MỤC LỤC
Quản lý công tác SV được coi là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Theo dừi cụng tỏc phỏt triển đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV môi trường phấn đấu rèn luyện.
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Nói cách khác HSSV là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Vì ở môi trường Đại học, cao đẳng SV có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm - sinh lý; qua đó nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu..), nhu cầu được học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời).
Như vậy, mục tiêu của quản lý công tác sinh viên hướng vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công nhân, đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh đưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, khi mục tiêu đào tạo - chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nó có tác dụng ngược lại giúp cho công tác quản lý sinh viên hiệu quả hơn, phù hợp hơn với từng giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế.
Công tác nghiên cứu khoa học của trường cũng được triển khai một cách có hiệu quả, thiết thực, vừa giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo của nhà trường đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của kinh tế - xã hội tại địa phương, trong những năm qua CBGV đã thực hiện được 24 đề tài cấp trường, 92 đề tài cấp khoa, 65 tập bài giảng và giáo trình, 7 hội thảo cấp trường và liên trường và nhiều hội thảo cấp khoa nhằm đẩy mạnh công tác NCKH cho sinh viên. + Hệ thống nhà làm việc của Ban Giám hiệu (BGH), các đơn vị hành chính, các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Phương hướng phát triển của nhà trường:. a) Xây dựng một Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đào tạo đa cấp, đa ngành, có chất lượng trung khu vực miền trung tây nguyên và cả nước,. b) Tăng cường nâng cao về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho cho địa phương, khu vực miền Trung tây nguyên và cả nước;. c) Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật có chất lượng nhằm phục vụ tốt cho giảng dạy và học tập. d) Tăng cường hợp tác quốc tế (trước hết là trong khu vực) nhằm đào tạo sinh viên, bồi dưỡng giảng viên, cử giảng viên đi học, xây dựng các chuyên ngành cần thiết cho nhu cầu của địa phương và khu vực vùng và toàn quốc, phấn đấu đến năm 2020 trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) có uy tín trong nước và khu vực Quốc tế.
Số SV của trường đa số là người kinh, tuy nhiên vấn đề tôn giáo hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, truyền đạo đã và đang xâm nhập vào một bộ phận sinh viên, đây là một vấn đề phức tạp đặc biệt trong tình hình hiện nay có không ít phần tử xấu, lợi dụng chiêu bài tôn giáo, dân tộc để kích động, lôi kéo làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị trật tự và an toàn xã hội nên trong quản lý công tác sinh viên của nhà trường, vấn đề này cũng là một điểm cần lưu ý. Tuy nhiên, với những biểu hiện tiêu cực như đã phân tích và những khó khăn mà SV phải đối mặt đòi hỏi quản lý công tác sinh viên của trường cần phải linh hoạt, khéo léo nhằm hạn chế thấp nhất những khó nhăn và những biểu hiện tiêu cực, hướng SV vào những hoạt động lành mạnh, có tính tích cực cao và giúp SV khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống để có thể tập trung vào nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình, đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Như vậy, nhiệm vụ quan trọng trong quản lý SV là nhà trường phải chỉ đạo tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương, Công an Phường, tổ dân phố và các ban ngành liên quan làm sao để hạn chế được thấp nhất những khó khăn cho SV tạm trú học tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV ổn định chỗ ở, có môi trường sống lành mạnh để học tập và rèn luyện góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý sinh viên nói ngoại trú, Nhà trường đã gặp một số khó khăn do hoàn cảnh khách quan như: các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền, lôi kéo học sinh, sinh viên bằng nhiều hình thức như sử dụng mạng Internet, băng, đĩa, tổ chức các hoạt động nhằm mục đích làm ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học.
Công tác quản lý khen thưởng, kỷ luật là sự đánh giá khẳng định đối với những tư tưởng và hành vi của SV đã làm có ý nghĩa với xã hội, với tập thể và người khác cũng như sự tự nỗ lực vươn lên của SV trong học tập và rèn luyện nhằm để khẳng định những nhân tố tích cực trong tư tưởng và hành vi của SV, có tác dụng điển hình tiên tiến cho tập thể sinh viên nhằm lan tỏa những gương tốt trong sinh viên của nhà trường, song song với công tác khen thưởng là công tác kỷ luật nhằm giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong nhà trường cần thực hiện kịp thời nghiêm minh đúng quy định đối với những sinh viên có hành vi vi phạm nội quy, quy chế và đưa ra các hình thức kỷ luật kịp thời, mang tính răn đe, giáo. - Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng được các chuẩn mực về văn hóa trường học cho các cá nhân, tổ chức, cán bộ, giảng viên phải làm gương cho SV noi theo từ tác phong làm việc, giao tiếp, ứng xử đến việc thực hiện các quy định nghiêm túc như không hút thuốc trong giờ làm việc, ăn mặc gọn gàng lịch sự, tác phong chuẩn mực, giữ gìn vệ sinh học đường, cảnh quan môi trường …Phải có cơ chế kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế văn hóa nhà trường, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở trường hợp vi phạm thông qua đó hướng dẫn và khích lệ SV từng bước thực hiện đúng các chuẩn mực của văn hóa nhà trường, mỗi người, mỗi tổ chức tích cực tham gia xây dựng hoạt động văn hóa nhà trường từ đó tạo ra một môi trường văn hóa riêng biệt của nhà trường.
- Phòng CTSV hối hợp với các đơn vị và tham mưu, đề xuất với lãnh đạo nhà trường ban hành các quy định xây dựng văn hóa trong nhà trường và treo các bảng tại các khu vực công cộng hoặc ở phòng làm việc, phòng học bằng những bảng mica thật đẹp với những nội dung như giữ gìn vệ sinh chung, cấm hút thuốc, lịch sự trong giao tiếp và các câu khẩu hiệu mang tính nhắc nhở không bao giờ là thừa trong hoàn cảnh thực tế khi chúng ta vẫn còn cùng nhau than phiền về cung cách ứng xử thiếu văn hóa mà một số ít đồng nghiệp nào đó thực hiện với bản thân ta, hay là với sinh viên, với mọi đối tượng đến liên hệ công tác hay giải quyết công việc. - Trong các biện pháp nêu ra thì các biện pháp được đánh giá cao và có khả năng thực hiện được đạt trên 80% là các biện pháp: Nâng cao nhận thức tầm quan trọng công tác QLSV cho cán bộ, giảng viên trong công tác quản lý SV; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV; Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo chính sách quyền lợi cho SV được đánh giá mức độ cần thiết và khả thi trên 80%.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, phân công công việc cụ thể cho cỏn bộ nhõn viờn, phõn cụng rừ ràng cỏc mảng cụng việc, phụ trách công tác sinh viên các khoa, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phòng, ban, giảng viên chủ nhiệm và thư ký khoa. - Cần có sự phối hợp với gia đình, qua từng học kỳ, từng năm học nhằm cung cấp kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên đến phụ huynh để để đảm bảo thông tin và trao đổi về tình hình học tập cũng như công tác rèn luyện đạo đức của SV trong nhà trường.