MỤC LỤC
Vốn điều lệ được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp vốn bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật mỗi nước. Tiền gửi không kỳ hạn của KH; tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, đoàn thể; tiền gửi tiết kiệm của dân cư; nguồn VHĐ qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu NH, chứng chỉ tiền gửi.
•Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: Là SPTD hỗ trợ nguồn vốn giúp KH mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm KT hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi… và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. •Cho vay bổ sung vốn lưu động thanh toán tiền hàng: Áp dụng đối với DN có nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất, KD, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng trong nước hoặc mua hàng hoá thương mại trong nước.
- Loan SCR chuyển hồ sơ TSĐB kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO) để hoàn tất các thủ tục pháp lý về TSĐB cho khoản vay, sau đó tiến hành thủ tục nhận và quản lý TSĐB. - Đối với việc cho vay bằng chứng thư bảo lãnh của NH, chứng thư bảo lãnh của công ty mẹ… sẽ do nhân viên quản lý và phát triển KH (A/O) tiến hành kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của chứng thư bảo lãnh, tiến hành sao (photo) thư bảo lãnh, bản sao lưu vào hồ sơ theo hướng dẫn của NH.
Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ TD giỏi và có khả năng chuyên môn cao nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong khoảng thời gian nhanh nhất, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong những khoản vay đó thì mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng cho vay của NH. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho NH có thể tiếp cận được những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt: thông tin về KH, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triển đối với sản phẩm của dự án, thông tin về thị trường, giá cả, cạnh tranh..) một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các KH lớn vay vốn của nhiều tổ chức TD.
Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp này, do giới hạn về số liệu mà NHTM cung cấp nên bài làm chỉ phân tích sự phù hợp giữa VHĐ và DSCV dựa trên thời hạn, bỏ qua yếu tố cách thức huy động (tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá…). (10) Mức đóng góp của hoạt động cho vay = Lợi nhuận từ hoạt động cho vay Tổng lợi nhuận trước thuê của ngân hàng Hoạt động cho vay mang về bao nhiều LN cho NH trên tổng LN mà NH đạt được luôn là vấn đề được các nhà phân tích quan tâm.
Việc đưa hệ thống này vào hoạt động giúp cho NH có thể tiếp cận được những thông tin phục vụ công tác cho vay một cách tốt nhất, chuẩn xác nhất trên các mặt: thông tin về KH, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triển đối với sản phẩm của dự án, thông tin thị trường, giá cả, cạnh tranh…), thông tin về TSĐB, thông tin về các khoản vay trong quá khứ, mối quan hệ giữa NH với KH…. Theo các chuyên viên quan hệ KH thuộc bộ phận Quan hệ KHDN: mọi nhân viên trong NHTMCP Á Châu được khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phù hợp với chức năng công việc, nhằm thực hiện tốt các dịch vụ đa dạng của NH và chuẩn bị cho những công việc có trách nhiệm cao hơn. * Đối với nhân viên TD mới tuyển dụng, NHTMCP Á Châu tổ chức các khóa đào tạo liên quan như: Khóa học về Hội nhập môi trường làm việc, khóa học về các sản phẩm của Á Châu, các khóa nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS liên quan đến chức danh nhân viên (TD, giao dịch, thanh toán quốc tế, v.v…).
Dư nợ các khoản vay trung- dài hạn giảm 14% trong khi dư nợ các khoản vay ngắn hạn chỉ giảm 2% trong năm 2012 cho thấy trong năm này, có một số lượng hợp đồng các khoản vay trung-dài hạn đến hạn thanh lý, đồng thời CN đã chú trọng và thực hiện tốt việc thu hồi các khoản vay này. Xét về sản phẩm vay vốn mà KHDN sử dụng, có thể thấy rằng, trong số rất nhiều sản phẩm cho vay KHDN mà NHTMCP Á Châu cung cấp thì trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện tại KH chỉ sử dụng một số dịch vụ, trong đó chủ yếu là 2 sản phẩm Tài trợ thương mại trong nước và Vay tài trợ dự án/đầu tư tài sản cố định. NQH của các DN có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp: (i) NQH do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất KD của NH hoặc vì một lý do nào đó chưa thu được tiền bán hàng nên đến kỳ trả nợ KH chưa có tiền trả; (ii) NQH do KH vay vốn không còn khả năng trả nợ cho NH (KH phá sản, KD thua lỗ, bị lừa đảo, gặp rủi ro thiên tai,…).
Quy trỡnh cho vay chuyờn nghiệp, phõn định rừ trỏch nhiệm thực hiện công việc đối với mỗi bộ phận giúp tách bạch các bước thực hiện, tạo thuận lợi cho KH trong thực hiện việc thủ tục, đồng thời, giúp minh bạch hoá khoản vay và giảm gánh nặng cho chuyên viên TD. Về mặt định lượng, tuy 2010-2012 là giai đoạn nền KT chứa đựng nhiều yếu tố không thuận lợi, nhưng bằng nền tảng vững chắc là định hướng phát triển của Hệ thống NHTMCP Á Châu, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và các yếu tố định tính khác như đã trình bày ở trên, Chi nhánh vẫn duy trì hoạt động cho vay một cách hiệu quả. Với đặc thù là Chi nhánh tại địa phương đông dân cư với nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, Huế trở thành địa bàn bàn huy động vốn cho các thị trường khác khi DSCV luôn thấp hơn doanh số huy động và biến động tăng giảm không đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2012.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP
Tuy nhiên, trong bối cảnh Huế đặc mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2014, các hoạt động KT tại địa bàn tỉnh ngày càng trở nên sôi động, thì để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động KD, Chi nhánh cần có một cơ cấu nguồn hợp lý, chi phí thấp, thị trường ổn định và vững chắc, tạo điều kiện cho NH chủ động mở rộng hoạt động cho vay trong tương lai. Huy động vốn từ dân cư là đối tượng cơ bản và lâu dài, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, vì vậy NH cần nghiên cứu nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú về loại hình LS, về kỳ hạn gửi… Mở rộng và đa dạng các hình thức huy động như: Trái phiếu, kỳ phiếu tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng. Vì vậy, để hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, các CN, các phòng, tổ nghiệp vụ phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra và giám sát toàn diện các khâu, các bước thuộc quy trình, nghiệp vụ TD, theo nguyên tắc: Mọi khoản vay, mọi KH đều phải được kiểm tra; KH vay, đối tượng vay tiềm ẩn rủi ro cao thì được kiểm tra nhiều.
Đối với các khoản NQH của KHDN mà NH xét thấy bên vay vẫn còn khả năng duy trì sản xuất KD và có ý thức trả nợ NH thì NH có thể giải quyết theo hướng: tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ cho các DN có điều kiện tổ chức lại, phát triển KD để có khả năng tài chính thanh toán nợ cho NH; Nếu DN thua lỗ trong KD là do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh, NH có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi quá hạn cho bên vay. Hướng nghiên cứu 5: Phân tích tình cho vay theo một tiêu chí cụ thể (Cho vay KHCN, cho vay KHDN, cho vay ngắn hạn, TD trung-dài hạn, cho vay có TSĐB/không có TSĐB, cho vay dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng…) tại NHTMCP Á Châu CN Huế, so sánh với tình hình cho vay nói chung tại NHTMCP Á Châu CN Huế, tìm ra điểm chung và sự khác biệt (nếu có), giải thích sự khác biệt này.
GIẤY XÁC NHẬN