Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nước trong hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu mà càng lớn chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hoà xuất khẩu trên thị trường quốc tế, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đây không phải là chỉ tiêu toàn diện vì không phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trên cùng một thị trường tiêu thụ.

Vai trò của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu

Ý nghĩa của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu

Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng không thể đảo ngược của tất cả các quốc gia. Lợi ích của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu không khỏi khiến tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp đầu tư để thu lợi. Đặc biệt ở những thị trường rộng lớn như EU, Mỹ,… hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất sôi động.

Hàng hoá trên các thị trường này rất phong phú và đa dạng, do đó các cuộc cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Và để có thể tồn tại được bất kì một doanh nghiệp khi tham gia thị trường cũng phải tạo ra năng lực cạnh tranh phù hợp. Vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu trong điều kiện năng lực xuất khẩu còn yếu kém.

Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp việt nam.

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Hạn chế

    Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế.

    Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,. Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững.

    000 DN đang hoạt động, số lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường.

    Nguyên nhân của hạn chế

      Hệ thống hành chính giải quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thời gian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. Các đầu tư công kém hiệu quả làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tác dụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có.

      Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại nhưng người đã qua đào tạo. Rừ ràng chỳng ta đang chi phớ hai lần cả về thời gian và cả về tài chớnh cho một việc.

      Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này.

      MỘT VÀI PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

      Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân đó là tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý.Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân DN và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh phải là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức.

      Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý DN trong đó có DNVVN, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.

      Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh; nếu các DN chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Và việc quản lý theo kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của các DN.

      Hiện nay, mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó. - Năng lực về ngoại ngữ: mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần có ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch.

      Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững. Hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNVVN, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DNVVN nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.