MỤC LỤC
Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải (“Giải pháp giao thông TP.HCM: Chỉ là đối phó”. Sài Gòn từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất (“Không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Phần 2)”.
Công tác xây quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. - Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính.
Cụ thể, theo kết quả tính toán dựa trên các số liệu thu thập 12 năm của Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM thì hàng năm, ngập lụt gây thiệt hại trực tiếp 15 triệu đồng/ha, thiệt hại gián tiếp là 10 triệu đồng/ha, thiệt hại nông nghiệp là 3 triệu đồng/ha, thiệt hại công trình là 3 triệu đồng ha. - Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu thì nếu TP không bị ngập sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế cao hơn vì không hạn chế sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn, giá đất tăng, chi phí vận chuyển giảm… Ước tính nếu không bị ngập lụt ảnh hưởng đến các mặt đời sống TP thì có khả năng tạo cơ hội cho GDP (tổng sản phẩm nội địa) thành phố tăng trưởng thêm khoảng 4,3%/năm. Đã phối hợp với các Bộ - Ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến năm 2020, quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nhiều công trình, dự án từ nguồn vốn ngân sách được triển khai cùng với 3 dự án thoát nước sử dụng vốn ODA với mục tiêu: Nạo vét, cải tạo kênh rạch nội thành, xây dựng bổ sung hệ thống cống cấp 2-3, hệ thống thu gom và xử lý nước thải (dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Tẻ, kênh Đôi giai đoạn I, dự án Nâng cấp Đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm);.
Tuy nhiên, tình hình ngập nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; các điểm ngập tuy có giảm về số lượng và mức độ ngập nhưng vẫn chưa tạo ra những chuyển biến có tính đột phá nhất là các điểm ngập do mưa tại vùng trung tâm; chưa khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới nhất là trên các địa bàn quận mới đô thị hóa và các vùng ven ngoại thành; việc xóa, giảm các điểm ngập do triều cường chỉ mới triển khai các dự án kiểm soát triều cục bộ; các dự án kiểm soát triều trên diện rộng đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án. - Hạ tầng thoát nước phát triển không đồng bộ với quá trình đô thị hóa; chỉ đạt 1/4 chiều dài cần xây dựng phát triển đến năm 2020, thường xuyên bị quá tải do thiết kế, xây lắp và khâu quản lý vận hành thiếu đồng bộ trong khi nhiều tuyến kênh rạch thoát nước quan trọng không được nạo vét đúng kỹ thuật do tình trạng lấn chiếm làm chặn hướng thoát nước;. Do nhiều đơn vị cùng tham gia nên có những bất cập trong công tác quản lý và điều hành, trước tình hình đó Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước (03/2008), đây là cơ quan độc lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các chương trình, dự án thoát nước, chống ngập trên địa bàn thành phố.
- Bộ NN&PTNT, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Hội Thủy lợi TP.HCM và các nhà khoa học quan tâm tới vấn đề ngập nước đã cùng đưa ra những giải pháp chống ngập do triều cường, nước lũ ở TP.HCM là: giải pháp công trình cống kiểm soát đỉnh triều ở các sông rạch cấp III - cửa nối ra các sông chính (vòng giữa II) và giai đoạn đầu xây dựng hạng mục công trình tại: cống kiểm soát triều Rạch Tra, cống kiểm soát triều Vàm Thuật, cống kiểm soát triều Phú Xuân, cống kiểm soát triều rạch Mương Chuối, cống kiểm soát triều Sông Kinh, cống kiểm soát triều Kinh Lộ, cống kiểm soát triều Kinh hàng, cống kiểm soát triều Cần Giuộc (cầu Thủ bộ). Trước mắt đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thoát nước, phục vụ các công trình thoát nước quan trọng của TP tại những khu vực quận 5, 6, 11 như dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Chu Văn An, Phạm Đình Hổ, Cao Văn Lầu (quận 6); cải tạo hệ thống thoát nước đường Hùng Vương, Hoàng Lê Kha (quận 5, 6, 11); công trình chống ngập cấp bách khu vực bến xe Chợ Lớn và công trình Trạm bơm Phú Lõm để kết nối đồng bộ chống ngập cho khu vực vũng xoay Cõy Gừ và một phần lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm. Các nhà lãnh đạo TP phải có nhiều chuyến đi kiểm tra thực địa và chỉ đạo các sở - ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình chống ngập quan trọng trên địa bàn thành phố, chấn chỉnh tình trạng xả rác, chất thải, thi công gây cản trở tiêu thoát nước và đưa những trục cống thoát nước chính đã hoàn thành vào quản lý, vận hành; yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đấu nối các cốn băng ngang đường vào các trục thoát nước chính đã hoàn thành; ưu tiên nạo vét, khai thông các cửa xả dọc tuyến đại lộ Đông – Tây và dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang còn 92 điểm bị chặn dòng chảy cần phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ.
Rà soát, bổ sung các giải pháp công nghệ quản lý nước mưa đô thị và xây dựng các quy định về điều tiết trữ nước mưa nhằm giới hạn lưu lượng đỉnh xả cùng lúc vào hệ thống thoát nước thông qua các giải pháp chứa nước có điều tiết trong phạm vi từng lô đất hay đầu mạng lưới thoát nước công cộng phù hợp với thiết kế tần suất tràn của hệ thống thoát nước hiện hữu để xử lý việc gia tăng về cường độ mưa và mực nước triều đã vượt hơn tần suất tính toán trong thiết kế hệ thống thoát nước đã được xây dựng. - Quản lý chặt chẽ các quỹ đất liên quan đến vấn đề thoát nước chống ngập và bảo vệ kênh rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước + Bảo vệ quỹ đất của vùng nông nghiệp để hình thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp; bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước với bề rộng từ 50m – 800m để hình thành ba tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp bề rộng 2.000m - 3.000m dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Nhà Bè. + Về định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch hệ thống thoát nước mưa: Đối với các khu vực nội thành hiện hữu gồm 13 quận cũ, khu nội thành phát triển gồm 6 quận mới, các khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại 5 huyện ngoại thành nằm trong vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè thuộc hệ thống đê bao khép kín; cao độ nền xây dựng khống chế trong đê Hxd ≥ 2,00m, chú trọng việc hoàn thiện mặt phủ đồng thời với các biện pháp quy hoạch, quản lý đô thị nhằm nâng cao diện tích cây xanh, thảm cỏ,….
- Thực hiện việc rà soát, bổ sung điều chỉnh theo hướng quy hoạch tích hợp để giảm thiểu nguy cơ ngập một cách bền vững trên cơ sở các quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt với các nghiên cứu do các tổ chức khoa học trong, ngoài nước hỗ trợ xây dựng, triển khai một chiến lược gắn chặt 4 yếu tố: Mưa, triều, lũ và sinh thái thành một thể thống nhất không chia cắt để quản lý ngập lụt thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu một cách bền vững, thân thiện với môi trường một cách hợp lý. - Các lĩnh vực cần tập trung nghiên cứu, triển khai: Đánh giá tác động kinh tế xã hội của biến đổi khí hậu; xây dựng chiến lược tích hợp để nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó ngập lụt một cách chủ động, hài hòa; nâng cao năng lực quan trắc và dự báo ngập lụt; nghiên cứu các giải pháp mềm, cơ chế để nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan và vai trò của cộng đồng trong chiến lược ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu; tác động của việc bổ cập nước mưa đối với động thái và chất lượng.