Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT tại Việt Nam

MỤC LỤC

Từ năm 2005 đến nay: Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới đang có nhiều sự chuyển biến mạnh mẽ, sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư

Trên thực tế, các Nghị định hiện hành chưa tạo ra cơ chế hữu hiệu nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp vào việc thực hiện các dự án xây dựng công trỡnh hạ tầng; quy trỡnh, thủ tục thực hiện dự ỏn cũn thiếu rừ ràng, minh bạch, không đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan; các ưu đãi và bảo đảm đầu tư đối với dự án BOT vừa chưa thật sự hấp dẫn, vừa có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài…Đặc biệt, việc sử dụng vốn Nhà nước trong một số dự án BOT trong nước đã làm biến dạng mục tiêu, tính chất của dự án BOT như một phương thức thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh…Do vậy, phải xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ , thống nhất, giải phóng mọi lực lượng sản xuất; trong đó cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật đầu tư áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế trong đó có pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT về xây dựng cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc bất kể nhà đầu tư nào khi bỏ vốn vào đầu tư cũng đều được " áp dụng một luật chơi chung, một sân chơi chung".

Vai trò, ý nghĩa của đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam

Mặc dù tỷ lệ các dự án thành công được đánh giá là rất thấp, tuy nhiên qua các số liệu thống kê đã trình bày ở trên đã phần nào cho chúng ta thấy được vai trò của hoạt động đầu tư theo các hợp đồng này trong việc cải thiện thực trạng, nâng cấp và xây dựng thêm mới nhiều công trình cơ cấu hạ tầng, từng bước tạo ra một hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại, đồng bộ với nhiều công trình thiết yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế , xã hội, thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta thời gian qua. Đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay tại Việt nam với tổng chi phí dự án là 412 triệu USD (được bảo lãnh rủi ro chính trị từ hãng bảo hiểm Đầu tư và Xuất khẩu Nippon Export ) được đánh giá là sẽ mang lại nhiều lợi ích phát triển cho Việt nam, tạo công ăn việc làm và mua sắm hầu hết vật liệu xây dựng trong nước, đồng thời nhờ có nguồn cung cấp điện tin cậy sẽ giúp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt nam 1.

Thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT

Quy định về chủ thể kí kết hợp đồng

Qua đó hình thành môi trường đầu tư cởi mở, thông thoáng, bình đẳng giữa các chủ thể cùng bỏ vốn đầu tư, phù hợp hơn với những nguyên tắc của luật quốc tế cũng như về mức độ tương thích với pháp luật đầu tư của các nước trong khu vực như: Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2003 của Campuchia, Luật Đầu tư của Singapo điều chỉnh cả hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài thể hiện việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia đối với tất cả các nhà đầu tư và không chủ trương phân biệt giữa nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức trong việc lựa chọn các hình thức đầu tư theo hợp đồng…Như vậy, việc ban hành một Quy chế chung áp dụng cho mọi nhà đầu tư và mở rộng hơn nữa phạm vi chủ thể nhà đầu tư là cá nhân được coi là một tín hiệu tích cực gửi đến công đồng quốc tế về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng như việc thực hiện các cam kết về tự do hóa về thương mại và đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, kí kết. Dù vậy những bất cập nói trên, theo chúng tôi vẫn cần phải được khắc phục theo hướng: cần phải cú quy định rừ ràng cỏc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT với nhà đầu tư là những cơ quan nào để tránh cho nhà đầu tư tâm lý e ngại vì họ chưa xác định chắc chắn rằng cơ quan Nhà nước nào sẽ đứng ra đàm phán, ký kết hợp đồng dự án và địa vị pháp lý của các cơ quan này; khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan đơn vị trực thuộc mình kí kết hợp đồng dự án thì phải có những quy định rừ ràng cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cỏc đơn vị này khi được ủy quyền kí hợp đồng BOT, cũng như việc uỷ quyền này được thể hiện dưới hình thức nào, có hiệu lực trong bao lâu… để tránh cho các nhà đầu tư những thủ tục hành chính rườm rà đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho họ.

Quy định về lĩnh vực thực hiện dự án

Theo ông Đỗ Thông- Giám Đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh: thì việc kiểm soát các dự án BOT trước hết phải bắt đầu từ việc phõn định rừ ràng cỏc lĩnh vực mà Nhà nước muốn khuyến khớch tổ chức, cá nhân đầu tư và để cho những chủ thể này đầu tư không phải lúc nào cũng do nhà nước thiếu vốn mà dựa trên quan điểm: tất cả các nguồn lực huy động từ Ngân sách Nhà nước hay từ khu vực tư nhân đều là nguồn lực chung của đất nước. Theo đó các lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích tư nhân đầu tư chỉ giới hạn trong việc xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa các côn g trình hiện có như: các công trình đường bộ, cầu hầm, nhà máy sản xuất điện, xử lý nước thải…Vì đây là mô hình đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Quy định về nguồn vốn thực hiện dự án

Qua thực tế triển khai một số dự án BOT trong lĩnh vực điện được phép duy trì mức vốn sử dụng thấp hơn 30% trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Quy định về Quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập ban hành kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ- BCN ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp- sau đây gọi tắt là Quyết định 30/2006) cho thấy hiệu quả kinh tế, xã hội từ việc áp dụng linh hoạt quy định của pháp luật trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta. Quy định này được xem là một trong những điểm mới nhất và tiến bộ của Quy chế đầu tư mới so với hai Quy chế trước đây, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có khả năng tiếp cận các dự án BOT đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài năng lực tài chính không hẳn chỉ là mức vốn sở hữu mà còn là khả năng huy động vốn của họ đồng thời để phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về quyền được lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn của Doanh nghiệp như quy định: Công ty cổ phần được phát hành chứng khoán để huy động vốn vay …và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện các dự án này trên thực tế cũng như tính chất tư nhân và hiệu quả của loại hình đầu tư này.

Quy định về lập, công bố và phê duyệt danh mục dự án

Bởi lẽ nó làm tổng mức đầu tư của công trình tăng lên, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi phải thu xếp một phần vốn cho công tác này trong khi nếu được thực hiện bằng kinh phí của Nhà nước sẽ làm giảm áp lực vốn cho nhà đầu tư đồng thời đảm bảo tính khả thi của dự án trong Danh mục mà Nhà nước muốn kêu gọi đầu tư; trừ trường hợp dự án này do nhà đầu tư tự đề xuất thì chi phí này làm cơ sở để chủ đầu tư tránh được những thiệt hại rủi ro khi thực hiện dự án. Quy định những nội dung chủ yếu của Danh mục dự án tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý của Nhà nước trong cụng tỏc quy hoạch húa dự ỏn BOT đồng thời xỏc định rừ trỏch nhiệm của các quan đó trong việc lập báo cáo tiền khả thi- Đề xuất dự án (tương ứng với thuật ngữ Báo cáo đầu tư tại Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình- sau đây gọi tắt là Nghị định 16/2005), qua đó làm cơ sở để vận động, xúc tiến đầu tư và lập hồ sơ mời thầu lựa chon nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án.

Quy định về lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng BOT, BTO, BT

Để cải thiện tình hình này, khắc phục những biến dạng trong qúa trình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo hợp đồng BOT, BTO, BT cũng như khi quy định Danh mục dự án phải được công khai minh bạch, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư đều có cơ hội chọn và thực hiện dự án thì yêu cầu lựa chọn nhà thầu trở thành vấn đề cần có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể. Tuy nhiên để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đầu tư trong một số trường hợp pháp luật cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đó là: khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành sơ tuyển nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu sơ tuyển; dự án cần được thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách vể sử dụng công trình kết cấu hạ tầng hoặc để đảm bảo tính liên tục trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà không thể tiến hành lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồngdự án; các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trường hợp đặc biệt là do nhà đầu tư tự đề xuất.

Quy định về đàm phán, ký kết hợp đồng dự án

Minh chứng điều này, trong dự án điện khí Nam Côn Sơn, Chính phủ đã cung cấp bảo lãnh cho nhiều phần hạng mục của dự án và các hạng mục này sau đó đều được thành công trong việc huy động vốn từ các nhà tài trợ (theo Diễn Đàn Doanh nghiệp tháng 12/2005). Đối với các dự án BOT, khi mà mức độ rủi ro cao như dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư luôn mong muốn được Chính phủ bảo lãnh các nghĩa vụ về tài chính và chia sẻ rủi ro với họ đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài thậm chí là các cam kết bảo lãnh mà pháp luật chưa quy định. Những mong muốn về cam kết, bảo lãnh đối với các dự án này là chính đáng ; việc tôn trọng đầy đủ các cam kết đó là điều kiện quan trọng, nhiều khi mang tính tiên quyết để nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, tìm kiếm được tài trợ và để triển khai dự án được thành công; tùy trường hợp cụ thể các cam kết này thường đa dạng và khác nhau với các dự án. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần loại bỏ sự hồ nghi hiện nay về việc có hay không có bảo lãnh của Chính phủ, nếu không các nhà đầu tư có. bắt buộc "khi Doanh nghiệp nước ngoài cần tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ các hoạt động kinh doanh khác của họ tại Việt Nam). Như vậy để phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của các văn bản hướng dẫn, Quy chế mới đã đưa vấn đề này vào quá trình đàm phán hợp đồng dự án theo yêu cầu của nhà đầu tư nhằm mục đích: tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào các cam kết, bảo lãnh từ phía nhà nước, tăng tính khả thi của dự án khi đi vào thực tiễn nhất là với dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian sử dụng vốn lâu dài, từ đó thúc đẩy quá trình đàm phán diễn ra đạt kết quả cao nhất.

Quy định về thủ tục thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư

Một số ý kiến cho rằng, dự án BOT, BTO, BT đều thuộc quy hoạch đã được phê duyệt và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đàm phán, thỏa thuân cụ thể với nhà đầu tư về mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn, kỹ thuật, tài chính, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia… Và do vậy không cần thiết phải thực hiện thủ tục thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư như quy định đối với các dự án BOT thông thường khác mà nên giao cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh tự xem xét quyết định. Hơn nữa, các dự án BOT, BTO, BT, nhất là các dự án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, có một số yêu cầu về đặc thù, đòi hỏi phải đàm phán các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh của Chính phủ (như bảo đảm về cân đối ngoại tệ, bảo lãnh vay vốn…), về luật áp dụng, cơ chế giải quyết tranh chấp…Việc đàm phán cũng như thẩm tra về vấn đề này không chỉ đòi hỏi khả năng chuyên môn mà còn phải có sự phối hợp liên ngành của các cơ quan Trung ương do một cơ quan độc lập đứng ra làm đầu mối.

Quy định về thực hiện dự án

Trên thực tế, do chi phí đền bù , giải phóng mặt bằng thay đổi lớn (thường là tăng lên) cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi phương án thiết kế, bổ sung nhiều hạng mục công trình… cho nên thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. của dự án bị điều chỉnh không chỉ một lần so với phê duyệt lần đầu. Có dự án, UBND tỉnh đã ra quyết định điều chỉnh đầu tư, các thành viên ban nghiệm thu đã thống nhất nghiệm thu, xác nhận những bổ sung phát sinh nhưng tổng dự toán công trình chưa được điều chỉnh cho phù hợp nên chưa đủ cơ sở để lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình. Vì theo quy định thì những bổ sung phải được đưa vào phụ lục điều chỉnh hợp đồng BOT 1. Quy định này, thực sự đã gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thi hành bởi lẽ: để thực hiện dự án nhà đầu tư phải trải qua thủ tục thẩm định và phê duyệt khi lập báo cáo khả thi trong đó đã bao gồm các nội dung có liên quan tới yếu tố kinh tế kỹ thuật của dự án. Lúc này về cơ bản coi như phương án đầu tư của chủ đầu tư đã đảm bảo tính khả thi. Nếu quá trình lập thiết kế kỹ thuật nhà đầu tư lại phải trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt với những hạn chế như đã phân tích ở trên thì việc quy định như vậy là chưa hợp lý, hơn nữa chi phí cho công tác này lại không được nờu rừ ở cả hai quy chế đầu tư. Cải thiện thực trạng trờn và để phự hợp với quy định tại Nghị định 16/2005 khi cho phép chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điệu kiện năng lực để thẩm tra. Và chi phí cho các hoạt động này được tính vào tổng dự toán công trình. Quy định này tạo sự chủ động cho nhà đầu tư đồng thời đảm bảo tính ổn định với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt không bị thay đổi bổ sung nhiều lần. b) Về quản lý và kinh doanh công trình. Đó là việc Doanh ngiệp khi tổ chức thu phí, nhất là các dự án thu phí giao thông, phải báo cáo Hội đồng nhân tỉnh (HĐND) mỗi quý 1 lần gồm nhiều nội dung, chủ yếu nằm trong chương trình toàn khóa cho nên hiếm khi được đưa vào nội dung chương trình. Thực tế là một số dự án đã kết thúc quá trình thực hiện đầu tư, công trình đã đi vào vận hành, nhưng Doanh nghiệp BOT chưa được HĐND tỉnh đồng ý cho thu phí. Các ngân hàng thường hợp vốn sau nhiều lần gia hạn hợp đồng vay vốn đối với dự án BOT đã chuyển tất cả vốn vay sang nợ quá hạn và tính lãi suất 150% so với lãi suất thông thường.Trong khi đó, hàng tháng doanh nghiệp BOT còn phải thanh toán cho những chi phí như: điện chiếu sáng, trông coi bảo vệ, duy trì, bảo dưỡng công trình…với giá trị không nhỏ. Điều này đã tạo nên áp lực áp tài chính rất lớn cho Doanh nghiệp BOT trong đó một vài Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh có hiệu quả vì có dự án BOT mà dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất và đang đứng bờ vực phá sản 1. Điều này đi ngược lại hoàn toàn mục đích kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT,BTO,BT từ cả Nhà nước và Doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư. Thực trạng này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả đầu tư xây dựng công trình cơ bản hiện nay ở nước ta, nếu như không kịp thời được cải thiện.Theo chúng tôi, khi đàm phán điều kiện này trong hợp đồng dự án ngoài việc đưa ra những nguyên tấc phải xác định giá, phí và điều kiện điều chỉnh mức giá, phí, cỏc khoản thu thỡ cỏc bờn cũn phải thỏa thuận rừ về nghió vụ, trỏch nhiệm của. cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp gặp phải khó khăn, vướng mắc sau khi thi công xong công trình mà nguyên nhân do chính sánh từ phía cơ quan có thẩm quyền địa phương nên chưa tổ chức thu phí được để bảo vệ quyền lợi cho Doanh nghiệp BOT. Khi thực hiện kinh doanh công trình, Doanh nghiệp dự án phải có nghĩa vụ cung ứng dịnh vụ và vận hành công trình theo quy định của pháp luật.Về nội dung này, Doanh nghiệp dự án có quyền lựa chọn khách hàng cho mình, tuy nhiên pháp luật nhiều nước trên thế giới đều dự liệu việc Doanh nghiệp dự án sử dụng quyền kinh doanh công trình như một thứ " đặc quyền" cung cấp dịch vụ để phân biệt đối xử với khách hàng. Ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực này, pháp luật và hợp đồng thường quy định Doanh nghiệp dự án có nghĩa vụ đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng hợp pháp các sản phẩm, dịch vụ do Doanh nghiệp dự án cung cấp và nghiêm cấm việc sử dụng quyền kinh doanh công trình để đối xử phân biệt và khước từ phục vụ đối với các đối tượng sử dụng. Ngoài ra, Doanh nghiệp dựa án còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác như: thực hiện bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa công trình theo hợp đồng dự án, bảo đảm công trình vận hành đúng thời kỳ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ với số lượng và chất lượng như thỏa thuận. c) Chuyển giao công trình và kết thúc hợp đồng dự án.

Quy định về ưu đãi và bảo đảm đầu tư với nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án

Đồng thời, quy định thời điểm nhà đầu tư có thể rút số tiền đặt cọc sau khi công trình đã khởi công và đạt trên 1% tổng vốn đầu tư của dự ánt heo chúng tôi là quá sớm so với thời gian mà nhà đàu tư phải hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng dự án, xây dựng xong công trình và chuyển giao cho Nhà nước, từ đó khiến cho tiến độ thi công của dự án khó có thể được đảm bảo một cách chắc chắn. Tuy nhiên, những khuyến khích đầu tư này không dành áp dụng cho hình thức đầu tư theo hợp đồng mà là những ưu đãi đầu tư dành áp dụng cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng, NĐ108/2006 của Chính phủ đã xếp các dự án này vào Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, và danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (xem phụ lục A-Nghị định108).

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT

Các nguyên tắc của việc hoàn thiện pháp luật đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT

Có thể nói, đây là yêu cầu mang tính khách quan, đặt ra không chỉ với Việt Nam mà còn với hầu hết các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của đất nước mình trong bối cảnh như hiện nay.Thêm vào đó, thời gian qua nước ta đã ký kết nhiều hiệp định song và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư như: những cam kết trong khuôn khổ AFTA; Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN; Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản; đặc biệt là những cam kết trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc ký kết và thực hiện lộ trình cam kết quốc tế nói trên nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc giữa các nhà đầu tư, cam kết không quốc hữu hoá, tịch thu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài (trừ trường hợp thật cần thiết) được ghi nhận trong các Hiệp định này đòi hòi nước ta phải có chính sách đầu tư nhất quán, thống nhất, minh bạch, xoá bỏ rào cản không phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng cũng như thiết lập khung pháp lý hữu hiệu để.

Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT

Do vậy, quy định về bảo lãnh của Chính phủ cần được thay đổi và mở rộng hơn nữa phạm vi đối với các rủi ro về tỷ giá hối đoái của nhà đầu tư, sự ổn định của pháp luật và theo chúng tôi vấn đề này nên được bổ sung vào trong Nghị định BOT để tạo tâm lý an toàn, yên tâm hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực được coi là khó thu hồi lợi nhuận này.Thêm vào đó thì một chi phí thuế quan trọng khác với dự án BOT, BTO, BT là Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (viết tắt là ECWT) áp dụng với nhà thầu nước ngoài( ví dụ như thuế hợp đồng EPC), tài chính (như thuế đánh trên lãi và chi phí bảo hiểm) và tư vấn dự án với những dự án lớn cần sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì những chi phí cho các loại thuế nêu trên một lần nữa lại được cộng vào tổng vốn đầu tư của dự án. Thứ nhất, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần kịp thời rà soát các quy định của Quy chế BOT hiện hành để có hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn nữa với thực tiễn hoạt động đầu tư theo các hợp đồng BOT, BTO, BT, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ, với các văn bản pháp luật khác có liên quan đồng thời xem xét những bất cập trong bản thân các quy định này để có phương hướng xử lý nhằm tạo ra một môi trường thật thông thoáng, hấp dẫn đáp ứng mục đích kêu gọi mọi nguồn vốn ngoài Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, tiện ích công cộng.

Mục đích, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn

Trong khi nhiều nước trên thế giới chỉ tồn tại một khung pháp lý về đầu tư áp dụng chung cho mọi nhà đầu tư thì ở nước ta, ngay từ văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng về đầu tư nước ngoài vẫn đang tồn tại với tính chất là một khung pháp lý tương đối độc lập bên cạnh khung pháp lý về đầu tư trong nước. Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT kèm theo Nghị định 78/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ vừa mới được ban hành, do đó thực tiễn thực hiện chưa được trải nghịêm nhiều nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sơ bộ thực trạng các quy định pháp luật về vấn đề này và các văn bản pháp luật có liên quan tới hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu giúp người đọc hiểu được thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo mô hình BOT, BTO, BT đồng thời phát hiện ra những hạn chế còn tồn tại, những vấn đề không hợp lý, những vấn đề đã và đang phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư nhưng chưa được thể chế hoá trong luật. Điều này, sẽ có giá trị tham khảo với những ai quan tâm đến hoạt động đầu tư theo các hợp đồng này.

Kết cấu của khoá luận

Bên cạnh đó, những kiến nghị của khoá luận nhằm đưa các quy định của Luật vào thực tiễn.