Thủ tục giải quyết phá sản: Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ

MỤC LỤC

Các cơ quan tham gia quá trình giải quyết phá sản

Có thể thấy, phá sản về bản chất là một hiện tượng kinh tế, song do tính chất phức tạp của nó mà Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều giao thẩm quyền giải quyết cho hệ thống Tòa án, Tòa án là nhân vật trung tâm, giữ vị trí quyết định đối với việc giải quyết một vụ phá sản, vì trong quá trình giải quyết một vụ phá sản thường liên quan đến lợi ích của các bên khác nhau mà Tòa án là cơ quan độc lập, có tính chất khách quan, nguyên tắc "Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" đã trở thành nguyên tắc hiến định. Khác với thông lệ chung đó, pháp luật phá sản Việt Nam mà cụ thể là Luật PSDN lần đầu tiên được ban hành năm 1993 lại quy định mà theo đó bất cứ một doanh nghiệp nào bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đều phải trải qua giai đoạn xây dựng phương án hòa giải và giải pháp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, họp Hội nghị chủ nợ để bàn bạc, xem xét phương án này và sau đó nếu không được sự chấp nhận của Hội nghị chủ nợ thì Tòa án mới được ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp đó. Việc quy định áp đặt như vậy là không phù hợp với thực tế, dẫn đến việc tổ chức lại doanh nghiệp mắc nợ, cả các chủ nợ, cả Tòa án và các chủ thể khác có liên quan, Thực tế đã cho thấy nhiều Tòa án địa phương đã rất lúng túng khi gặp phải những trường hợp doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản đã hoàn toàn rơi vào tình trạng không còn tài sản gì đáng kể, nếu thụ lý để giải quyết thì phải tiến hành đầy đủ các giai đoạn theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 với những chi phí không nhỏ.

Giai đoạn nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản

Theo Điều 14 Luật phá sản 2004 quy định: " Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trong trường hợp này được áp dụng theo quy định tại các văn bản pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp và những văn bản pháp luật liên quan như: điểm b khoản 3 Điều 25 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 quy định: "Giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hoạt động trước thời hạn trong trường hợp để Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản" và khoản 6 Điều 43 Luật doanh nghiệp Nhà nước quy định: "Công ty Nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nếu tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng". Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật phá sản (2004): "Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả.

+ Chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch (tặng, cho động sản và bất động sản; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn; thực hiện việc thế chấp, cầm cố đối với các khoản nợ. .) do doanh nghiệp , hợp tác xã thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu (Điều 44). Ngoài những hạn chế về quyền tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như vừa nêu trên con nợ còn phải tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định, trong số đó, đáng lưu ý nhất là nghĩa vụ chấp hành các quyết định của Tòa án và Hội nghị chủ nợ; nghĩa vụ hợp tác với các chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đặc biệt là nghĩa vụ phải bảo toàn và phát triển khối tài sản của doanh nghiệp.

Giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ

Trường hợp xét thấy con nợ thực hiện phương án phục hồi có hiệu quả thì chủ nợ có quyền đồng ý đình chỉ thủ tục phục hồi; sự đồng ý của chủ nợ được coi là hợp lệ khi được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán nhất trí (Điều 76). Con nợ có trách nhiệm thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo đúng thời hạn, nội dung, Theo quy định của Điều 73 thì định kỳ 6 tháng một lần, DN, HTX có trách nhiệm báo cáo với Tòa án về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp DN, HTX thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, không đáp ứng yêu cầu về việc thanh toán nợ mà không thỏa thuận khác được với các chủ nợ thì Tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của DN, HTX để trả nợ cho các chủ nợ (Điều 80) 14.

Giai đoạn thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ 1. Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ

Việc DN, HTX thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thanh toán được các khoản nợ cho các chủ nợ theo kế hoạch là một trong những căn cứ để Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (Điều 76). Nếu giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn khoản nợ phải thanh toán thì phần giá trị chênh lệch cao hơn sẽ được nhập vào giá trị tài sản còn lại của DN, HTX để thanh toán cho các nghĩa vụ tài sản khác của DN, HTX. + Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc: nếu giá trị tài sản đủ thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Giai đoạn tuyên bố phá sản

Quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của con nợ Con nợ có quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Thời hạn khiếu nại là 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI Cể HIỆU.

Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

Nguyên nhân dẫn đến việc DN, HTX đó lâm vào tình trạng phá sản là do sự điều chuyển tài sản của cấp trên trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp hợp tác xã hay do một lý do nào khác cũng không có ý nghĩa trong việc xác định tình trạng phá sản của DN, HTX đó, không thể là căn cứ để Tòa án xem xét việc có mở hay không mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX này. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng hoạt động chẳng được bao lâu thì mất tích, nếu có chủ nợ xin mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mà Tòa án không xác định được trụ sở doanh nghiệp vì theo địa chỉ đăng kí thì doanh nghiệp đã chuyển đi không để lại địa chỉ mới, xác minh nơi cư trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của các thành viên công ty đều không có. Trong việc bán đấu giá tài sản của DN, HTX bị phá sản, nếu đã hai lần hạ giá mà không bán được, các chủ nợ cũng không ai nhận tài sản đã giảm giá đó mà lại thực hiện như quy định tại Điều 48 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 (“trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác”) thì không phù hợp.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi có hiệu quả Luật phá sản năm 2004

Đó là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác xã gồm cả liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Với khoảng thời gian này, theo báo cáo của các Tòa án trong những năm vừa qua cho rằng thời gian đó là quá ít để có thể xem xét bao gồm cả việc triệu tập doanh nghiệp yêu cầu phá sản và những cá nhân và tổ chức người liên quan, nghiên cứu các báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những biện pháp khắc phục nhưng không thoát khỏi sự phá sản. Trong khi đó doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn tồn tại, vẫn hoạt động kinh doanh, vẫn phải ký kết các giao dịch mới, có các chủ nợ mới và chỉ chấm dứt hoạt động kinh doanh khi có quyết định thanh lý tài sản (Điều 82). Theo chúng tôi, để giải quyết khó khăn này, Luật cần quy định khả năng bổ sung danh sách chủ nợ trong những trường hợp cần thiết. Theo Khoản 1 Điều 43 Luật phá sản quy định: Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:. a) Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;. b) Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tỏc xó rừ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bờn kia;. c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;. d) Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;. đ) Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.