MỤC LỤC
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn hiện nay, dự báo xu hướng trong tương lai… trong chương 2 của đề tài (Cụ thể là trong mục 2.2 và mục 2.3) 2.2. Việc chuyển đổi chợ trên địa bàn quận Đống Đa phần lớn được xác định kết hợp với đầu tư xây dựng lại.Tuy nhiên, địa điểm xây dựng chợ tạm khó khăn, quận dự kiến lộ trình sau khi xây dựng xong TTTM chợ Ngã Tư Sở sẽ thực hiện dự án các chợ khác cần bố trí chợ tạm vào vị trí chợ tạm Ngã Tư Sở. Để đánh giá tổng quan tình hình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Đống Đa, chuyên đề đi đánh giá từng mô hình quản lý chợ hiện nay trên địa bàn quận như mô hình BQL, mô hình HTX, DN về các tiêu chí khác nhau như vấn đề về tài chính, nhân sự, cơ chế quản lý….
Nhân sự: Nhà thầu phải lựa chọn những nhân sự có năng lực nhất, phù hợp nhất làm việc cho doanh nghiệp mình để đảm bảo hoàn thành yêu cầu công việc nhưng vẫn có lãi; có quyền chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động không đáp ứng yêu cầu công việc. Để thúc đẩy chuyển đổi mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn thành phố thì sở Công Thương cũng như các cơ quan liên quan cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX hay các ban quản lý chợ có điều kiện thuận lợi để đầu tư, xây dựng và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh chợ. Ngoài những yếu tố trên còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay như: vị trí địa lý, sự thuận tiện về giao thông, sự phát triển của các loại hình phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, nhân sự…Tuy các yếu tố này không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó có tác động tới việc quyết định đầu tư, kinh doanh khai thác chợ của các nhà đầu tư.
Điều này được thể hiện rừ nhất ở dự án xây dựng mới chợ Ngã Tư Sở, thương nhân nộp đến 80% vốn xây dựng thì việc chọn mô hình quản lý chợ do thương nhân quyết định. Điều đó đặt ra vấn đề là có nên tiếp tục Nhà nước phải chi cho xây dựng các chợ, sau đó thu hồi thuế dần không hay có thể chuyển đổi cho các tổ chức kinh tế, các cá nhân khác tham gia đầ tư, xây dựng và kinh doanh khai thác chợ. Để thấy rừ tỡnh hỡnh phỏt triển hệ thống chợ trờn địa bàn quận Đống Đa khi chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, chúng ta sẽ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ giai đoạn 2006 – 2010.
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh cuả hệ thống chợ trước năm 2007 không cao, chi phí đầu tư khá lớn nhưng từ năm 2007 đến nay doanh thu và lợi nhuận lại liên tục tăng. Lý do là công tác chuyển đổi mô hình tổ chức chợ kết hợp với việc đầu tư xây dựng lại nên một số chợ đã mất một khoản chi phí không nhỏ cho việc xây dựng lại. Dựa vào bảng 2.2 ta thấy, từ năm 2007 đến nay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí phát triển của hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa có xu hướng tăng dần qua các năm.
Hiệu quả kinh tế -xã hội : HTX có 131 xã viên, tạo việc làm cho 188 lao động trong đó có 57 người không phải là xã viên, mức lương tối thiểu của lao động gần 1 triệu đồng/tháng, mức tối đa gần 3 triệu đồng/tháng. Việc quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn quận Đống Đa chưa thực sự hiệu quả, thiếu sự điều tra, khảo sát nhu cầu thực tiễn dẫn đến tình trạng nhiều chợ sau khi xây dựng không đi vào hoạt động, không khai thác hết công suất hoạt động của chợ. Tuy nhiên thực tế ở hầu hết các địa phương các đơn vị quản lý chợ hiện nay vẫn phổ biến là ban quản lý chợ hay tổ quản lý chợ thậm chí nhiều chợ không được quản lý.
Ngoài ra, công tác thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác, hoạt độn của một số chợ chưa đạt hiệu quả như mong mốn do các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thống nhất trên các địa bàn khác nhau. Những vấn đề về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm là những mối lo ngại lớn nhất đối với các loại chợ này.Việc các chợ cóc, chợ tạm vẫn tồn tại ở nhiều nơi là do công tác quản lý chợ chưa thực sự hiệu quả. - Việc tồn tại đa số các chợ trên địa bàn hoạt động theo mô hình BQL và tổ QL là do việc tuyên truyền các cơ chế chính sách phát triển hệ thống chợ của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả.
Để thực hiện hình thức này,đòi hỏi sự phối hợp của chính quyền địa phương.UBND Thành Phố,các Quận với các chủ đầu tư xây dựng các khu dân cư trong việc xác định diện tích,giá cả quyền sử dụng đất đối với khu vực dành cho phát triển chợ và sự cam kết của nhà đầu tư khai thác kinh doanh chợ,rằng chỉ được xây dựng chợ chứ không được dùng vào mục đích khác đối với phần diện tích đã quy hoạch cho phát triển chợ. Hoạt động của chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn mang nặng vấn đề xã hội,lien quan đến an ninh trật tự, an toàn giao thông,vệ sinh thực phẩm,vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy.Để góp phần giải quyết tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường,khuyến khích xây dựng chợ,nâng cấp sửa chữa chợ, thu hút tiểu thương vào chợ cần có các chính sách ưu đãi về thuế cũng như các khoản thu khác theo hướng các hộ kinh doanh trong chợ có mức điều tiết về thuế và các khoản thu khác thấp hơn so với các hộ kinh doanh cùng ngành hang ở cùng khu vực đường phố. Để các doanh nghiệp có thể bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ cần phải đảm bảo các lợi ích chính đáng cho các nhà đầu tư cũng như các hộ tiểu thương kinh doanh trong chợ.Cần phải giải quyết triệt để các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường ăn theo chợ chính thức.
Đối với một số chợ trong địa bàn quận, huyện quá bức xúc về vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, an ninh trật tự, không có khả năng thu hút các nhà đầu tư khai thác kinh doanh chợ do kinh phí giải tỏa quá lớn thì có thể kiến nghị lên lên Thành phố có hỗ trợ về ngân sách của Quận, huyện để giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên bằng việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa, cải tạo và giải tỏa các hộ dân lấn chiếm mặt bằng chợ. Để khắc phục tình trạng đa số cán bộ quản lý các chợ không có nghiệp vụ chuyên ngành, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm, cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ cho số cán bộ hiện có và đào tạo những cán bộ chuyên về công tác quản lý chợ lâu dài cho các địa phương. - Đối với các chợ tự phát hình thành từ những nơi có nhu cầu về chợ (các khu dân cư tập trung, các khu đô thị mới…) nhưng chưa có chợ chính thức, việc giải toả các chợ tự phát phải đồng thời với việc xây dựng chợ mói nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh tự phát trong việc giải toả các chợ tự phát. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, nhất là chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên và những người có uy tín trong khu vực để tuyên truyền, vận động các hộ chấm dứt mua bán lấn chiếm lòng, lề đường. Trong bốn năm được giáo dục và đào tạo tại trường, em đã được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như nghiên cứu tích lũy kinh nghiệm về cả lý luận và thực tiễn, đây là nền tảng để em có thể có những kỹ năng cần thiết, phục vụ cho việc thực tập cuối khóa và hoàn thành chuyên đề này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa kinh tế là những người trực tiếp chỉ bảo Em trong suốt quá trình học tập bốn năm tại trường. Nguyễn Minh Phương , trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp vừa qua cô đã luôn chỉ bảo tận tình, và giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành bài luận này. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các chú, anh, chị phòng KH Công Nghiệp- Thương Mại- Dịch Vụ thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.