MỤC LỤC
Sau đó, các mẫu pha loãng được kiểm tra bằng điện di và được so sánh với phân tử Mass, cho đến khi đạt được sự tương đương về kích thước và độ sáng giữa band của mẫu pha loãng với band của Mass. Phân tử Mass chuẩn có thể được giữ ở nhiệt độ phòng, nhưng nên giữ ở nhiệt độ 4oC là tốt nhất (ở nhiệt độ này nó có thể được dùng ổn định trong 1 năm).
Loại thứ nhất gồm các enzyme giới hạn nhận biết được trình tự đặc hiệu (vị trí giới hạn) di chuyển dọc theo DNA, đến cách vị trí giới hạn khoảng 1000 – 5000 nucleotide cắt tại đó và giải phóng độ vài chục nucleotide. Các đầu so le tạo nên sau khi cắt có thể tự nối lại với nhau không cần sự có mặt của enzyme nối DNA ligase, nhờ đặc tính này enzyme giới hạn cắt đầu sole được sử dụng nhiều trong công nghệ DNA tái tổ hợp.
Trong khoá luận này, hai cặp primer đặc hiệu được sử dụng để phát hiện Pseudomonas fluorescens là phl - 2a, phl - 2b và B2BF, BRR4 được thiết kế dựa trên trình tự của gen phlD có vai trò trong việc tổng hợp chất 2,4 – DAPG (2,4 - Diacetylphloroglucinol). Đây là một chất kháng sinh sinh học, giúp cây trồng kháng với một số nấm bệnh.
Đối với sản phẩm PCR những thành phần còn dư như primer hay dNTP có thể được loại bỏ hoàn toàn sau khi tinh sạch. - Biến tính protein: “Capture buffer” có tác dụng biến tính protein và tăng cường khả năng liên kết chuỗi DNA với cột GFX. - Rửa: DNA được rửa bằng dung dịch rửa để loại bỏ muối và các thành phần khác - Hòa tan DNA: DNA tinh sạch được hòa tan trong TE.
Sau đó, cho dung dịch DNA cần tinh sạch vào cột GFX chứa capture buffer. Dùng dao cắt gel chứa band DNA cần được tinh sạch, cho vào eppendorf 1,5 ml. Dựng micropipette hỳt capture buffer theo mg / v (10 mg gel ≈ 10 àl capture buffer), đậy nắp eppendorf, vortex nhẹ, ủ ở 60oC cho đến khi agarose tan hết.
Theo Roger (1999), quá trình chuyển lên màng được thực hiện như sau: gel được làm biến tính trong dung dịch đệm alkaline (NaOH 1N) trong 30 phút; sau đó gel được ngâm dung dịch đệm trung tính Tris (Tris buffer). Thực hiện việc chuyển lên màng theo thứ tự sau: một tấm kính phẳng đặt trên dung dịch SSC 10X; giấy wick; gel được làm biến tính; màng nylon; giấy thấm; tấm kính phẳng; vật có trọng lượng. Do yêu cầu hóa chất phòng thí nghiệm và trang thiết bị sử dụng, chúng tôi đã chọn quá trình chuyển lên màng theo Kurt Weismg và ctv (1995).
Khi đó, dòng dung dịch đệm sẽ lưu chuyển qua gel nhờ lực hút thẩm thấu của chồng giấy thấm ở dưới (Koetsier và ctv, 1993). Khi những đoạn trình tự đích hiện diện ở nồng độ cao thì phương pháp mao dẫn được sử dụng vận chuyển DNA đồng thời (hiện tượng mao dẫn hướng lên và hướng xuống) và nhanh từ một gel đơn đến hai màng nitrocellulose hoặc nylon (Hình trên). Do sự điện giải, tính dẫn điện của dung dịch giảm dần, vì thế cần sử dụng một lượng dung dịch đệm thích hợp để dòng điện luôn ổn định trong khi chuyển.
Phương pháp này chỉ thực hiện với màng nylon và gel polyacrylamide (Stellwag và Dahlber, 1980; Church và Gilbert, 1984). Một số thiết bị chuyển bằng điện như Trans-blot SD (Bio – Rad), Mini Trans-blot (Bio – Rad) đã được thương mại hóa trên thị truờng. Buồng chân không sẽ kéo dung dịch chuyển xuyên qua gel và màng, DNA từ gel sẽ di chuyển theo sự di chuyển của dung dịch đệm đến màng.
Muốn tạo ra thể hạt helide có bạc, mang tính chất có thể phát triển được trên phim, người ta phải làm thế nào để năng lượng tỏa ra sẽ được những hạt helide này hấp thụ, tạo nên hiệu ứng electron. Chemiluminescence: Ở phương pháp này người ta dùng hóa chất để tạo sự gắn kết với probe và cách thức phát hiện dựa vào ánh sáng phát ra từ luminol. Hệ thống phát hiện và đánh dấu không dùng phóng xạ bao gồm các hệ thống có thuật ngữ chuyên môn là “horseradish peroxidase”, “digoxigenin - antidigoxigenin”, và “biotin – streptavidin”.
Glutaraldehyde là một hoá chất có tính chất liên kết chéo với hai chức năng, mà sự liên kết chéo (crosslink) đồng hoá trị như vậy sẽ làm cho marker enzym HRP tương tác với DNA probe. Hệ thống digoxigenin-antidigoxigenin hoạt động trên cơ sở sử dụng digoxigenin (DIG), một cardenolide steroid được phân lập từ cây Digistalis (Martin và ctv, 1990). Một dạng đồng phân của nucleotide triphosphate được gài vào phân tử DNA nhờ phản ứng giải mã có thuật ngữ “nick translation”, hoặc nhờ đánh dấu primer ngẫu nhiên.
Thể probe được đánh dấu DIG này, có thể được phát hiện nhờ một xét nghiệm tính miễn dịch có liên kết với một enzyme, sử dụng trong kháng thể đối với digoxigenin (anti - DIG). Phản ứng kết gắn avidin – biotin tạo ra một vật chất có khối lượng lớn, bởi vì điểm đẳng điện của avidin mạnh hơn tương tác có tính tĩnh điện, và carbohydrate của avidin có xu hướng gắn với lectin như những protein. Streptavidin, giống như avidin, có tính chất kết gắn với biotin rất mạnh mẽ, nhưng không phát sinh ra vấn đề do vật chất có khối lượng lớn như avidin.
(c) Sau đó đoạn Klenow của DNA polymerase I có thể tổng hợp một bản sao của sợi khuôn từ đoạn mồi, khi nó đính các [α32P] để tạo ra một phân tử đánh dấu. Dùng cho hệ thống đánh dấu phóng xạ, trong kỹ thuật này enzyme polynucleotide kinase được sử dụng để chuyển nhóm phosphate nằm ở cuối ATP sang đầu 5’- hydroxyl của các phân tử nucleic acid. Nếu như ATP được đánh dấu phóng xạ, thì nó sẽ sản sinh ra nucleic acid được đánh dấu với hoạt tính đặc hiệu tương đối thấp, bởi vì chỉ có đuôi của mỗi phân tử được đánh dấu phóng xạ (Kurt Weising và ctv, 1995;.
Khi photobiotin phỏt quang với ỏnh sỏng thấy được rất rừ, sự hiện diện của nucleotide đã được đánh dấu (Bùi Chí Bửu vá Nguyễn Thị Lang, 2000). Vật liệu trong đánh dấu photobiotin bền hơn và rẻ hơn so với phản Hình 2.12 Đánh dấu “end labelling” dùng enzym polynucleotide kinase (PNK) (a) DNA được dephosphoryl hóa bằng phosphatase, để tạo các nhóm 5’- OH. Đây là một phương pháp nên được áp dụng trong trường hợp sử dụng một số lượng lớn thể probe mà không cần phải quá nhạy cảm (Karcher, 1996).
Men này có thể liên kết trực tiếp với phân tử DNA, hay nó đóng vai trò như một probe, hoặc liên kết đồng hóa trị với streptavidin, rồi sau đó gắn với thể probe có đánh dấu biotin. Men alkaline phosphatase có thể liên kết đồng hóa trị với một kháng thể nào đó, mà kháng thể này đối nghịch với hapten, thí dụ như digogenin. Giai đoạn 2: những thành phần khác trong phản ứng sẽ kích thích cường độ tín hiệu, đặc biệt là sự có mặt của đại phân tử bovine serum albumin (BSA), hoặc sự hình thành “micelles” ngậm nước như cetyltrimethyl ammonium bromide (CTAB), nó làm kích thích cường độ tín hiệu, và chuyển dịch độ dài sóng ánh sáng được truyền đi.
Đoạn DNA càng dài bao nhiêu thì số lượng liên kết hydro nối hai mạch càng lớn bấy nhiêu và do đó nhiệt độ nóng chảy cũng càng cao. Những điểm bắt cặp sai lệch (A bắt cặp với C, G bắt cặp với T,…) sẽ làm giảm tính ổn định của phân tử lai. Sau khi hai mạch của phân tử DNA tách rời nhau dưới tác động của Tm, sự bắt cặp trở lại sẽ không xảy ra nếu nhiệt độ phản ứng hạ xuống đột ngột; lúc đó phân tử DNA sẽ tồn tại trong môi trường ở dạng mạch đơn dưới một cấu hình không gian vô trật tự.
Ngược lại, nếu sau khi hai mạch tách rời, nhiệt độ được làm giảm từ từ cộng với điều kiện thí nghiệm thích hợp, hai mạch sẽ bắt cặp trở lại. Đặc hiệu tuyệt đối: Sự tái bắt cặp chỉ xảy ra giữa hai trình tự hoàn toàn bổ sung dẫu chúng chỉ có hai bản sao nằm lẫn giữa hàng triệu trình tự khác. Các trình tự bổ sung có thể là DNA hay RNA, dẫn đến sự hình thành các phân tử DNA-DNA, RNA-RNA, hay các phân tử lai DNA-RNA.
Để sự bắt cặp giữa hai mạch đơn xảy ra, các trình tự bổ sung phải tiến đến gần và ở vị trí đối diện nhau. Nồng độ DNA, nghĩa là số lượng các trình tự bổ sung, càng cao thì xác suất chúng tiếp xúc với nhau càng tăng; kết quả là phản ứng lai phân tử tăng lên. Tương tự, thời gian phản ứng càng dài thì xác suất nói trên càng lớn hơn và số lượng phân tử lai tăng dần cho đến khi toàn bộ các trình tự bổ sung đều tái bắt cặp.