MỤC LỤC
Cụ thể: Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Châu Á AFTA, thành viên chính thức OECD, ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ… Nhưng nổi bật nhất vẫn là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đồng thời, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp cho các doanh nghiệp khai thác và động viên mọi khả năng tiềm tàng trong kinh doanh của doanh nghiệp, nhìn nhận một cách chính xác về sức mạnh cũng như những tồn tại hiện có.
+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như: tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí về công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao về tài sản cố định tại bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bảo hành, và các chi phí bằng tiền khác. + Chi phí quản lí doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến quản lí kinh doanh, quản lí hành chính và các hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm: tiền lương của nhân viên bộ phận quản lí doanh nghiệp, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí về công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao về tài sản cố định tại bộ phận quản lí doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí dự phòng, thuế, phí và lệ phí (thuế nhà đất, thuế môn bài…) và các chi phí bằng tiền khác.
- Tháng 07/2008, công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang chính thức liên kết với công IMEXPHARM của Đồng Tháp, Đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định giữ nguyên tên gọi là Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm An Giang, và đổi tên viết tắt thành AGIMEXPHARM. + Tên giao dịch đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG + Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG PHARMACEUTICAL JOINT-. + Trụ sở: số 27 đường Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền và nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông). - Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt động công ty. Hiện nay, công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang đã sản xuất được khoảng 80 sản phẩm khác nhau chủ yếu là thuốc viên, thuốc gói, thuốc bột… Trong số các sản phẩm đó, AGIMEXPHARM thành công nhất với các sản phẩm ACEGOI, CINATROL, LOPETAB, TUXCAP đã được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Ngoài các loại thuốc mà công ty sản xuất, công ty còn kinh doanh các sản phẩm tân dược của các công ty Dược khác như: Imexpharm, Dược Hậu Giang, DOMESCO… Gần đây, công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang còn kí kết với công ty Siu Guan của Đài Loan phân phối độc quyền một số dược phẩm tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành đã có những thay đổi mạnh mẽ: các nhà máy đạt chuẩn GMP ngày càng nhiều, giá trị sản xuất thuốc ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành là 16% - 17% / năm, áp dụng nhiều thành tựu công nghệ khoa học tiên tiến… Đối với công ty cổ phần dược phẩm An Giang, công ty lấy quan niệm “ Hợp tác vì thế mạnh chuyên biệt” là rất phù hợp trong thời đại hội nhập ngày nay. Trên cơ sở thị phần ngày càng gia tăng nhờ vào phát triển mạng lưới phân phối toàn quốc, tăng cường đầu tư, tiếp nhận công nghệ sản xuất các loại thuốc đặc trị thông qua việc sản xuất thuốc nhượng quyền, các công ty dược Việt Nam đang từng bước chiếm giữ thị trường nội địa, tạo được lòng tin và uy tín đối với các khách hàng. Trong những năm gần đây, Long Xuyên đã có những bước chuyển mình đánh kể: nhiều nhà máy, xí nghiệp được hình thành, thu hút được nhiều vốn đầu tư… Do đó, trụ sở của công ty đặt tại thành phố Long Xuyên cũng là một điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ nhiều phía, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ của chính quyền các cấp.
Để có thể thoả mãn người tiêu dùng ở mức tối đa là một điều không dễ dàng, đòi hỏi công ty phải tìm hiểu thị trường, am hiểu khách hàng, có nhiều chương trình nghiên cứu các sản phẩm mới… Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam lại hướng ngoại, có xu hướng sử dụng các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài hơn là sử dụng hàng trong nước.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG.
Vào thời điểm 2008, tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến phức tạp: lạm phát bùng nổ, giá cả tăng cao… Điều đó dẫn đến sức mua của người dân không ổn định và ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty. Về phương diện lâu dài, công ty cần có những bước đột phá về hàm lượng khoa học kĩ thuật trong sản phẩm để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu, cũng như chiếm lại thị phần thuốc đang được bao phủ bởi các loại dược phẩm ngoài đang được bán trên thị trường nội địa với giá khá cao. Mặc dù doanh thu hàng sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức độ tăng của doanh thu khác, nhưng chính sự gia tăng của doanh thu khác mới là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự gia tăng của tổng doanh thu.
Như vậy, sự gia tăng của chi phí trong năm 2007 nguyên nhân là do sự gia tăng của hầu hết tất cả các chi phí, trong đó sự gia tăng của giá vốn hàng bán là nhân tố quyết định nhất, vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong việc cấu thành nên tổng chi phí.
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận lại không tương xứng với tốc độ tăng của doanh thu vì giá cả trong năm có sự biến động lớn làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của toàn công ty. Vì lợi nhuận mà nó đạt được vẫn cao hơn năm trước (nếu bỏ qua chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp), tốc độ tăng trưởng của doanh thu được đánh giá là cao nếu ta so sánh với một doanh nghiệp Nhà Nước mới cổ phần hoá trong thời gian ngắn. Trong năm 2008, do ảnh hưởng của nền kinh tế nên số lượng sản phẩm bán ra trong năm 2008 có phần giảm sút so với năm 2007, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình doanh thu cũng như chi phí của doanh nghiệp.
Chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp trong năm 2008 giảm đi nhiều so với năm 2007 do nhiều nguyên nhân: lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm, một số chi phí được kiểm soát trong định mức cho phép và được tính giảm trừ cho doanh thu.
Hiện nay, các nhà quản trị, ban Giám Đốc trong công ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như từng bước khắc phục những điểm yếu đang tồn tại trong công ty mình, đưa công ty phát triển ngày càng bền vững. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện song song chiến lược “Thu hút khách hàng”, nhằm kích thích khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng nhận biết thương hiệu Agimexpharm từ phía khách hàng. Với khó khăn từ nguồn vốn, công ty không thể phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như không thể đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ, cũng không có đủ điều kiện để phát triển mạng lưới phân phối, nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty dược đầu ngành khác.
Tuy lợi nhuận sau thuế của công ty không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm nhưng nếu ta xem xét các nguyên nhân tác động và đặt công ty vào tình hình chung của đất nước thì hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được đánh giá là có hiệu quả và tương đối ổn định.
Nhà nước cần hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tập hợp thông tin để định hướng về tiềm năng thị trường cho doanh nghiệp dược phát triển để ngành y tế có thể đạt được mục tiêu đến năm 2015, giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% tổng giá trị thuốc sử dụng và đến năm 2020 con số này là 80%. Bên cạnh đó, Nhà Nước cần đẩy nhanh công tác xây dựng, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam; chương trình về phát triển và sắp xếp, tổ chức mạng lưới lưu thông thuốc đến 2015 tầm nhìn 2020. Ngành dược cần lựa chọn một vài sản phẩm chế biến từ dược liệu trong nước để xây dựng các sản phẩm mang tính chất quốc gia, sau đó sản xuấ t với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu.
Đồng thời, việc xây dựng các chương trình, đề án liên quan đến phát triển ngành dược phải tính đến chỉ tiêu hiệu quả trong kinh doanh của cỏc doanh nghiệp, phõn tớch rừ sự phõn bổ giỏ trị gia tăng từ khi nhập sản phẩm đến tay người tiêu dùng để trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp định hướng mục tiêu phát triển và có chính sách giá phù hợp.