Xây dựng chiến lược giai đoạn 2007-2015 cho Công ty Dầu thực vật Tường An

MỤC LỤC

Các loại chiến lược phát triển doanh nghiệp

Tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược ở đây bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh. Cách xây dựng chiến lược ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt.

Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp

    Ma trận điểm mạnh– điểm yếu – cơ hội - nguy cơ là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: các chiến lược kết hợp điểm mạnh - cơ hội (SO), chiến lược kết hợp điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), và chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Có các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc lựa chọn: (1) khuôn khổ và sự dị biệt của doanh nghiệp; (2) bản chất tổng quát và đặc tính rút vốn gần đây của doanh nghiệp; (3) những tỷ lệ, căn bản và xu hướng hoạt động gần đây của doanh nghiệp; (4) những cơ hội theo đuổi hiện nay; (5) vị trí với đe dọa bên ngoài.

    VẬT TƯỜNG AN 1996-2006

    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN

      Ngoài ra, các sản phẩm dầu Tường An còn nhận hàng loạt huy chương vàng tại các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế như Hội chợ Quang Trung-TP.Hồ Chí Minh, Hội chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ, Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam- Hà Nội, Hội chợ thương mại quốc tế –VN Expo, Hội chợ chất lượng và chuyển giao cho thiên niên kỷ mới tại TP.Hồ Chí Minh,. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Tường An thể hiện trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; đóng góp quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, giúp đỡ trẻ nghèo, trẻ em bị khuyết tật,…….

      Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Tường An (Sơ đồ 2.1)
      Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Tường An (Sơ đồ 2.1)

      SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DẦU TƯỜNG AN, 1996-2006

        Với hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại, Dầu Tường An tiết kiệm tối đa các chi phí đầu vào như: nguyên vật liệu, lao động,… Công ty đã thiết lập bộ định mức kỹ thuật chi tiết cho từng sản phẩm nhằm kiểm soát được nguyên vật liệu tiêu hao trong từng sản phẩm sản xuất ra. Dầu Tường An đang triển khai dự án nhà máy dầu Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu), đây là nhà máy sản xuất dầu ăn thứ 3 của Tường An và cũng là một trong những nhà máy dầu thực vật có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay, 600 tấn/ngày với tổng số vốn đầu tư 330 tỷ đồng.

        Bảng 2.6 : Tình hình doanh thu tiêu thụ của Tường An
        Bảng 2.6 : Tình hình doanh thu tiêu thụ của Tường An

        GIAI ĐOẠN 1996-2006

        CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÃ ĐƯỢC HOẠCH ĐỊNH

          Đối với thị trường nước ngoài, bên cạnh việc giữ vững những quan hệ với các đối tác cũ, Công ty còn từng bước khảo sát, tìm hiểu thêm thị trường của những nước có tiềm năng mà cụ thể là thị trường trong khối ASEAN. Bên cạnh đó, Dầu Tường An còn quảng bá hình ảnh thông qua các hoạt động xã hội như: phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt, đóng góp quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, giúp đỡ trẻ nghèo, trẻ em bị khuyết tật,….

          TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1. Khái quát

            Trong năm 2005, công ty lại lắp đặt thêm 2 dây chuyền chiết dầu chai tự động công nghệ tiên tiến Châu Âu, nâng tổng công suất chiết dầu chai tự động của doanh nghiệp lên 22.500 lít/giờ, tăng gấp 4,5 lần so với trước đây. Do đó có thể thấy nguyên nhân tỷ lệ tăng trưởng không cao này hoàn toàn không phải do Tường An không đầu tư đổi mới công nghệ mà chính là do công ty gặp phải sự tranh tranh rất gay gắt về giá bán của các công ty trong nội bộ ngành.

            GIAI ĐOẠN 2007-2015

            PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 1. Phân tích môi trường nội bộ

              Ngoài vốn điều lệ và các phần lợi tức khấu hao được sử dụng vào việc đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng các nhà máy sản xuất, Công ty đã tận dụng nguồn vốn vay để đầu tư cho những dự án có tính chất quy mô như việc đầu tư vào dự án xây dựng nhà máy dầu với công suất lớn ở khu công nghiệp (KCN) Phú Mỹ. Công ty cần phải biết khi nào dòng sản phẩm hiện tại của mình không đủ sức cạnh tranh trên thị trường để thay thế bằng một dòng sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu thị trường và đặc biệt là không phải cạnh tranh với sản phẩm của các đối thủ hiện tại lẫn tiềm năng vì tính độc đáo, mới lạ của sản phẩm.

              Bảng 4.1 :  Dự báo tốc độ gia tăng công nghiệp – dịch vụ đến năm 2010
              Bảng 4.1 : Dự báo tốc độ gia tăng công nghiệp – dịch vụ đến năm 2010

              PHÂN TÍCH TỔNG HỢP BẰNG CÁC MA TRẬN

                Số điểm tổng cộng là 2,85 cao hơn mức trung bình 2,5 là 0,35 cho thấy khả năng phản ứng của doanh nghiệp Tường An chỉ dừng ở mức trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. 1.Sức mua của cư dân tăng 2.Tiềm năng thị trường lớn 3.Thị trường tài chính phát triển tạo cơ hội huy động vốn thuận lợi.

                Bảng 4.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
                Bảng 4.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

                CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TƯỜNG AN ĐẾN NĂM 2015

                • Mục tiêu của Dầu Tường An đến 2015

                  Và theo như nhận định đánh giá của Công ty Chứng khoán đầu tư trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính hiện nay của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An cùng với việc phân tích thị trường trong nước và thế giới cho rằng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Tường An là có thể đạt được nếu không xảy ra các trường hợp bất khả kháng. Những năm tới, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, đặc biệt là các loại dầu ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao dành cho người bệnh tim mạch, bơ dành cho người không muốn tăng cân,…Hướng ưu tiên là những sản phẩm phụ tận dụng nguyên liệu như việc Tường An đã cho ra đời sản phẩm thạch dừa, đây là một sản phẩm dùng trong giải khát rất được ưa chuộng hiện nay.

                  Bảng 4.13 : Kế hoạch doanh thu năm 2007 – 2009  Kế hoạch
                  Bảng 4.13 : Kế hoạch doanh thu năm 2007 – 2009 Kế hoạch

                  MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY DẦU TƯỜNG AN

                    Hỗ trợ các doanh nghiệp về việc đào tạo cán bộ, thông qua các hình thức như: tổ chức tập huấn kiến thức quản lý, hội thảo chuyên đề, xây dựng hệ thống đào tạo chuyên ngành công nghệ thực phẩm. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp di dời khỏi các khu dân cư, đô thị và phát triển những dự án xử lý chất thải theo những công nghệ tiên tiến nhất đảm bảo an toàn cho môi trường.

                    QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

                    • Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2010 nội dung sau
                      • Tổ chức thực hiện 1-Bộ Công nghiệp

                        Đầu tư kết hợp tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có hiện nay, những xưởng ép và trích ly dầu thô đầu tư mới quy mô lớn sẽ bố trí vệ tinh gần các nhà máy chế biến, tinh luyện, gần cảng biển nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, giảm bớt chi phí ban đầu, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh với dầu thô nhập ngoại, đặc biệt có thể kết hợp sử dụng nguyên liệu trong nước lẫn nguyên liệu nhập khẩu. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu ( Viện nghiên cứu dầu thực-Tinh dầu-hương liệu- Mỹ phẩm Việt Nam ) để có đủ năng lực nghiên cứu, thử nghiệm và nhân giống mới các cây có dầu để bảo đảm việc phát triển nguyên liệu trong nước. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Về phát triển nguồn nguyên liệu. Đối với cây trẩu, cây sở cần lồng ghép phát triển vùng nguyên liệu với với các chương trình trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và phủ xanh đất trống đồi núi trọc để tranh thủ vốn đầu tư từ ngân sách. Chương trình trồng sở với quy mô lớn đang triển khai tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.. cần nhân rộng ra các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ khác. Khuyến khích nông dân đưa các giống cây có Dầu mới như : đậu tương, lạc, vừng vào sản xuất đại trà kết hợp với thâm canh, mở rộng diện tích gieo trồng phát triển thành các vùng nguyên liệu quy mô lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến Dầu tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng với các hộ nông dân theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Chính phủ để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Phát triển nguồn nhân lực:. Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp và các địa phương nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các đơn vị. Đào tạo công nhân có trình độ tay nghề cao, có đủ năng lực tiếp thu công nghệ mới,. Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật và phổ biến kinh nghiệm cho bà con nông dân về gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản sản phẩm cây có dầu, thông qua hệ thống khuyến nông ở các địa phương. Về huy động vốn:. Vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho các dự án giao thông, thủy lợi ở những vùng nguyên liệu, hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy, trợ giá giống cây, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành kể cả bồi dưỡng kiến thức KHKT và kinh nghiệm sản xuất cho nông dân, nghiên cứu khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại. Tranh thủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn từ các chương trình của nhà nước để ưu tiên cho các dự án đầu tư phát triển chế biến dầu thực vật sử dụng nguyên liệu trong nước, khai hoang, phục hoá phát triển diện tích gieo trồng cây có dầu. Thu hút các nguồn vốn trong dân cư, vốn cổ phần hoá, bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cả vốn ODA và các nguồn tài trợ khác để đầu tư phát triển ngành. Tổ chức thực hiện 1-Bộ Công nghiệp :. a) Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý phát triển ngành theo quy hoạch. b) Tổ chức triển khai quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật theo nhóm sản phẩm và theo vùng lãnh thổ. c) Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ban hành các văn bản liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh và việc triển khai quy hoạch của ngành Dầu thực vật. d) Căn cứ vào mục tiêu và các chỉ tiêu trong quy hoạch, chỉ đạo thực hiện, tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện quy hoạch và đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội.