước có mối tương quan thấp hơn mức trung bình với thành tích học tập, thì ở học kỳ 5 của năm thứ ba, đã có tương quan thuận. c) Các tố chất thể lực chung: Trong 6 bài thử được nghiên cứu thì 6/6 chỉ số đều có tương quan đồng biến với kết quả học tập thể lực.

    Bảng 3.1: Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216)
    Bảng 3.1: Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216)