MỤC LỤC
Cơ sở hạ tầng ngày càng được sử dụng nhiều hơn với thuật ngữ khoa học trong các công trình nghiên cứu và các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cao cấp. Cơ sở hạ tầng là một hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng đảm bảo các luồng thông tin, các luồng vật chất nhằm phục vụ nhu cầu có tính xã hội của sản xuất và đời sống của dân cư. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình và phương tiện là điều kiện vật chất cho sản xuất vật chất và sinh hoạt của xã hội.
Đó là các công trình của hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện nước, công viên cây xanh, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy, thiên tai bão lụt. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các công trình và phương tiện là điều kiện để duy trì và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện (các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh, văn hoá nghệ thuật, phòng chống dịch bệnh..) và đảm bảo đời sống tinh thần của các thành viên trong xã hội (các cơ sở đảm bảo đời sống tinh.
Cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện cơ bản cho nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp và trong hoạt động dịch vụ. Những năm gần đây, nhờ hiện đại hoá cơ sở hạ tầng ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp được thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm cho cơ cấu nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Nước ta có 7 vùng kinh tế lớn: vùng trung du miền núi phía bắc, vùng ĐBSH, khu bốn cũ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng Nam bộ, và ĐBSCL.
Trong số này có những vùng có đô thị lớn, có cơ sở hạ tầng tốt thì phát triển nhanh, còn những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thiếu thốn thì phát triển chậm làm mất cân đối nền kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chỉ có thể giảm bớt chứ không thể xoá bỏ sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. Ở có mối liên hệ tác động qua lại, xây dựng và tạo ra cơ sở hạ tầng tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng chính vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất vật chất hoạt động có hiệu quả hơn.
Cơ sở hạ tầng phát triển cho phép chúng ta tạo ra nhiều cơ sở sản xuất vật chất mới, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế văn hoá giữa các khu vực, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời phân bố nguồn lao động hợp lý. Hơn nữa, sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới với công nghệ kỹ thuật cao sẽ hoạt động hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động.
+ Tạo điều kiện để giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân từ đó làm tăng tích luỹ cho nền kinh tế. - Tạo ra tài sản lưu động lần đầu gắn liền với sự tạo ra các tài sản cố định vừa mới tạo ra ở trên.
Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các qũy khác của Nhà nước dùng cho đầu tư phát triển như Quỹ hỗ trợ quốc gia phát triển giao thông. Vốn do chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện huy động từ sự đóng góp của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): là vốn của các cá nhân hay tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng trực tiếp.
Vốn thuộc các khoản vay tín dụng với lãi suất thấp của các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển. Trong vài năm gần đây, nguồn vốn này đóng góp phần lớn vào phát triển GTVT trong điều kiện vốn ngân sách quá hạn hẹp. Vì vậy, ta nên tập trung nguồn vốn để đầu tư khôi phục, nâng cấp các công trình có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước như các trục xuyên quốc gia, các trục giao thông đối ngoại, cơ sở hạ tầng các khu kinh tế trọng điểm.
Trong thời gian qua, nguồn vốn ODA đã tăng dần lên, tập trung chủ yếu cho việc tăng cường thể chế, phát huy nguồn nhân lực, phục hồi và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xó hội. Do đú, để nghiờn cứu về nguồn vốn ODA ta đó phải hiểu rừ bản chất của nó.