MỤC LỤC
Có thể giải thích điều này là do việc tiến hành cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây như: Công ty cổ phần xi măng và xây dựng công trình, Công ty cổ phần nông công nghiệp chè Thái Bình, Công ty cổ phần thương mại tổng hợp… Sự thay đổi này khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong quá trình hoạt động nên không ít doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn tới quy mô vốn bị giảm sút, bên cạnh đó còn có một sô doanh nghiệp có tình hình tài chính không lành mạnh thậm chí mất hết vốn Nhà nước và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các dự án này chủ yếu của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Hàn Quốc tập trung vào khai thác các thế mạnh của tỉnh như: trồng rừng, khai thác và chế biến khoáng sản, các lĩnh vực dịch vụ như bán hàng miễn thuế, trung tâm thương mại… góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hơn nữa, Lộc Bình và Cao Lộc có nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn và đang được tiến hành khai thác như than, đá vôi… nên tập trung nhiều nhà máy công nghiệp lớn của tỉnh như: nhà máy khai thác đá, sản xuất gạch ngói, khai thác than, … Bên cạnh đó, Lộc Bình còn có khu du lịch nghỉ mát Bắc Sơn nổi tiếng của tỉnh, trong những năm gần đây khu vực này đã được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp như cac dự án xây dựng cải tạo tuyến đường lên khu du lịch Bắc Sơn, đầu tư phát triển khu du lịch nghỉ mát Bắc Sơn…. Chủ yếu là vốn đầu tư của các chương trình quôc gia như: chương trình 135, chương trình khắc phục di dân tự do, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình trung tâm cụm xã, các chương trình về sức khoẻ và vệ sinh nước sạch nông thôn, các chương trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng, … Nguồn vốn đầu tư ở đây chủ yếu lấy từ Ngân sách Nhà nước và một số dự án ODA, NGOs.
Đặc biệt trong giai đoạn này hai huyện nhận được khá nhiều vốn đầu tư tập trung vào cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhiều hệ thống thuỷ lợi như: Yên Bình, Quất Cối, kênh mương Kai Hiển (Hữu Lũng), hệ thống thuỷ lợi Bằng Mạc, Đồng Mỏ ( Chi Lăng ), vì đây là vùng tập trung trồng cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh. Với những lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên trục đường giao thông thuận lợi lại tiếp giáp với Trung Quốc – một đất nước có nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ - nên Lạng Sơn có điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch.
Trong giai đoạn này, Lạng Sơn đã tiến hành đầu tư mở rộng hệ thống lưới điện quốc gia, cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thành phố, triển khai mở rộng mạng lưới điện để có năng lực tương đương với hệ thống lưới điện của tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc ) và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh điện…Bên cạnh lượng vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa lưới điện tỉnh còn nhận được một lượng vốn đầu tư từ nước ngoài như dự án FIO trên 100 tỷ đồng của Phần Lan. Cùng với công tác đầu tư cho mạng lưới bưu chính viễn thông, công tác đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nổi bật như các tổng đài vệ tinh được triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hoạt động ổn định, nâng cao năng lực mạng lưới, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu phát triển thông tin viễn thông trên địa bàn trong thời gian dài, nhiều dịch vụ mới được đầu tư triển khai có tốc độ tăng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Mega VNN, dịch vụ chuyển phát nhanh… Chất lượng dịch vụ viễn thông nông thôn được nâng cao thông qua dự án cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã, thay thế dần phương thức truyền dẫn hiện có.
Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như ngành công nghiệp tăng từ 5,04% năm 2001 lên 15,4 % năm 2008, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số nhà máy công nghiệp lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành giáo dục và y tế thì đó là kết quả của những chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ trường tranh tre nứa lá, nâng cao sức khoẻ cho người dân….
Trong giai đoạn này, nguồn vốn từ khu vực Nhà nước ( như vốn từ Ngân sách, tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước ) luôn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thế nhưng tỷ trọng của thành phần này trong nền kinh tế thì lại nhỏ hơn nhiều so với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Vốn giảm, vốn tự đầu tư ít, khả năng đổi mới công nghệ kém, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,… Tuy nhiên trong bốn năm trở lại đây ( từ năm 2005 đến năm 2008 ) khu vực kinh tế Nhà nước có tỷ trọng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đó là do một số dự án của Nhà nước sau một thời gian triển khai đã đi vào hoạt động và phát huy tác dụng như dự án nhà máy khai thác than ở Na Dương khiến nguồn thu cho Ngân sách từ khu vực này tăng lên khá nhiều.
Nhờ sự đầu tư tích cực mà thương mại và du lịch Lạng Sơn phát triển khá mạnh so với nhiều tỉnh bạn như Cao Bằng, Bắc Kạn… Tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề đặt ra là sự đầu tư dàn trải về khách sạn gây ra hiện tượng bùng nổ khách sạn trong những năm vừa qua, đầu tư xây dựng quá nhiều chợ mà chưa tập trung vào nâng cấp những chợ hiện có gây ra tình trạng những chợ xây xong mà vắng khách và bà con thương nhân không đến buôn bán ( như chợ Phú Lộc ). - Những vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số dự án chậm được khắc phục, do chủ đầu tư chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các địa phương trong việc xác định nguồn gốc đất, chưa có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai thực hiện, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc thực hiện các quyết định của UBND tỉnh, còn ngại tiếp xúc, đối thoại với dân, một số dự án còn thiếu vốn chi trả gây mất lòng tin trong nhân dân.
Xây dựng khu du lịch Mẫu Sơn trở thành điểm du lịch quốc gia; hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiếp tục đầu tư, nâng cấp khu di tích danh thắng Tam - Nhị Thanh, Thành Nhà Mạc, công viên hồ Phai Loạn, khu du lịch cách mạng Bắc Sơn, hệ thống hang động, khu bảo tồn thiên nhiên Mỏ Rẹ, Pháo đài Đồng Đăng, khu du lịch Đèo Giang – Văn Vỉ, Hồ Nà Tâm… Đa dạng hoá các hình thức du lịch và nghỉ dưỡng, mở rộng các tuyến du lịch liên vùng. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng mạng lưới giao thông , điện nước, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng khác, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; tạo thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các vùng kinh tế động lực, trọng điểm của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho các vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn khai thác được tiểm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển với tốc độ nhanh hơn; từng bước giảm dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
Nếu Quỹ này hoạt động hiệu quả thì những lợi ích mà nó đem lại sẽ cực kỳ to lớn, như: góp phần huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tăng nguồn cung cho nhu cầu đầu tư; thực hiện đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế của tỉnh; cung cấp các dịch vụ tài chính, tư vấn đầu tư, ủy thác và tiếp nhận ủy thác quản lý vốn đầu tư và các nguồn vốn khác từ các chủ đầu tư; tham gia hoạt động thị trường vốn: kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán và các dịch vụ khác…Đây là tiền đề quan trọng giúp hình thành và phát triển thị trường vốn của Lạng Sơn. Trong những năm gần đây, khi mà xu hướng vốn ODA giảm sút thì nguồn vốn này lại ngày càng trở nên khó khăn, vì vậy tỉnh cần có những biện pháp giúp nâng cao hình ảnh trong mắt các nhà đầu tư như tập trung thực hiện giải ngân vốn ODA đúng tiến độ, tránh thất thoát lãng phí trong quá trình thực hiện, đảm bảo chất lượng thi công các công trình, chất lượng triển khai và thực hiện các chương trình, dự án… Thực hiện tốt những biện pháp trên thì trong thời gian tới tỉnh có thể thu hút thêm nguồn vốn từ nhiều nguồn nữa đặc biệt là chương trình hiện vẫn đang trong giai đoạn vận động.