MỤC LỤC
KFC là một trong những người tiên phong khai phá thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam, KFC đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 1997 nên đã xây dựng cho mình hệ thống cửa hàng rộng khắp với thiết kế hiện đại được đặt tại những nơi thuận tiên. - Số lượng cửa hàng : trong khoảng thời gian từ lúc thâm nhập Việt Nam tới thời điểm hiện tại KFC đã xây dựng cho mình một số lượng cửa hàng lớn – hơn 70 cửa hàng- phân bố rộng khắp trên cả nước mà tập trung nhiếu nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh với 45 cửa hàng, các cửa hàng còn lại phân bố từ Bắc vào Nam : Hà Nội, Hải Phòng , Huế, Bà Rịa Vũng Tàu , Biên Hòa, Cần Thơ. - Nguồn nguyên liệu đầu vào : KFC Việt Nam luôn luôn chọn lựa nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp có uy tín và đặc biệt là nguyên liệu phải luôn được đóng dấu kiểm dịch của các cơ quan chức năng, với sản phẩm chính làm từ gà và tình trạng dịch cúm H5N1 đang diễn ra thì vấn đề nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào trở thành mối quan tâm hàng đầu của công ty, đây có thể xem vừa là thách thức vừa là cơ hội cho KFC khẳng định chất lượng của mình.
Biết rừ điều này , KFC VietNam luụn chỳ tõm xõy dựng một đội ngũ nhõn viên quản lý và phục vụ nhanh nhẹn, lịch sự và chuyên nghiệp, quy cách hiện đại tạo nên một hệ thống dịch vụ đẳng cấp nhằm phục vụ đem lại sự thoải cao nhất cho khách hàng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thì ngoài việc đảo tạo thì KFC cũng xây dựng một chế độ thưởng cho mọi nỗ lực của từng cá nhân, tập thể, hơn 2000 nhân viên của KFC Việt Nam làm việc với phương châm “ Work hard-Play Hard”. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhân một thực trạng cho nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ nói chung và ngành thức ăn nhanh nói riêng đó là sự thay đổi nhân sự phục vụ quá thường xuyên và nhanh chóng nên có thể gây ra những phí tổn cho công tác đào tạo cũng như hiệu quả làm việc của các nhân viên mới.
Cùng với hệ thống phân phối dày đặc tại thành phố Hồ Chí Minh thì ở các tỉnh thành phố khác như Hà Nội, Cần Thơ thì KFC luôn lựa chọn đặt cửa hàng tại những vị trí đắc địa, các cửa hàng của KFC luôn được đặt tại các vị trí thuận lợi nơi các trung tâm mua sắm, các giao lộ, siêu thị, các nơi có vị trí đẹp , nơi tập trung nhiều người mua sắm ,…… Chính điều này đã tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi đến ăn hoặc mua thức ăn tại KFC, và lượng khách ngày càng tăng thêm. Tại Việt Nam, với thâm niên hơn 10 năm thâm nhập thị trường KFC đã tạo dựng và phát triển chuỗi nhà hàng với những bước đầu đầy khó khăn KFC đã chấp nhân đầu tư và tạo dựng hình ảnh của mình cho chiến lược phát triển sau này. Theo một khảo sát gần đây thì 70% người Việt Nam đã thích đi ăn tại các cửa hàng thức ăn nhanh, hơn nữa theo số liệu từ bộ công thương trong năm 2009 thì doanh thu của ngành thức ăn nhanh ước đạt khoàng 500 tỷ đồng, tăng khoảng 35-40% so với năm ngoái.
Năm 1998, KFC gia nhập thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam trong bối cảnh thức ăn nhanh khá mới mẻ và xa lạ đối với thị trường Việt Nam, sức mua của người dân kém do cuộc khủng hoảng Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt người dân Việt Nam đã quen với những sản phẩm thức ăn liền đặc trưng của dân tộc như bún , phở, hủ tiếu…KFC đã gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển ở thị trường mới này. Bên cạnh việc theo đuổi chiến lược chung của tổng công ty là thích nghi, hành động và thích nghi từng môi trường, KFC đã cố gắng tạo ra sự khác biệt hóa cho sản phẩm thức ăn nhanh của mình. Và trước khi thực hiện những chiến lược hoạch định tại thị trường Việt Nam, KFC đó làm những nghiờn cứu để nắm rừ thị trường cũng như xác định được thị trường mục tiêu của mình.
Từ khi bước vào thị trường năm 1998, KFC đã không ồ ạt mở rộng hệ thống các cửa hàng mà theo chiến lược phát triển lâu dài của mình trên thị trường Việt Nam, KFC đã mở rộng thịt trường một cách vững chắc. - Phân theo nghề nghiệp: Với độ tuổi và khu vực thị trường mà KFC hướng vào thỡ thấy rừ đối tượng khỏch hàng chớnh của KFC chớnh là học sinh và sinh viờn, các bạn trẻ làm việc tại trung tâm thành phố…Vì số lượng các trường phổ thông, đại học, khu công nghiệp tập trung ở những thành phố lớn rất nhiều. Trong thời gian qua, với phong cách sống công nghiệp, số người làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, công ty ngày càng nhiều nhu cầu thức ăn nhanh ngày càng tăng lên nhờ tính gọn, nhẹ, tiện lợi.
Đặc biệt người tiêu dùng đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm nên họ thường tìm đến những công ty fastfood quốc tế với một niềm tin an toàn hơn là các quan ven đường. Qua những phân tích trên cho thấy KFC đã chọn thị trường mục tiêu của mình là những người có độ tuổi dưới 30, gia đình có thu nhập khác, đặc biệt là trẻ em và chủ yếu đánh vào các khu vực đông như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,…Với mục tiêu đó, KFC đã chấp nhận chịu. Dù biết thị trường Việt Nam là thị trường tốt với dân số đông, nền kinh tế thị trường mở cửa, lối sống công nghiệp của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa… nhưng KFC gặp rất nhiều khó khăn do sản phẩm KFC mang phong cách hiện đại.
Các bạn sinh viên bên cạnh việc học tập, sinh hoạt trong môi trường Đại học còn có nhu cầu đến các cửa hàng fastfood để thưởng thức, gặp gỡ, họp mặt bạn bè hay giải trí cuối tuần. Đối với các bạn chưa từng ăn sản phẩm của KFC thì đa số sinh viên cho rằng lí do chủ yếu và quan trọng nhất là do giá cao , kế đến là không tiên đi lại do xa các cửa hàng của KFC, và một số không thích ăn fastfood. Qua nghiên cứu và khảo sát thị trường thức nhanh cũng như những đánh giá của sinh viên tại khu vực tại làng Đại học Thủ Đức, chúng tôi nhận thấy đây là một phân khúc thị trường tiềm năng nếu các thương hiệu fastfood hiện tại biết tận dụng và thâm nhập vào.
Thời gian gần đây thị trường fastfood gần như sôi động hơn do các doanh nghiệp fastfood cạnh tranh gay gắt bên cạnh thói quen tiêu dùng thức ăn nhanh ngày càng phổ biến đối với người Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội… Hầu hết các cửa hàng thức ăn nhanh đều tập trung tại các khu vực nhộn nhịp, phát triển, có thu nhập khá cao và ổn định. Vậy có nên chăng KFC nên bước chân vào thị trường mới mẻ này với lượng khách hàng tiềm năng ngày càng mở rộng, nâng cao được thị phần, định vị lại thương hiệu của mình trong một ngách thị trường mà các đối thủ cạnh tranh bỏ quên, vì lí do chính là sinh viên không có khả năng tiêu dùng loại sản phẩm này chính vì thế đầu tư không có hiệu quả cao và suất sinh lợi thấp. Số liệu cho thấy mặc dù giá cả của Lotteria tương đối cao hơn so với KFC và các thương hiệu khác như Jollibee hay Kinh Đô, tuy nhiên lượng sinh viên biết đến và thường ăn nhiều nhất là các sản phẩm của Lotteria.
Bởi vì bên cạnh chiến lược quảng cáo trên bào đài ti vi hằng ngày trước khi gia nhập thị trường này, nay KFC không cần phải tốn nhiều chi phí để gây ấn tượng nhiều về thương hiệu của mình thông qua quảng cáo. Đặc biệt vì đây là thị trường đông đúc sinh viên nên có thể sử dụng chiến lược quảng bá khác như phát tờ rơi, dùng thử sản phẩm, truyền miệng,…Những cách này không tốn quá nhiều kinh phí mà hiệu quả vẫn có thể cao. Tâm lý sinh viên rất thích được khuyến mãi hay dùng thử sản phẩm do không tốn chi phí, các chương trình như “sale off”, tặng phẩm, hay dùng thử, mua hàng rút thăm trúng thưởng… thường rất cuốn hút sinh viên.