Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp

Trong nền khinh tế không chỉ có các DNNN mà còn có các DN của nhiều thành phần kinh tế khác tồn tại và cạnh tranh gay gắt vơi nhau.Trong điều kiện đó buộc các doanh nghiệp phải tính toán sao cho doanh nghiệp mình hoạt động có hiệu quả để đứng vững trên thị trường. Trong môi trường cạnh tranh,một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải tạo ra sản phẩm có tính ưu việt hơn như chất lượng cao nhiều công dụng,giá thành hạ, đồng thời phải đảm bảo mục tiêu cơ bản là có lợi nhuận Muốn vậy, DN cần phải đầu tư vốn mua sắm máy móc thiết bị hiện đại với một chi phí hợp lý. *hiệu quả sử dụng vốn tác động đến khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, vì nó liên quan đến chi phí cơ hội của khi sử dụng vốn(khi dùng vón cho sản xuất kinh doanh cần dạt được cao hơn phí tổn cho vốn đó, nếu không thì việc sản xuất kinh doanh sẽ không còn ý nghĩa đối với doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

Như vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế của toàn xã hội. Với những lĩnh vực kinh doanh rủi ro thắp,lợi nhuận cao ,ít có DN có khả năng tham gia.hoặc lĩnh vực đó được sự bảo hộ của nhà nước, thì hiệu quả sử dụng vố của các DN hoạt động trong lĩnh vực đó có khả năng cao hơn.Trong quá trình hoạt động, sự năng động sáng tạo của các DN trong việc lựa chọn sản phẩm, chuyển hướng sản xuất, đổi mới cải tiến sản phẩm.cũng có thể làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Do đó DN phải tính toán lựa chọn công nghệ phù hợp với chi phí hợp lýđể làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.Trong điều kiện cạnh tranh DN cần chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

VAI TRề CỦA DOANH NHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA

Thứ hai, các DNNN là đòn bảy là công cụ để nhà nước huy động tập trung vốn vào những ngành mang tính chiến lược của nền kinh tế, tập trung vào những hoạt động chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Hơn nữa, hiện nay khu vực nhà nước đang chiếm một lượng vốn đầu tư lớn với những trang bị kỹ thuật hiện đại thì hoạt động của các DNNN sẽ là một yếu tố quyết định đến sự hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế đã đề ra. Trong một nền kinh tế lạc hậu với lực lượng sản xuất yếu kém như Việt Nam thì các DNNN được sử dụng như những phương tiện trực tiếp nhằm huy động các nguồn lực kỹ thuật để tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời là nhân tố để nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA

Đối với nước ta hiện nay đóng góp của các DNNN vào GDP đang chiếm một tỉ lệ lớn thì hiệu quả hoạt động của các DNNN có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, hệ thống DNNN ở nước ta cần phải được chú trọng quan tâm nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Các DNN đang đứng trước một thực tế là sức cạnh tranh yếu kém, qui mô nhỏ thiếu vốn nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp, quản lý lỏng lẻo làm thất thoát vốn lớn.

NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG

Nhóm nguyên nhân thuộc về những di sản lịch sử

Trừ phần nhỏ dược thành lập trong giai đoạn cải cách, các DNNN của ta hiện nay đa phần được kế thừa từ thời bao cấp với các đặc trưng như công nghệ kỹ thuật lạc hậu không có nguồn thay thế. Cả giám đốc DN cũng như các nhân viên đều còn rất bỡ ngỡ với cung cách làm ăn kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, do vậy đôi khi còn bị lường gạt. Để thoát khỏi tình thế quẫn bách đó, chúng ta cũng không thể dùng giải pháp pháđi làm lại bởi năng lực sản xuất của đát nước và đời sống của nhiều con người trông cậy vào đây.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến cơ chế quản lý DNNN 1.Quản lý nhà nước đối với DNNN

Nhà nước qui định nhiều loại quĩ bắt buộc cho DN gây khó khăn cho việc tập trung vốn, hoặc trong trường hợp DN không có nhu cầu bổ xung vốn mà vẫn phải trích lập quĩ theo qui định, hậu quả kéo theo là gây ra sự tranh chấp giữa nhà nước và DN trong vấn đề sử dụng lợi nhuận sau thuế. Công tác tự kiểm tra kiểm toán nội bộ, công tác hậu kiểm tại DN còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa được chú trọng đúng mức nên chưa thực sự giúp DN tìm ra những hạn chế về quản lý tài chính và chưa trở thành công cụ hữu hiệu để giám sát quá trình sử dụng vốn của DN.Bên cạnh đó trách nhiệm của các bọ phận sử dụng vốn chưa được qui định cụ thể rừ ràng, khụng ai chịu trỏch nhiệm với những khoản vốn sử dụng không hiệu quả, tạo cơ họi cho việc tham ô móc ngoặc gây tổn thất tài sản. Theo qui chế hiện hành tổng công ty không có quyền xử lý lợi nhuận sau thuế của các công ty thành viên hoặc mặc dù đã qui định tổng công ty giao vốn cho các Dn thành viên song còn nhiều vấn đề tài chính khác như thanh lý nhượng bán tài sản không trình lên tổng công ty mà trình cơ quan thành lập DN xem xét.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến thách thức chung của nền kinh tế nước ta

Tóm lại cần nhìn nhận thừc trạng yếu kém hiện nay của doanh nghiệp nhà nước một cách thẳng thắn khách quan toàn diện. Nên tránh cách nhìn bi quan qui mọi sai lầm yếu kém về cho doanh nghiệp, cũng không buông trôi coi hiệu quả thấp như căn bệnh cố hữu của doanh nghiệp nhà nước để rồi không tích cực tìm giải pháp khắc phục. Trong đó khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát.

GIẢI PHÁP CHUNG

    Đối với doanh nghiệp có phần vốn đầu tư của nhà nước, cần ban hành qui chế quản lý phần vốn đầu tư của nhà nước cần ban hành qui chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp xỏc định rừ đại diện chủ sở hữu và người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Cần khẳng định rằng ở doanh nghiệp nhà nước lợi nhuận sau thuế là của nhà nước chủ đầu tư vốn, do vậy lợi nhuận được dành một phần để lập các quĩ của doanh nghiệp như quỹ khen thưởng, quĩ phúc lợi nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, sẽ còn lại doanh nghiệp được để được bổ sung vốn nếu cần, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn hoặc nhà nước nhận thấy việc đầu tư lại cho doanh nghiệp là không cần thiết thì nhà nước sẽ thu lại phần lợi nhuậ này để phục vụ cho các mục đích khác của nhà nước. Công ty đầu tư tài chính là tổ chức tài chính của nhà nước đặt dưới sự kiểm tra giám sát của bộ tài chính, đại diện cho phần vốn chủ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp, điểu này sẽ chuyển việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp từ phương thức quản lý hành chính sang phương thức quản lý vốn đầu tư.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

    Quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp

    Xây dựng đề án và mau chóng thì điểm công ty mau bán nợ tài sản, cầm cố, tài sản thế chấp tài sản không tính trong giá trị doanh nghiệp hoặc tài sản không xử lý được phát sinh trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây truyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với quản lý và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời với thực tế hiện nay của DNNN làm tốt công tác kiểm tra có tác dụng phát hiện những sai lệch trong quá trình phát triển, tìm ra con đường đi mới phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam.

    Thực hiện đổi mới công nghệ và đội ngũ lao động

    Đối với tài sản cố định cầnphải đánh giá và đánh giá lại: Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể xác định được giá trị thực của tài sản cố định từ đó xác định mức kháu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản bị mất giá để tránh thất thoát vốn. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại qui mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khia thác những tiềm năng sanữ có và khắc phục những tồn tại trong việc quản lý.