MỤC LỤC
Mức sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng tăng nhất là những sản phẩm ít mỡ, dẫn đến nghề nuôi cá cũng tăng theo. Thịt cá được mọi người ưa chuộng vì cá là đạm giàu protein, ít cholesterol nên thịt cá được dần thay thế cho các loại thịt gia súc và gia cầm. Ngoài ra, hiện nay đời sống kinh tế của người dân ngày càng tăng nên nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản không chỉ về số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng sản phẩm.
Xuất phát từ tình hình trên chúng ta cần nghiên cứu và phát hiện một số loài thủy sản mới nhằm cung cấp thêm nhiều thực phẩm thủy sản cải thiện bữa ăn gia đình và xuất khẩu. Trong số các loài thủy sản nước ngọt có tiềm năng thì cá lăng hầm (Mystus filamentus) là loài cá được quan tâm từ các nhà nghiên cứu bới vì chúng có kích thước tương đối lớn trong các loài cá lăng, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và không xương dăm. Ở nước ta, cá lăng hầm phân bố ở các tỉnh Đắc Lắc, ĐồngNai, Tây Ninh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng nó ngày càng trở nên khang hiếm do việc lạm thác của người dân.
Do đó, việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cũng như tìm ra loại thức ăn thích hợp cho sự phát triển của cá lăng hầm trong quá trình nuôi là rất cần thiết. Khi các tình hình trên được đề cập, được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài” Khảo Sát Sự Aûnh Hưởng của Thức Ăn lên Sự Tăng Trưởng của Cá Lăng Hầm (Mystus filamentus Fang và Chaux, 1949) Giai Đoạn từ 24 đến 99 Ngày Tuổi”.
Hiệu quả sử dụng thức ăn hay còn gọi là hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) hay hệ số thức ăn (HSTĂ) là số kg thức ăn phải tiêu tốn để thu đươc 1kg cá tăng trọng và được tính theo công thức. - Cá có khả năng hấp thụ và biến dưỡng có hiệu quả protein thức ăn do cá có cơ quan chế thải trực tiếp NH3 không qua chuyển hóa thành urea hay acid urid như gia súc, gia cầm. Hệ số thức ăn càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại hệ số thức ăn càng cao thì hiệu quả kinh tế càng thấp, thức ăn càng kém hiệu quả.
Ngày nay người ta có xu hướng nghiên cứu để tìm ra thức ăn thích hợp cho từng loài cá để hệ số thức ăn xuống thấp nhất, rút ngắn thời gian nuôi. Đối tượng mà tôi tiến hành nghiên cứu trong thí nghiệm này là cá lăng hầm (Mystus filamentus) 24 ngày tuổi. Thức ăn gồm: Cá tạp (rô phi, chép, mùi, …) bắt từ các ao trong trại thực nghiệm; cám gạo, bột đậu nành, bột cá và premix để là thức ăn, thức ăn công nghiệp Greenfeed.
Đồng thời trong quá trình nuôi cũng định kỳ kiểm tra đo đạt chiều dài (cm) và trọng lượng (gam) cá15 ngày/lần. Cá tạp: Nguồn cá tạp mà chúng tôi sử dụng trong quá trình thí nghiệm là cá rô phi, cá chép, cá mùi, ….được bắt trong các ao của trại thực nghiệm. Các loại cá tạp trên khi sử dụng cho cá ăn đều được làm sạch nội tạng và cho ăn như sau: trong bốn tuần đầu thì cá tạp được nấu chín khi cho cá ăn, các tuần còn lại thì cho ăn cá tạp tươi phile bâm nhuyễn.
Các nguyên liệu sử dụng trong chế biến cỏc loaiù thức ăn trờn là: cỏm gạo, bột đậu nành, bột cỏ và premix. Các tỉ lệ đạm của các loại thức ăn được phân tích tại Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quỏ trỡnh thớ nghiệm chỳng tụi thường xuyờn theo dừi cỏ và khảo sỏt cỏc yếu tố thủy lý hoá của nước ao.
Chiều dài được đo trên giầy kẻ ô ly và đơn vị là cm, trọng lượng được cân bằng cân điện tử hai số lẻ với đơn vị tính là gam. Chúng tôi tiến hành thu toàn bộ cá trong các giai sau thời gian thí nghiệm (2,5 tháng) để tính chiều dài trung bình, trọng lượng trung bình và xác định tỉ lệ sống của cá thí nghiệm. Số liệu về chiều dài và trọng lượng được xử lý theo phương pháp phân tích một yếu tố về thức ăn (ANOVA) bằng phần mềm Startgraphic vers 7.0 để tìm hiểu sự tách động của thức ăn lên sự tăng trưởng và sự sống của cá thí nghiệm có hay không có ý nghĩa về mặt thoáng keâ.
NTII
NTIII
NTIV
NTVI