Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng gạo tại Công ty Lương thực Miền Bắc

MỤC LỤC

QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU Hoạch định hay lập kế hoạch là một hoạt động thiết yếu để đảm bảo xây dựng và

    Trong quá trình hoạch định chiến lược này tất cả các yếu tố quan trọng của quản trị như : tài chính, nhân sự, thông tin… đều được xem xét trong mối quan hệ tương tác qua lại tại mọi cấp độ quản trị của công ty, nhằm giúp công ty nói chung và chức năng quản trị nói riêng đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Lý do thông thường nhất thúc đẩy sự thoả thuận các hiệp định của nhà sản xuất là các điều khoản quốc tế về thương mại có tác động tiêu cực đối với các nhà xuất khẩu hàng hoá đang đương đầu với giá cả không ổn định, mà trong tương lai xa, sẽ gia tăng chậm chạp hơn nhiều so với mức trung bình của các sản phẩm sản xuất.

    CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

    SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

     Xuất nhập khẩu lương thực, các loại nông sản thực phẩm, sản phẩm chế biến, các loại thiết bị chuyên dùng trong sản xuất, kinh doanh của nghành nông nghiệp công nghiệp thực phẩm. Tổng công ty Lương thực Miền Bắc có nhiệm vụ kinh doanh lương thực, tiêu thụ hết lương thực hàng hoá của nông dân, cân đối điều hoà lương thực đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả lương thực; bao gồm xây dựng kế hoạch phát triển; đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến, lưu thông, tiếp thị, vận chuyển, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, cung ưng vật tư và thiết bị chuyên dùng, hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; tổ chức vùng lương thực hàng hoá, đào tạo nhân công, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần hiện đại hoá nền sản xuất trong vùng và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác, phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.

    KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY

    Năm 2001, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết không thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp và ảnh hưởng của cuộc khủng bố tại Mỹ vào ngày 11/9 và một số khó khăn khác trong quá trình hoạt động SXKD nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều được thực hiện vượt mức. Như vậy, qua kết quả hoạt động SXKD năm 2001 Tổng công ty Lương thực Miền Bắc lại một lần nữa khẳng định mình là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam.

    THỰC TRẠNG QUÁTRÌNH SOẠN THOẢ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

    Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng không chỉ quyết định đến sự thành công của quá trình giao hàng từ VINAFOOD I đến các thị trường mà nó còn có tác động tích cực đối với các thị trường như tạo điêù kiện tốt để phát triển thị trường, nâng cao khả năng thích ứng, dịch chuyển của mặt hàng gạo và cuối cùng là tạo ra cho VINAFOOD I một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn. Quá trình này nếu thực hiện đúng như vậy thì không có gì đặc biệt nhưng sẽ thấy một điểm chú ý sau: Tổng công ty phải ký một hợp đồng để mua bao bì và in mác sau khi có một hợp đồng xuất khẩu mà đây là Tổng công ty lớn có rất nhiều công ty con trực thuộc và có khả năng kinh doanh mặt hàng khác vì vậy việc cung cấp bao bì sẽ không khó nếu như có đầu tư.

    BIỂU HÌNH 8: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG GẠO 5% TẤM
    BIỂU HÌNH 8: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG GẠO 5% TẤM

    Nước NK

    ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2001, NHỮNG THUẬN LỢI KHể KHĂN CỦA TỔNG CễNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

    Từ kinh doanh lương thực là chính đã mở rộng sang thực phẩm, các loại nước giải khát, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, xăng dầu, chất đốt, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, nuôi trồng cây con; từ kinh doanh thương mại là chủ yếu đã chuyển sang các lĩnh vực sản xuất, chế biến và nhiều loại hình dịch vụ khác… Những lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng mới nói trên bước đầu được khai thác hiệu quả và đã phát huy tác dụng, tạo tiền đề cho bước phát triển của Tcty để trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành trong tương lai. Bên cạnh những doanh nghiệp chịu vận động, thích ứng nhanh với chủ trương mới, bước đầu có những chuyển biến tích cực vẫn còn những đơn vị lúng túng trong mục tiêu giải quyết công ăn việc làm trước mắt, chưa lập được đề án tổng thể xây dựng và phát triển đến 2005, chưa tìm thấy hướng đột phá, giải quyết cơ bản tình trạng SXKD khó khăn, thiếu thị trường, thiếu việc làm…vì thế, chưa xác định được một cách chắc chắn con đường phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang gần kề và cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt.

    PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

      Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kinh doanh khá cao, rất nhiều người có trình độ đại học và trên đại học về kinh doanh xuất nhập khẩu như cử nhân kinh tế, cử nhân luật…và một số bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, kết hợp với các yếu tố khách quan khác, những năm qua, hoạt động kinh doanh của Tcty Lương thực Miền Bắc tỏ ra rất hiệu quả. Để có được một kết quả đáng khích lệ như vậy, yếu tố then chốt quyết định sự thành công là yếu tố con người với những yếu tố phẩm chất của họ như: tính quyết đoán, khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác, kịp thời, khả năng phân tích các dữ liệu, khả năng làm việc độc lập…và xác định được tầm quan trọng của các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

      DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO

      Với mục đích là phát triển nên mọi quốc gia trên thế giới đều mong muốn độc lập, phát triển và quyền lợi của mình không bị xâm phạm do vậy các hoạt động về chính trị và pháp luật đều bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình hay giai cấp thống trị của nước đó. Những công cuộc nghiên cứu này đã tạo ra được những kết quả ứng dụng vào sản xuất để phục vụ cho đời sống hàng ngày như hàng loạt các máy tính thế hệ mới, robot, công nghệ sinh học, vật liệu mới, khám phá vũ trụ… đồng thời có sự chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp với nhau và giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển và kém phát triển.

      PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2002 CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

        Có kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện Nghị quyết TW 3 và các Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang Cty TNHH một thành viên, lựa chọn để cổ phần hóa hoặc áp dụng thí điểm các hình thức “giao, bán, khoán, cho thuê”…Trên cơ sở đó hình thành dần cơ chế quản lýTCty theo hướng của mô hình “Cty me – Cty con”. Qua đó tôi thấy rằng với loại kênh phân phối đầu tiên, tức là dựa vào hợp đồng được ký kết giữa hai Chính phủ có rất nhiều ưu điểm, đảm bảo một thị trường ổn định và lâu dài cho Tổng công ty, nhưng với loại kênh phân phối thứ hai, Tổng công ty sẽ dễ dàng bị mất các thị trường hiện hữu nếu không ký tiếp được hợp đồng với các trung gian phân phối nữa, bởi hiện tại, Tổng công ty không hề có đại lý, chi nhánh hay văn phòng đại diện tại các thị trường này.

        MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NểI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

        Cho phép đơn vị chế biến đạt tiêu chuẩn đạt chất lượng Việt Nam, cấp giấy chứng nhận cho các lô hàng chế biến để làm căn cứ cho cơ quan giám định chất lượng kiểm định và cho phép xuất.Điều đó giảm bớt việc phải giám định từng lô hàng khi cơ quan giám định được khách hàng uỷ quyền kiểm định có như vậy mới nâng cao được chữ tín của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, tổ chức một số điểm thu thập tin trực tiếp ở nước ngoài và trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liờn quan đến mậu dịch gạo để theo dừi kịp thời cỏc diễn biến về cung – cầu, giá cả và các giao dịch đáng chú ý của thị trường gạo thế giới, nhất là thông tin về hoạt động xuất khẩu gạo của những đối thủ cạnh tranh lớn như: Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ…Thông tin về nhập khẩu gạo của các khu vực thị trường như Trung Quốc, Đông Bắc Á, Srilanka, và Tây Á, Indonexia và Đông Nam Á, Iran và Trung Đông, Pháp, và Tây Âu, Nga và Đông Âu, Châu Phi, Brazil và Châu Mỹ Latin… Trên cơ sở đó, Uỷ ban Quốc gia Điều hành xuất khẩu gạo đưa ra quy định cụ thể về khai thác nguồn thông tin phục vụ hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.