Các giải pháp tối ưu hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo ở Việt Nam

MỤC LỤC

Đói Nghèo 2.1. Định nghĩa

Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế

Nếu người nào có mức chi tiêu dưới mức chi tiêu cần thiết để đạt được mức tối thiểu này được coi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối.5.

Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo trên thế giới

Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối7 là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bổ thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.

Ứng dụng của tài chính vi mô trong hoạt động của các ngân hàng

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của ngân hàng lĩnh vực tài chính vi mô

+ Các hoạt động thử nghiệm, thí điểm: Việc này cho phép tổ chức và tạo ra cơ hội học tập cách làm việc cho các nhân viên tài chính vi mô, đồng thời cũng là cơ hội khai thác phương pháp thực hiện tối ưu và hệ thống quản lý giám sát hiệu quả với hoạt động của ngân hàng. + Số tiền trả ít, thường xuyên: Hình thức này khác với hình thức tín dụng nông thôn và các loại khác vì nó cắt giảm dần dần số nợ qua mỗi mùa nên có thể quản lý và tiết kiệm dòng chi tiêu, dễ hơn cho người dân khi phải chi trả một khoản lớn.

Mô hình ngân hàng dành cho người nghèo ở một số nước trên thế giới

Ngân hàng Grameen – Bangladesh

+ Cho vay với mục đích linh hoạt: Các dự án tín dụng thường hay chênh lệch hướng đi – người vay dùng tiền với mục đích khác với mục đích ghi trên đơn vay vốn do có những việc phát sinh cấp bách hơn. - Công nghệ ngày càng phát triển, các công cụ trong hoạt động ngân hàng cần phải đổi mới theo xu thế chung nhằm làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian: chuyển tiền qua điện thoại di động, internet….

Mô hình ngân hàng Rakyat – Indonesia

9 Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank; viết tắt: ADB) là một thể chế tài chính đa phương, cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước Châu Á XĐGN phát triển kinh tế -xã hội. UNDP có mạng lưới phát triển toàn cầu, có mặt tại hơn 166 quốc gia với nhiệm vụ chính là tuyên truyền vận động cho sự đổi mới và là cầu nối giữa các nước với tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực để giúp người dân xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. - Công nghệ ngày càng phát triển với hàng loạt những sáng kiến mang tính đột phá (M-banking, ATM…), thách thức đặt ra là ứng dụng những công nghệ này ở các vùng quê nghèo để có thể giảm chi phí, nâng cao hiệu quả XĐGN.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Các chương trình tín dụng nông thôn cũng thường kết hợp thêm các hoạt động phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân tương trợ, tạo mối gắn kết xã hội thông qua thành lập những đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm. Đối với tổ chức tín dụng, chi phí giao dịch có thể được giảm bằng cách hoàn thiện công tác thẩm định dự án, tinh giản quá trình xét duyệt đơn xin vay, hợp lý hóa bộ máy thu hồi nợ, đào tạo cán bộ tín dụng có khả năng đi sâu đi sát với quần chúng để nhanh nhạy nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rừ hoàn cảnh gia đỡnh của khỏch hàng để quản lý tớn dụng cho tốt. Ngoài ra, hình thức tín dụng theo nhóm giúp giảm chi phí giao dịch cho cả người cho vay lẫn người đi vay, tăng tỉ lệ thu hồi nợ, tăng khả năng huy động tiết kiệm và tạo nguồn quỹ phòng khi khẩn cấp (nhờ những ràng buộc trong nội bộ nhóm), tăng lợi thế kinh tế nhờ tăng quy mô trong việc cung cấp tín dụng, góp phần khuyến khích một số giá trị xã hội (như tăng tính đoàn kết, và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm).

Thực trạng hoạt động của ngân hàng cho vay tín dụng dành cho người nghèo ở Việt Nam

Vấn đề người nghèo ở Việt Nam

    Liên hợp quốc cũng đánh giá rằng chúng ta không chỉ nâng cao mức sống của người dân mà còn đạt được nhiều thành tựu tiến bộ trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao tuổi thọ người dân và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ… Từ năm 2001 đến nay, với vốn đầu tư 14.695 tỉ đồng, chương trình 134 đã hỗ trợ các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và trợ giúp về giáo dục cho trẻ em nghèo. Với quan điểm nhất quán đi đôi với tăng trưởng kinh tế cao, ổn định phải gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững hàng loạt chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương với đa nguồn kinh phí, đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng, miền trong cả nước, đặc biệt khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Biện pháp hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào nghèo chưa thật phù hợp với nhu cầu và tập quán của từng dân tộc, từng địa phương; có địa phương chưa chú ý đầy đủ đến quy hoạch sản xuất lâu dài và môi trường sống của nhân dân trong khi xây dựng các khu dân cư vượt lũ; mức chi phí cho khám, chữa bệnh còn thấp; chính sách trợ cước, trợ giá cũng còn bất hợp lý; mức vốn vay tín dụng ưu đãi còn thấp và chưa thật phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh; cơ chế phân bổ vốn còn mang tính bình quân, v.v.

    Ứng dụng các hoạt động ngân hàng dành cho người nghèo ở Việt Nam

      Đó là do ngân hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm sản xuất nông nghiệp: tốc độ sản xuất nông nghiệp tăng chậm hơn so với các nghành khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nên chịu nhiều rủi ro, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế về số lượng và sản xuất nông nghiệp nhỏ bé và phân tán. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập và hoạt động trên cơ sở Nghị định số 78/NĐ – CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và quyết định số 131/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về thành lập Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo và được tách từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm mục đích tực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. - Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các Ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theo quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

      Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các ngân hàng dành cho người nghèo ở Việt Nam

        Sau những năm hoạt động gần đây, ngân hàng đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương để từng bước kiện toàn mạng lưới tổ chức, hoạt động rộng khắp cả nước gồm 64 Ban đại diện hội đồng quản trị và chi nhánh cấp tỉnh, 744 Ban đại diện hội đồng quản trị và 603 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 8.749 điểm giao dịch lưu động cấp xã, 197.507 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) tại các thôn, bản. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã giúp 1,2 triệu hộ gia đình thoát khỏi ngưỡng nghèo, 1,4 triệu lao động có việc làm mới, trên 470 ngàn hộ được sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh, trên 500 ngàn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có tiền trang trải chi phí học tập, 143 ngàn hộ gia đình ở vùng khó khăn (VKK) có vốn để sản xuất, kinh doanh (SXKD). Kết quả này đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam xuống còn 14,7% vào cuối năm 2007 và được các tổ chức quốc tế và bạn bè thế giới đánh giá là một hình mẫu trong XĐGN, một trong những thành công quan trọng nhất trong sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam bởi đi liền với phát triển, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã thực hiện tốt công bằng xã hội và XĐGN.

        - Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi Ngân hàng. Đối với nội bộ ngân hàng: Ngân hàng chính sách đã có những khóa huấn luyện và đào tạo rất bài bản, cụ thể cho chính những nhân viên của mình về các phẩm chất của nhân viên làm công tác tín dụng người nghèo, đào tạo các kĩ năng nghiệp vụ ngân hàng, kĩ năng giao tiếp, kĩ thuật về loại hình sản xuất kinh doanh của địa phương, các phẩm chất đạo đức để có thể nhiệt tình với người nghèo, giúp đỡ và hỗ trợ họ.

        H1. Sơ đồ nguồn vốn của ngân hàng 11
        H1. Sơ đồ nguồn vốn của ngân hàng 11

        Các giải pháp tối ưu hóa hoạt động của ngân hàng

        Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của chính phủ

        - Chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (Quyết định số 31/2007/QĐ-Ttg ngày 05 tháng 3 của Thủ tướng Chính phủ).

        Những biện pháp nâng cao hiệu quả giải ngân trong tín dụng vi mô của ngân hàng dành cho người nghèo

        - Có sự gắn kết chặt chẽ giữa ngân hàng với các chính quyền địa phương, các tổ tiết kiêm vay vốn, các hội như thanh niên, phụ nữ, hội nông dân… Sự gắn kết này là rất quan trọng vì chỉ có chính những tổ hình thành ở địa phương là những người hiểu rừ người nghốo nhất, những người đỏnh giỏ đỳng nhất năng lực của người nghèo và có những biện pháp hỗ trợ hợp lý và hiệu quả nhất. - Ngân hàng cũng cần phải hoàn thiện thể chế cho vay: mở rộng các dịch vụ cho vay vốn, đầu tư cho làng nghèo gắn với quy hoạch vùng, mức vay, thời hạn vay linh hoạt, phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh, phù hợp với người nghèo, theo các chương trình dự án. Để tín dụng của ngân hàng dành cho người nghèo có thể vươn xa tới những lớp người nghèo cùng cực trong xã hội, để họ có thể được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế; từ đó vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống.