MỤC LỤC
Theo tổ chức Lao động thế giới (ILO): “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng việc hoặc bị giảm bớt nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, gây mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và tự cấp cho các gia đình đông con”[ Công ước quốc tế 102 ]. Theo điều 3.1 Luật Bảo hiểm xã hội do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Quỹ tài chính tập trung được hình thành (nguồn thu quỹ BHXH ) thông qua sự đóng góp của các bên tham gia BHXH: Người lao động, người sửa dụng lao động, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và có sự hỗ trợ của nhà nước, có thể được hình thành từ các nguồn thu hợp pháp khác ( nguồn này ở Việt Nam không đáng kể và hầu như không có). Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, bảo quản sổ, lập hồ sơ cho người lao động, trả trợ cấp BHXH cho người lao động, cung cấp tài liệu, thông tin về người lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc nâng cao nhận thức của người lao động đối với hoạt động BHXH, một mặt giúp cho hoạt động BHXH được thực hiện một cách chôi chảy, mặt khác giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. • Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung.
• Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động BHXH đòi hỏi có một bộ máy thực hiện các hoạt động BHXH mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ hoàn chỉnh. Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH là một yêu cầu cấp bách, tất yếu, khách quan đặt ra từ chính đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động BHXH phải được tiến hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội. Tức là, vấn đề tăng cường quản lý nhà nước không chỉ nhằm vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn nhằm vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.
Về nội dung này, văn kiện Đại hội Đảng khóa VIII khẳng định: “ Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào các đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội”. Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ việc đóng vào quỹ của các chủ thể tham gia BHXH (do người lao động và người sử dụng lao động đóng theo quy định của luật BHXH, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ, hỗ trợ của nhà nước và các nguồn thu nhập hợp pháp khác) được sử dụng để trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Chính sách BHXH đã động viên được đội ngũ công nhân, viên chức nhà nước gắn bó với với cách mạng, hăng say chiến đấu, lao động sản xuất, xây dựng đất nước. - Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.
XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG QUẢN LÝ. Theo những quy định về thẩm quyền của Chính phủ tại chương VIII Hiến pháp năm 1992 và chương II Luật Tổ chức Chính phủ năm 2002 thì thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực BHXH là:. - Quyền kiến nghị lập pháp, dự thảo các văn bản luật BHXH trình quốc hội, dự thảo trình Quốc hội các chính sách lớn về BHXH;. - Quyền lập quy, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về BHXH, quyết định các chủ trương, biện pháp về tổ chức và quản lý BHXH;. - Quyền quản lý và điều hành các hoạt động BHXH;. - Quyền tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý BHXH trong cả nước;. - Quyền hoạch định chính sách, quy hoạch, đào tạo, quản lý nguồn nhân lực cho BHXH;. - Quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình tổ chức và quản lý BHXH. Như vậy, Chính phủ là chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH và tổ chức hoạt động BHXH. UBND các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các lĩnh vực hoạt động ở địa phương trong đó có tổ chức và chỉ đạo công tác BHXH ở địa phương theo quy định của pháp luật. Ta có thể xem UBND các cấp là loại chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH dưới góc độ chủ thể hình thức. Trong cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được Chính phủ giao. Các bộ có chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH theo trách nhiệm quản lý nhà nước đối với nghành hoặc lĩnh vực được Chính phủ giao, cụ thể là:. - Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quỹ BHXH và mọi hoạt động tài chính BHXH. - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực, chế độ chính sách BHXH. - Bộ y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chăm sóc y tế. Có thể coi chủ thể BHXH Việt Nam là chủ thể đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức và quản lý hoạt động BHXH. Theo điều 8 Luật BHXH quy định rừ cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bao gồm:. 1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHXH. 2) Bộ lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. 3) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. 4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về BHXH trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Để cụ thể hoá chức năng quản lý nhà nước có Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc giám sát chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của cơ quan BHXH: chỉ đạo quản lý và phát triển quỹ BHXH; thông qua dự toán và quyết toán hàng năm.
Tóm lại, hiện nay ở nước ta chủ thể quản lý nhà nước bao gồm nhiều cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong đó có một cơ quan thuộc Chính phủ chuyên trách chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động BHXH – Cơ quan BHXH Việt Nam. Đây là quan hệ chủ yếu trong quan hệ BHXH, vì mục đích của BHXH là đảm bảo vật chất cho cuộc sống của người lao động và thân nhân của họ khi họ mất hoặc giảm khả năng lao động trong trường hợp gặp các rủi ro theo quy định của Luật BHXH hoặc hết tuối lao động.
Nhờ đó, mà chính sách BHXH luôn được kế thừa và đổi mới cơ bản; tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho người lao động vào làm việc trong các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh; thành lập quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước, hạch toán độc lập trên cơ sở lấy thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động để chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách BHXH cũng được đổi mới căn bản; hình thành nhanh tróng, đồng bộ hệ thống tổ chức nghành BHXH từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống văn bản về BHXH có nhiều chuyển biến đã tạo nên hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện ngày một tốt hơn chế độ, chính sách BHXH do Nhà nước quy định.
Vấn đề này đặt ra muốn bảo vệ quyền lợi cho người lao động được tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật đồng thời giúp cho công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH được thuận tiện đòi hỏi công tác quản lý lao động, quản lý các cơ sở sử dụng lao động cần được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là các cơ sở sử dụng lao động tư nhân. Hàng tháng, người sửa dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là :3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sửa dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau và chế độ thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Ngoài những sai phạm trên thanh tra BHXH còn phát hiện các một số sai phạm mang tính cố ý chuộc lợi một cách tinh vi của người sử dụng lao động như: khai sai quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, chỉ đóng BHXH theo mức lương tối thiểu ( phổ biến ở các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp); hợp pháp hoá hồ sơ để đủ điều kiện giải quyết hưu, giảm lao động cho doanh nghiệp; hợp pháp hoá hồ sơ để hưởng các chế độ: tử tuất, tai nạn lao động hành tháng. Tuy vậy, công tác thanh tra kiểm tra sử lý vi phạm Luật BHXH Thực tế cho thấy rằng công tác thanh tra, kiểm tra nhìn chung còn mỏng, đôi khi còn buông lỏng, có lúc có nơi còn chồng chéo, chưa có cơ chế phối hợp nên việc nhiều cơ quan vào thanh tra, kiểm tra một đơn vị trong cùng một thời gian đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Thứ nhất, Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về chính sách BHXH còn quá nhiều, chậm sử đổi, bổ xung dẫn đến việc các cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và người lao động gặp không ít khó khăn trong việc hiểu và nắm vững chớnh sỏch; gõy khú khăn cho việc theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt. Thực tế cho thấy, trong công tác chỉ đạo hoạt động BHXH ở địa phương, cơ quan có thẩm quyền như: tỉnh uỷ, UBND tỉnh, BHXH tỉnh hay sở lao động thương binh và xã hội chỉ cần có ý kiến chỉ đạo hoặc nhắc nhở thì các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn còn chậm trễ hoặc chây ỳ sẽ nhận thức ngay được trách nhiệm của mình và có chuyển biến bằng hành động tích cực.
ĐỖ VĂN SINH, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trong mục tiêu cần phải đạt được của hệ thống BHXH cũng đã nêu lên mục tiêu hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH như sau: “ Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước và nâng cao năng lực quản lý của hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam”. Cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản của BHXH là mở rộng mọi thành viên xã hội tham gia BHXH; đảm bảo tính bền vững của quĩ BHXH; tính ổn định về thể chế tổ chức BHXH (ổn định lâu dài, quản lý hiệu quả ); tính chuyên nghiệp và hiện đại; Nhà nước giữ vai trò đóng góp và bảo trợ rủi ro.
Đặc biệt điều đầu tiên là phải có sự thống nhất thông suốt từ cấp uỷ và chính quyền địa phương; Thống nhất cơ chế phối hợp từng nghành, từng cấp trong mọi lĩnh vực liên quan đến người lao động và BHXH trong các đơn vị đặc biệt là các đơn vị kinh tế tư nhân như phối hợp nghành Kế hoạch - Đầu tư với UBND xã, chính quyền Thị trấn để nắm đầu vào đầu ra của các đơn vị với nghành Lao động – Thương binh và Xã hội; Tài chính để xác định đối tượng thu, mức thu với các nghành thuế, Thanh tra, Kiểm soát, Công đoàn để đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thu nộp BHXH. Để khắc phục những sai phạm về đóng, chi quản lý quỹ BHXH của các cơ quan BHXH đặc biệt là tình hình nợ đọng, chốn tránh đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động thì biện pháp trước mắt là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên nghành; thanh tra lao động; thanh tra tài chính; thanh tra y tế và của cơ quan BHXH, kiểm tra của tổ chức công đoàn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC.