Hoàn thiện chính sách phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án cũng sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia v.v… dựa trên các nguồn số liệu, tư liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tiễn, đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về LN. - Đề xuất các quan điểm và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, đồng thời có một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các giải pháp trong hoàn thiện các chính sách phát triển LN đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Về chính sách ngoại thương, Luật Thương mại và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn liên quan đều xoanh quanh quy định: Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật, có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo những mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất phục vụ sản xuất công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Các chính sách liên quan đến cải cách hành chính nhằm thuận tiện cho các cơ sở SXKD LN đầu tư phát triển như Quyết định số 117/2000/QĐ- UB ngày 20/11/2000 quy định thủ tục hồ sơ, quy chế phối hợp cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định 13/2004/QĐ-UB ngày 16/2/2004 phê duyệt chương trình cải cách hành chính tỉnh Bắc Ninh và một loạt các Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về ban hành quy trình, thủ tục, trình tự, thời gian giải quyết các lĩnh vực công việc áp dụng thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, ban quản lý các khu công nghiệp…. Để phát triển LN theo hướng CNH, HĐH, kết hợp yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại thì chính sách cần phải khuyến khích, hỗ trợ tích cực cho việc chuyển giao khoa học công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ CSHT LN v.v… Để đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hình thức tổ chức sản xuất thì chính sách cần tập trung các biện pháp khuyến công, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, các quy định ưu đãi, khuyến khích đảm bảo công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử v.v… Để đạt mục tiêu về số lượng LN và giải quyết việc làm… Các chính sách cần tập trung là đào tạo nguồn nhân lực, nhân cấy nghề mới, phát triển nghề thế mạnh, khôi phục các LN, ngành nghề đã mai một v.v… Hay như để đạt mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường thì các chính sách về môi trường cần được chú trọng tương xứng v.v….

Hoàn thiện và phát triển thể chế chính sách phát triển LN phải phù hợp với những lựa chọn ưu tiên về ngành nghề, sản phẩm có ưu thế ở địa phương, ưu tiên phát triển khu, cụm công nghiệp LN và đa nghề gắn với phát triển bền vững đô thị hoá, những ưu tiên về CSHT, ngành nghề nông thôn, những vùng sinh thái, vùng văn hoá du lịch, những ưu tiên về giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, về sử dụng tài nguyên đất, nước, khoáng sản… và các ưu tiên về phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường v.v… Các chính sách vừa phải khuyến khích phát triển SXKD nhưng vừa phải đảm bảo giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hoá của các LN, ngành nghề, các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, các phong tục, lễ hội truyền thống cổ truyền v.v…. Chính quyền địa phương cần hoàn thiện chính sách này theo hướng: thống nhất cơ chế hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh, kết hợp với nguồn vốn, ngân sách các cấp, vốn huy động đóng góp của nhân dân, vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân khác, tạo điều kiện cho các LN, chính quyền cơ sở phát huy quyền chủ động trong việc huy động vốn, bố trí sắp xếp danh mục và phân bổ vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi phù hợp với quy định về phân cấp đầu tư và phân cấp quản lý ngân sách, khắc phục các hạn chế về chính sách vừa cồng kềnh, nhiều thủ tục, khó thực hiện và thiếu chặt chẽ, quy định thống nhất hỗ trợ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tăng cường vai trò giám sát của các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong công tác đầu tư xây dựng CSHT nhằm đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các LN. Đặc biệt là việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại: xoá bỏ thủ tục phiền hà, công khai, minh bạch, ổn định môi trường pháp lý, bảo hộ hợp lý có chọn lọc những mặt hàng lợi thế bằng các công cụ phù hợp với các cam kết quốc tế: rà soát lại các quy định hiện hành để loại bỏ các quy định không còn phù hợp, chồng chéo thay thế bằng các quy định mới như các danh mục hàng hoỏ xuất nhập khẩu đầy đủ, rừ ràng, phự hợp với quy định của WTO và cỏc cam kết quốc tế, hoàn thiện các chính sách biện pháp tạo thuận lợi và bảo hộ cho các DN trong nước nói chung và ở các LN nói riêng được quốc tế thừa nhận như hạn ngạch thuế quan, quy chế xuất xứ, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, chính sách cạnh tranh, quy chế đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế v.v… Song song với vận dụng linh hoạt các định chế của WTO, cần phải ban hành các chính sách hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với quy định về trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nông nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở SXKD ở các LN trong các khâu đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, công nghệ mới, xúc tiến thương mại v.v… Đồng thời Nhà nước cần rà soát hàng rào kỹ thuật của các nước để tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu trong nước về rào cản các nước nhằm tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu.

+ Đối với thuế thu nhập cá nhân cần nhanh chóng hoàn chỉnh để ban hành theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế liên quan đến thu nhập các hộ SXKD, người hành nghề độc lập, người có tài sản cho thuê, có thu nhập từ việc cho vay vốn, thu nhập từ lãi cổ phần, trái phiếu, hạ mức khởi điểm chịu thuế và thuế xuất hợp lý, cho phép khấu trừ chi phí tạo ra thu nhập, thuế xuất theo mức luỹ tiến từng phần với tổng điều tiết cao hơn mức điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp (khoảng 30%) nhằm ưu đãi đối với phát triển SXKD và đòi hỏi các cá nhân trong các LN tiết kiệm đóng góp xây dựng tổ quốc đồng thời khuyến khích họ thành lập DN mở rộng SXKD. Do vậy, nhà nước cần tăng cường đầu tư cho công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành chính sách thuế của người dân; đầu tư, khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, công tác hạch toán kế toán, quản lý hoá đơn chứng từ, quy trình, thủ tục nộp thuế…; Tích cực thực hiện luật quản lý thuế quy định rừ nhiệm vụ, nghĩa vụ, trỏch nhiệm của các bên tham gia vào quá trình quản lý thuế, cụ thể các chế tài xử lý và cưỡng chế thuế đối với các hành vi sai phạm chính sách thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về chấp hành chính sách thuế của các bên liên quan, triển khai tích cực việc áp dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các khâu quản lý thuế, kiểm tra tờ khai, đối chiếu hoá đơn, xác định nợ đọng, thông báo phạt, quản lý hoá đơn chứng từ trên máy, cung cấp dịch vụ thuế qua mạng.

Đồ thị 2.1: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh Bắc Ninh  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng giá trị tổng  sản phẩm của lĩnh vực nông lâm nghiệp giảm từ 45,05% năm 1997 xuống còn
Đồ thị 2.1: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh Bắc Ninh Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm của lĩnh vực nông lâm nghiệp giảm từ 45,05% năm 1997 xuống còn