Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

MỤC LỤC

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1. Tài sản của doanh nghiệp

TSCĐ trong 1 kỳ Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ. TSCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ - Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh. - Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động. * Vòng quay dự trữ, tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư hàng hoá dự trữ đầu và cuối kỳ. * Kỳ thu tiền bình quân. Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu; chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao. Vòng quay khoản Doanh thu bán hàng trong kỳ. Các khoản phải thu bình quân Vòng quay. dự trữ tồn kho. Giá vốn hàng hoá. Tồn kho bình quân trong kỳ. Kỳ thu tiền bình quân. Tổng số ngày trong 1 kỳ. Vòng quay khoản phải thu trong kỳ Khả năng thanh toán. Tài sản lưu động. Nợ ngắn hạn Khả năng thanh. Tài sản lưu động dự trữ. Nợ ngắn hạn. Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu và cuối kỳ. * Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản lưu động cao. Tài sản lưu động bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ có ở đầu và cuối kỳ. * Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tài sản lưu động nó cho biết mỗi đơn vị tài sản lưu động có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao. Hiệu suất sử dụng TSLĐ. Doanh thu thuần trong kỳ. TSLĐ bình quân trong kỳ. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ. Lợi nhuận sau thuế. TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ. Mức đảm nhiệm TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ. Các nhân tố chủ quan. - Chu kỳ sản xuất đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh từ đó có điều kiện để tái đầu tư vào tài sản cố định và mở rộng sản xuất kinh doanh, ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị đọng vốn rất lâu khi đó hiệu quả sử dụng không cao. sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Á là các công trình điện thường có chu kỳ sản xuất trong 6 tháng , nhưng nếu do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thời tiết không thuận lợi thì thời gian thi công bị kéo dài so với thời gian qui định được nghiệm thu và thanh toán vốn dẫn đến doanh nghiệp không thu hồi được vốn và trả nợ ngân hàng, đồng thời vốn ứ đọng không thể tiếp tục đầu tư vào sản phẩm mới). + Nếu xác định nhu cầu về đầu tư tài sản thiếu chính xác dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, quản lý tài sản không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí, đặc biệt là trong quá trình mua sắm dự trù (VD: việc dự trữ, mua bán nguyên vật liệu của 1 doanh nghiệp thiếu chính xác dẫn đến thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, hoặc ngược lại tồn đọng lớn nguyên vật liệu, mất mát nguyên vật liệu và nguyên vật liệu không phù hợp cho sản xuất sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp).

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ

Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Đầu Việt Hà 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Việt Hà

Sau một thời gian với những thành công bước đầu, ngày 02/6/1992 UBND Thành phố Hà nội ra quyết định số 1224/QĐ-UB, chuyển “Nhà máy Thực phẩm Hà nội” thành “Nhà máy bia Việt Hà” thuộc Liên hiệp Thực phẩm vi sinh, có nhiệm vụ sản xuất nước giải khát như: Bia lon, bia hơi và nước uống không có độ cồn như Vinacola, nước khoáng. “Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Việt Hà” hiện nay là Công ty nhà n- ước, tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, có ngành nghề kinh doanh đa dạng, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và có vốn đầu tư vào các Công ty con, Công ty liên kết.

Hình 1: Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà
Hình 1: Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà

Thực trạng hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Đầu tư

Đối với vốn chủ của Công ty ngày một tăng đạt 32,69% nói nên sức mạnh tài chính của Công ty đang đi lên, trong đó chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh, được bổ sung từ khoản lợi nhuận sau thuế của Công ty hàng năm và ngân sách nhà nước cấp (với việc bổ sung lợi nhuận hàng năm là chính). Tình hình thu hồi các các khoản sau khi bán hàng quá chậm (do chủ trương của Công ty là cho phép khách hàng trả chậm 15 ngày sau khi mua hàng, điều này làm ứ đọng vốn. chưa thu hồi được khoản nợ của khách hàng), dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng quá nhiều vốn kinh doanh. • Nguyên nhân khách quan: Chủ trương của Thành phố Hà nội đưa dần các nhà máy sản xuất ra các khu công nghiệp không sản xuất trong nội thành do đó có sự xáo trộn trong cơ cấu tổ chức của Công ty đầu năm 2013 (hình thành Công ty cổ phần bia và nước giải khát Việt Hà-khu công nghiệp Tiên Du, Bắc Ninh) dẫn đến cơ cấu vốn trong Công ty không hợp lý.

Bảng 2: Cơ cấu Tài sản của Công ty Việt Hà năm 2013
Bảng 2: Cơ cấu Tài sản của Công ty Việt Hà năm 2013

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH

MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VIỆT HÀ

Định hướng phát triển của Công ty

• Xúc tiến mạnh để Công ty cổ phần Việt Hà sớm được niêm yết trên Thị trường chứng khoán và khởi công, hoàn thành dự án Trung tâm Thể dục thể thao – Vui chơi giải trí thuộc Công ty cổ phần Nam Hà nội, vốn 10 tỷ đồng tại 493 Trương Định vào đầu mùa hè đưa vào khai thác hiệu quả. Thứ hai: Máy móc thiết bị trên dây truyền sản xuất chính đã qua sử dụng, khai thác hết công suất liên tục nhiều năm, đã hư hỏng, xuống cấp, điển hình là các thùng lên men và hệ thống lạnh, đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, trong điều kiện vẫn phải củng cố, giữ vững và tăng cường thị phần để làm tiền đề phát triển sản phẩm trong chiến lược xây dựng nhà máy mới của.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Việt Hà

Qua số liệu, tài liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính, Công ty thường xuyên nắm bắt được số vốn hiện có, cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành, các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ…Nhờ đó Công ty có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chu trình, kế hoạch đề ra như huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thực hiện các biện pháp marketing, nắm bắt những nhu cầu thị hiếu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng bằng cách thăm dò thị trường hoặc gửi phiếu điều tra thích hợp, không ngừng cải tiến công nghệ cũng như quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Trước hết, Công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng như thiệt hại do ngừng hoạt động.