Quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

MỤC LỤC

Những nghiên cứu về sử dụng đất bền vững một số nước trên thế giới

Trung Quốc đã có 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo lý luận kinh tế “chủ nghĩa xã hội hiện thực”, chính sách cải cách thành công của Trung Quốc đã đem lại những thành tựu to lớn, trong 20 năm cải cách kinh tế, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 9,7%/năm được xếp vào nước có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, khoảng 200 triệu người dân đã được đưa lên khỏi mức đói nghèo, năm 1998, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản, thu nhập của nông dân Trung Quốc đã tăng lên 16 lần. Nguyên nhân tạo nên sự điều tiết về lao động nói trên của Đài Loan không chỉ do chính sách về nông nghiệp và công nghiệp mà còn do chính sách đầu tư phát triển hệ thống giáo dục phổ cập (đào tạo nguồn nhân lực) nên chất lượng tay nghề lao động nông thôn luôn đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, chính sách lương kích thích người lao động đầu tư nâng cao trình độ và chủ trương phát triển nông nghiệp giai đoạn đầu, phát triển công nghiệp giai đoạn sau hướng về xuất khẩu, thu hút lao động, tăng thu nhập cho lao động.

Nghiên cứu trong nước về sử dụng đất bền vững 1. Chiến lược sử dụng đất bền vững ở Việt Nam

Chính sách đất đai đã góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích đất nông nghiệp nhờ khai hoang phục hoá, chuyển một số diện tích có khả năng sang đất sản xuất nông nghiệp, hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ) nhờ đó diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản) đã tăng từ 6,9 triệu ha lên 9,4 triệu ha (tăng 2,41 triệu ha), đất lâm nghiệp từ 9,3 triệu ha lên 12,1 triệu ha trong thời gian 1990 – 2002 góp phần tăng thêm nguồn lực và tư liệu sản xuất cho nông nghiệp. Ngoài ra, do nhu cầu của phát triển KTXH, một phần đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp (như làm đường giao thông, khu công nghiệp, nhà ở..), Nhà nước đã ban hành những chính sách về cấp đất, cho thuê đất cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, chính sách về giá thuế đất, giá đền bù, giải toả..Nhờ đó, trên địa bàn nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp nhanh chóng, nhiều khu công nghiệp và đô thị mới được hình thành đóng góp tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội nông thôn.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

- Việc xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện sẽ được xây dựng bằng các phần mềm chuyên dụng về đo vẽ bản đồ như: Micro- Station, MapInfo…thể hiện nội dung và các yếu tố định hướng bằng trực quan theo tỷ lệ bản đồ thích hợp. - Sử dụng ý kiến của các chuyên gia để xây dựng phương án khoa học trên cơ sở những kinh nghiệm quý giá về thực tiễn của quản lý, sử dụng đất bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vận dụng một cách chọn lọc vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý

- Hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ 270, 295 cùng với hệ thống các tuyến đường huyện lộ hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm. Với vị trí địa lý như trên tạo thuận lợi cho Tiên Du trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá.

Khí hậu

Huyện Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ, mở rộng diện tích.

Địa hình, địa chất a. Địa hình

Các nguồn tài nguyên 1. Tài nguyên nước

Huyện Tiên Du có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, ngòi Tào Khê, kênh Nam, kênh Trịnh Xá (kênh Nam là kênh tưới chính, kênh Trịnh Xá là kênh tiêu chính). Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể nhưng qua thực tế sử dụng của người dân trong huỵên cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 – 7m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

Tài nguyên đất

Tình hình môi trường sinh thái

Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch và nông - lâm - ngư nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của huyện Tiên Du đã bị tác động mạnh mẽ, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, mà các nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, quá trình đô thị hoá. + Là một trong những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng điểm của tỉnh, với điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi sẽ giúp huyện Tiên Du có thể đa dạng hoá cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nguồn nông sản dồi dào phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Những khó khăn

    Ngoài một số làng nghề truyền thống như: xây dựng Nội Duệ, làm bún ở Khắc Niệm… đã phát triển thêm các nghề mới như sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim… Đến năm 2002 toàn huyện đã có 27 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 15 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó: 4 công ty TNHH, 16 HTX và 798 hộ cá thể thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du theo thành phần kinh tế Tiên Du đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh, có nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công ty, nhiều ngành công nghiệp làng nghề được hình thành và phát triển góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, thay đổi bộ mặt nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

    Bảng 3: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện
    Bảng 3: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện

    Về kinh tế

    Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền kinh tế nông nghiệp, các cơ chế chính sách về sử dụng đất nông nghiệp đã theo dòng lịch sử tác động mạnh mẽ đến nền chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và đến mọi mặt đời sống cộng đồng dân cư và của từng người dân. Cạnh tranh giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, phát triển đô thị ngày càng nhanh về tài nguyên tự nhiên, làm cho giá thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh, tốc độ thu nhập của nông thôn giảm dần ngày càng tụt hậu so với mức tăng ngày càng nhanh của thu nhập dân cư thành phố.

    Bảng 9:  Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006)
    Bảng 9: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006)

    Về mặt xã hội

    Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp

    Như vậy, trong những năm tới cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật và giống vào các cây màu vụ đông, chuyển những diện tích lúa úng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và đòi hỏi người nông dân phải nhanh nhạy trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. - Các loại cây trồng vụ đông, khi đưa vào sản xuất, nếu không tính toán kỹ đầu ra cho nông sản và thị trường tiêu thụ, người dân sẽ rơi vào tình trạng nông sản sản xuất ra mà không tiêu thụ được hoặc phải bán ép giá, thì sẽ dẫn đến người dân không hào hứng trong việc sản xuất các loại cây hàng hóa.

    Trong công tác quản lý đất đai

    Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hoá các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả cao phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. - Thiết lập cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham vấn và trao đổi hợp tác đa chiều giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghiên cứu khoa học và cộng đồng dân cư nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên đặc thù của địa phương, có ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

    Chính sách phân công lại lao động, giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất

    Chẳng hạn như các hộ nghèo bị thu hồi đất thì được hỗ trợ vượt nghèo từ 3 năm tới 10 năm theo mức và thời gian do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định, hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì được giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, trường hợp không có đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì những thành viên trong hộ còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Trong những năm qua trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của huyện, có sự đóng góp không nhỏ của một số ngành nghề truyền thống mới được phục hồi và phát triển trở lại như: nghề gia công tơ tằm, nghề làm bún, nghề xây dựng, nghề chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch, nghề thêu ren, nghề mây tre đan xuất khẩu, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề làm bếp than tổ ong.

    Giải pháp về mặt kỹ thuật

    * Thực hiện mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trong đó xây dựng các công trình thuỷ lợi và cứng hoá kênh mương phải coi là giải pháp quan trọng, thực hiện tốt các chương trình, dự án về khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Muốn nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, cải tạo đất đai trước hết thị xã cần lập các dự án khả thi phát triển kinh tế - xã hội, để tận dụng ngân sách Nhà nước và huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, quỹ tín dụng, vốn huy động trong nhân dân.

    Giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính quyền - Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, của chính quyền, của các ban

    Tập trung khai thác thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với làm tốt công tác thông tin, tư vấn tiếp thị, dự báo thị trường cho người sản xuất. - Thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất ở, đấu thầu diện tích đất các khu công nghiệp, dịch vụ và thương mại, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách của địa phương.

    Giải pháp về môi trường

    - Tăng cường công tác kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp của các nhà máy và các khu công nghiệp như chất thải rắn, bụi và nước. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường.