Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Huyện Vị Thủy: Tình hình hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng

MỤC LỤC

TểM TẮT NỘI DUNG

GIỚI THIỆU

  • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .1 Mục tiêu chung
    • PHẠM VI NGHIÊN CỨU .1 Phạm vi về thời gian
      • PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
        • ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN VỊ THỦY .1 Vị trí địa lí
          • MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG
            • KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM
              • NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG
                • PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
                  • PHÂN TÍCH NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG .1 Chi phí sản xuất lúa (1.000m 2 )
                    • CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHO CÁC HỘ SẢN XUẤT
                      • ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG
                        • MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
                          • KIẾN NGHỊ

                            Với nền kinh tế phát triển không ngừng của Huyện, từ khi thành lập thì NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy đã không ngừng phát triển vươn lên nhờ tiềm năng sẵn có của Huyện, cũng chính nhờ vào tiềm năng đó nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn và cho vay trên địa bàn Huyện, bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ chuyển tiền điện tử trong và ngoài nước, từ đó góp phần đưa Ngân hàng phát triển đi lên theo đúng mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2004 doanh số huy động là 41.319 triệu đồng, chiếm 29,5% trên tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho sản xuất, điều này cho thấy ngân hàng huy động một số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cung cấp nguồn vốn cho nông dân sản xuất trong địa bàn nhằm giải quyết những khó khăn về vốn cho nông dân. Doanh số cho vay của xã tăng lên hàng năm là do nông dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản trong những năm gần đây vì dịch bệnh rầy nâu trên cây lúa nên nguồn vốn của người dân còn đầu tư cho lĩnh vực nuôi cá đồng như: cá lốc, cá rô nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, một số nông dân đã chuyển sang cải tạo vườn, trồng cây ăn trái,…và nguồn vốn còn phục vụ cho việc mua máy móc để sản xuất nông nghiệp.

                            Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá nhân, hộ sản xuất, và có xu hướng nâng dần tỷ trọng cho vay các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khách hàng phần lớn là những hộ nông dân phân tán trờn địa bàn rộng lớn nờn việc thẩm định và theo dừi vốn vay của cỏn bộ Ngõn hàng còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó thì nhu cầu vốn của thành phần kinh tế này ngày càng tăng do cá thể, hộ sản xuất ngày càng đổi mới phương thức sản xuất và kết hợp các mô hình sản xuất mới. Như vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng rỏ rệt qua 3 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, trong đó doanh số cho vay theo cá thể, hộ sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất là 85% trong tổng doanh số cho vay, đây là thế mạnh của ngân hàng vì trong lĩnh vực nông nghiệp ngân hàng rất chú trọng và xem đây là khách hàng truyền thống, các cán bộ tín dụng dễ dàng trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn, nhằm hạn chế rủi ro, giúp ngân hàng ngày càng tăng thêm lợi nhuận, hoạt động có hiệu quả hơn.

                            Thủy sản: Ngành này trong năm 2005 không có doanh số thu nợ, sang năm 2006 doanh số thu nợ là 5.340 triệu đồng chiếm 3,57% trong tổng doanh số thu nợ, vì đây là ngành mới chú trọng phát triển nên thu hồi nợ chưa cao, do kỹ thuật nuôi của nông dân còn thấp nên xảy ra rủi ro cao trong khi nuôi, vì vậy đa số các hộ nuôi gia hạn lại cho kỳ sau. Thị trấn là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh với các làng nghề truyền thống, đồng thời có nhiều nhà máy xay xát lúa nên làm theo lịch thời vụ vì vậy cũng góp phần làm tăng dư nợ của thị trấn lên, bên cạnh đó do mở rộng mô hình kinh doanh nên nhu cầu vốn cao cũng như phân tích ở phần đầu điều này làm cho doanh số dư nợ của thị trấn tăng lên. Nguyên nhân làm cho dư nợ của Chi nhánh ngày càng tăng là do Chi nhánh muốn chuyển sang đầu tư cho vay kinh doanh thương mại dịch vụ với số lượng vốn lớn, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trung bình khoản 10% trong cơ cấu ngành nhưng dư nợ của kinh doanh thương mại dịch vụ cũng đã có chiều hướng gia tăng đáng kể vì nhu cầu phát triển của ngành trong địa bàn.

                            Ngành nông nghiệp: Đây là một trong những ngành mà Ngân hàng chú trọng nhất vì nhu cầu vốn ngày càng tăng của nông dân để sản xuất, nên nợ quá hạn phát sinh trong ngành này cao vì trong năm 2005-2006 thường xuyên xảy ra dịch bệnh, cụ thể năm 2004 nợ quá hạn của ngành nông nghiệp là 338 triệu đồng, chiếm 73,5% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân nợ quá hạn của ngành này tăng qua các năm đặc biệt là trong năm 2006 một phần là do nông dân mất mùa nên không trả tiền thuốc, phân trong sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp vật tư không thể trả tiền vay cho ngân hàng được, bên cạnh đó do chương trình phát triển của huyện nên ngân hàng đã đầu tư mở. Bên cạnh đó việc gia tăng nợ quá hạn ở ngành này là do việc cho vay vào kinh doanh thương mại dịch vụ được mở rộng, trong khi đó việc kinh doanh trong năm có những thuận lợi và khó khăn xảy ra bất thường mà chủ yếu là những khó khăn xảy ra đối với những đơn vị kinh doanh và hộ sản xuất không có kinh nghiệm nên thường dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên.

                            Nhìn chung lại, nếu xét theo ngành kinh tế thì nợ quá hạn trong ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, vì ngành này nhu cầu vốn phần lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mất mùa thì không thể thu hồi vốn đựơc mà phải tiếp tục đầu tư vốn cho vụ sau, nợ quá hạn ngành thương mại dịch vụ tuy cao trong năm 2006, nhưng ngân hàng phấn đấu giảm dư nợ ngành này trong tương lai vì ngành này không thuộc bên lĩnh vực ngân hàng nông nghiệp, vì vậy công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đầu tư vốn phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, với khối lượng đầu tư lớn như vậy đã giúp cho các thành phần kinh tế, nhất là hộ nông dân đủ vốn để sản xuất, khơi dậy tiềm năng lao động sẵn có tại địa phương, hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn Huyện. Theo số liệu tính toán thì nguồn vốn tự có của nông dân để sản xuất mía còn thấp, do thời gian trồng mía lâutừ 10 – 12 tháng nên nông dân chủ yếu lấy công làm lời, Ngân hàng đã đáp ứng vốn cho nông dân trồng mía bên cạnh đó Ngân hàng còn đáp ứng cho nông dân cải tạo vườn tạp trồng mía nên trong những năm gần đây diện tích trồng mía tăng lên liên tục theo thống kê của phòng kinh tế huyện Vị Thủy,.

                            (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Nguồn vốn để nuôi heo thịt thì người nông dân dùng vốn tự có chỉ có 545,45 đồng, chiếm 49,20% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngân hàng sẽ cho vay 370,13 đồng chiếm 33,37% trong tổng nguồn vốn, khi vay vốn khách hàng sẽ lập ra kế hoạch kinh doanh và có giấy thế chấp nên đa số người dân không có tài sản thế chấp nên phải vay mượn bên ngoài hoặc mua với hình thức trả sau, tiền lãi được tính trên số lượng mua và thời gian mua. Trong huyện Vị Thủy phần lớn các hộ nuôi heo dưới dạng gia đình là chính, vì vậy ngân hàng cho vay theo hình thức này chiếm tỷ lệ không cao, một số hộ nuôi với qui mô lớn lúc đó hộ mới đến ngân hàng xin vay, nhưng phải lập ra kế hoạch rừ ràng, xỏc định được lợi nhuận thỡ ngõn hàng sẽ đầu tư phần thức ăn trong quá trình nuôi, phải hoàn trả nợ đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng. Nhờ có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng nên các mô hình ở địa phương ngày càng được mở rộng và áp dụng rộng rãi như: Mô hình VRAC, VAC…Bên cạnh nguồn vốn từ Ngân hàng thì các hộ nông dân không có đủ điều kiện vay vốn từ Ngân hàng thì mua hàng trả sau nhưng phải chịu lãi suất trả sau, chiếm 10,14% trong tổng nguồn vốn sản xuất.

                            Hình 1: Qui trình cho vay
                            Hình 1: Qui trình cho vay

                            PHU LỤC

                              KHó khăn khi vay vốn ở NHNo & PTNT (nhiều lựa chọn) [a] Thủ tục về làm đơn. Số tiền vay có đáp ứng đủ nhu cầu vốn SXKD của Ông (Bà) không?.