MỤC LỤC
Theo luật các tổ chức tín dụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 49 có ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước.”. Theo qui chế cho vay 1627 do NHNN Việt Nam ban hành, cho vay theo hạn mức thấu chi là “việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”.
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất ngoại dự kiến cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc có thể làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. Các loại rủi ro khác có thể bao gồm rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro biến động môi trường kinh doanh, khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong chứng từ, hỏa hoạn, lỗi công nghệ,….
Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và được hạch toán vào chi phí tín dụng của tổ chức tín dụng.” Lượng trích dự phòng phản ánh chi phí vốn mà ngân hàng phải bỏ ra vì lượng trích dự phòng này ngân hàng phải dự trữ mà không được sử dụng để quay vòng vốn. Đó là những chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng vốn, tính đa dạng hóa của tài sản, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của các phương án vay, mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng, quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, môi trường kinh tế, tài chính nói chung và diễn biến từng môi trường kinh doanh,….
Nền kinh tế đang trên đà đi lên với một thị trường tài chính lành mạnh sẽ trợ giúp các ngân hàn hoạt động hiệu quả, hạn chế được rủi ro khi mà các khách hàng của ngân hàng cũng có điều kiện kinh doanh thuận lợi.Một xã hội ngày càng ổn định, dân trí cao, đội ngũ nhân viên với trình độ lành nghề, trình độ quản lý cao và hiểu biết về khách hàng sẽ giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng nói chung và với hoạt động tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, phương án vay hợp lý không phải là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho thành công của phương án kinh doanh, để đồng vốn đầu tư của chủ đầu tư và của ngân hàng được sử dụng hiệu quả và sinh lời còn cần đến trình độ quản lý của người thực hiện dự án. Nếu như người đi vay không có khả năng quản lý việc sử dụng vốn cho đúng mục đích và hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ rất khó khăn khi mà bản thân người vay cũng gặp khó khăn, đặc biệt đối với các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Ý thức của khách hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng ngay từ khâu thẩm định, khi mà khách hàng có thể cố tình khai tăng nhu cầu vốn để được vay nhiều hơn, lập báo cáo tài chính giả về khả năng tài chính của mình, khai tăng giá trị tài sản đảm bảo,… để chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Trên thực tế, trong thời gian hoạt động vừa qua, chi nhánh tập trung vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay truyền thống, trong đó tỷ trọng tín dụng dành cho chiết khâu giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất lớn, những hoạt động khác diễn ra với tỷ lệ rất nhỏ. Hoạt động tín dụng thu hẹp trong khi chi phí vốn tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua.Tuy nhiên, chi nhánh đã đưa ra kế hoạch chỉ tiêu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ cho năm 2009. Đẩy mạnh hướng tới cho vay tài trợ vốn lưu động là một bước đi để chi nhánh hướng tới mở rộng quan hệ với nhiều loại hình doanh nghiệp, đồng thời vẫn hạn chế được rủi ro do phần lớn tài trợ VLĐ có kỳ hạn ngắn, chi nhánh vẫn có khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Tuy nhiờn, trong năm tới, khi mà nền kinh tế đi vào ổn định và nhu cầu hội nhập, giao dịch với quốc tế càng mở rộng thì nhu cầu vốn bằng ngoại tệ sẽ càng tăng và chi nhánh không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng hoạt động và quan hệ, tăng dư nợ tín dụng. Chi nhánh giữ mức dư nợ ngắn hạn cao là hợp lí bởi ngoài môi trường kinh tế khó khăn, việc chi nhánh mới thành lập, thông tin khách hàng còn nhiều hạn chế là một nguyên nhân khiến chi nhánh nên cẩn trọng trong việc cho vay và tập trung vào cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro. Ngoài những nguyên nhân về nền kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng, còn phải kể đến yếu tố hệ thống thông tin chưa hoàn thiện, khiến cán bộ tín dụng không có đủ thông tin về khách hàng cũng như thị trường để đưa ra những quyết định thật chính xác.
Là một trong những chi nhánh đầu tiên của HDB tại Hà Nội, chi nhánh HDB Hà Nội đã thực hiện tốt công tác mở rộng, quảng bá hình ảnh cho HDB trên địa bàn mới, từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng và hoạt động của HDB trên địa bàn thành phố. Mối quan hệ của chi nhánh chưa được rộng rãi dẫn đến một loạt các hạn chế khác như không thu hút được nhiều khách hàng, nhất là những khách hàng quan trọng, dẫn đến bị hạn chế trong lựa chọn cho vay, thông tin không nhạy bén,… Ngoài ra, chi nhánh mới thành lập do vậy nhân sự chưa đi vào ổn định, cán bộ nhân viên đôi khi tuyển chọn không được kỹ càng và chất lượng, còn cần phải đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Trong những năm 2007-2008, để đối phó với những diến biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, ngân hàng Nhà nước đưa ra một loạt những thay đổi, bổ sung cho qui chế hoạt động của các tín dụng khiến các ngân hàng nói chung và HDB Hà Nội mất không ít thời gian và chi phí để kịp thích ứng.
Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà, sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào thị trường tài chính và hoạt động của các ngân hàng cũng là một yếu tố gây bất ổn cho thị trường tài chính và góp phần tăng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
Cán bộ tín dụng vần theo kịp các chủ trương, chính sách của Nhà nước, về pháp luật và các hoạt động kinh tế xã hội, về chế độ và thể lệ nghiệp vụ tín dụng… Các lớp đào tạo bồi dưỡng có thể do các cán bộ có trình độ cao, nghiệp vụ sâu và có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, hoặc có thể mời giảng viên các trường đại học và chuyên gia đến giảng dạy. Ban lãnh đạo cần xem xét, tách rời một số chức năng ra khỏi phòng kinh doanh và thành lập những phòng ban chuyên trách như phòng ban thẩm định, phòng ban quả lí rủi ro, phòng ban quả lí nợ,… Phân chia phòng ban chuyên trách sẽ tạo điều kiện cho cỏc cỏn bộ rốn luyện nghiệp vụ, phõn chia trỏch nhiệm rừ ràng từ đú nõng cao tinh thần trách nhiệm, tránh tình trạng trách nhiệm và công việc chồng chéo lộn xộn.Chi nhánh cũng nên phân chia cán bộ tín dụng ra thành từng nhóm, mỗi nhóm phụ trách một loại sản phẩm dự án phân theo ngành nghề nhất định. Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ tín dụng của chi nhánh HDB Hà Nội còn bị hạn chế ở các hình thức truyền thống như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, chiết khấu giấy tờ có giá, … Chi nhánh cần mở rộng các hình thức tín dụng khác như các hợp đồng đồng tài trợ, cho vay hợp vốn, kết hợp cho vay tài trợ tiêu dùng, … Nỗ lực tạo ra các sản phẩm mới, phong phú đa dạng sẽ giúp đa dạng hóa danh mục sản phẩm, thu hút khách hàng đồng thời giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.
- Chi nhánh cần cải tiến và đổi mới quy trình xét duyệt thẩm định và cho vay, kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay một cách chặt chẽ, định kỳ và đạt hiệu quả cao để hạn chế các dấu hiệu tiêu cực có thể xảy ra trong thẩm định các dự án, trong xét duyệt cho vay để phát hiện kịp thời các khách hàng làm ăn kém hiệu quả hay dự án kém khả thi.