MỤC LỤC
Ngoài ra, hầu hết các giao thức định tuyến được triển khai ngày nay dựa trên các thuật toán được thiết kế để đạt được đường dẫn ngắn nhất trong mạng mà không tính các metric bổ sung như là: trễ, biến thiên trễ và tắc nghẽn lưu lượng, những yếu tố này lại là nguy cơ có thể làm giảm hiệu năng mạng. Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời của giao thức IP (như khả năng định tuyến), nhưng cũng không ít nhược điểm (như khả năng quản lý chất lượng dịch vụ) (chúng ta không nói chi tiết ở đây), các nhà cung cấp mạng trong quá trình phát triển đã liên tục bổ sung các giao thức, thuật toán mới (chẳng hạn các giao thức QoS như: RSVP, IntServ,. DiffServ; giao thức IPSec, RTP/RTCP hay là các thuật toán tăng tốc độ tìm kiếm địa chỉ trong bảng định tuyến) để có thể khắc phục các nhược điểm của mạng IP.
Khi gói đi qua những node này, nó gặp phải cả trễ và biến thiên trễ, phụ thuộc vào việc nó cần thời gian bao lâu để tìm kiếm trong bảng định tuyến và tất nhiên là phụ thuộc vào cả số các gói phải được xử lý trong một khoảng thời gian cho trước. May mắn thay, các mạng chuyển mạch nhãn không cần nhiều tài nguyên mạng để thực hiện các công cụ điều khiển trong việc thiết lập các đường đi chuyển mạch nhãn cho lưu lượng người sử dụng (nếu chúng tiêu tốn nhiều tài nguyên thì là do chúng được thiết kế không tốt).
Các đặc trưng của đường hầm LSP, chẳng hạn như phân bổ băng tần, được xác định bởi sự thoả thuận giữa các node, nhưng sau khi đã thoả thuận, node lối vào (bắt đầu của LSP) xác định dòng lưu lượng bằng việc chọn lựa nhãn của nó. Giao thức đặt trước tài nguyên (RSVP): Giao thức này khởi đầu được dự định là một giao thức báo hiệu cho chất lượng dịch vụ của các dịch vụ được tích hợp (IntServ), trong đó 1 host yêu cầu một mức QoS nào đó từ mạng.
Chẳng hạn, một node nào đó có thể nhận được 1 nhãn giống nhau từ 2 node khác đến, hay một ví dụ khác đó là một nhãn có thể nhận được từ một node không kết nối trực tiếp. Vì vậy, mặc dù MPLS có nhiều qui tắc trong việc ràng buộc các nhãn với các FEC, song ý tưởng chính phải nhớ đó là: mỗi LSR phải có khả năng hiểu và thông dịch nhãn với FEC tương ứng của nó.
Bất cứ trường hợp nào xảy ra thì một LSR không được ràng buộc nhãn với 2 FEC khác nhau trừ khi nó có phương pháp nào đó để nhận biết rằng gói đang đến là của LSR nào. Trong các kịch bản này, chúng ta sử dụng kí hiệu Ru và Rd cho LSR đường lên và LSR đường xuống.
Đặc tả về MPLS sử dụng thuật ngữ “hạt” để mô tả sự tổng hợp (ở đây có thể hiểu khái niệm hạt là liên quan đến kích thước và mức mô tả, phân biệt chi tiết của dòng lưu lượng đến đâu, và rừ ràng là khi tổng hợp thỡ cỏc dũng lưu lượng nhỏ tạo thành dũng lưu lượng lớn hơn nên các tham số mô tả dòng lớn sẽ không chi tiết, cụ thể như các dòng nhỏ - do đó người ta nghĩ đến việc dòng lưu lượng lúc này thô như các hạt đang chảy), có những kiểu hạt sau đây: (a) dạng hạt thô nhất, (b) dạng hạt mịn nhất. Bằng việc thừa nhận rằng sự phát hành địa chỉ dẫn tới hội tụ định tuyến nhanh (nghĩa là các bảng định tuyến trong miền định tuyến là ổn định và đồng bộ với các bảng định tuyến khác), thì các ràng buộc nhãn cũng được thiết lập khá nhanh, do đó cho phép mạng sử dụng các nhãn hiệu quả về mặt thời gian. Tuy nhiên sự không nhất quán có thể xảy ra này gần như là không xảy ra vì một lý do đơn giản nhưng quan trọng đó là: router quan tâm đến các nhãn khi chúng liên quan tới dòng lưu lượng đường xuống; có nghĩa là, tới chặng tiếp theo được kết hợp với FEC (tiền tố địa chỉ 192.168.10.0/24).
Thủ tục điều khiển độc lập được biểu diễn trong hình 2.11 cũng là ví dụ về phân bố nhãn không theo yêu cầu, LSR không chỉ ấn đinh mà còn phát hành (phân tán) các ràng buộc nhãn tới tất cả các node lân cận (cả các node đường lên và đường xuống) cho dù là những LSR lân cận đó có cẩn ràng buộc đó hay không.
Khía cạnh này của Internet là khác so với dự định thiết kế hệ thống nằm bên dưới ban đầu là chỉ dùng để hỗ trợ các dịch vụ nỗ lực tối đa mà không xem xét đến các yêu cầu được xác định trước về chất lượng dịch vụ hay đặc tính lưu lương của người sử dụng. Điều khiển chính sách xác định xem một dòng lưu lượng nào đó có được cho phép theo các quy tắc quản lý hay không, chẳng hạn như các địa chỉ IP nào đó được hay không được cho phép dành trước băng tần; nhận dạng (ID) giao thức nào đó là được hay không được cho phép dành trước băng tần…. Nếu cả hai sự kiểm tra trong hai điều khiển này thành công thì node sẽ cho phép bộ phân loại gói lựa chọn các gói dữ liệu – như được xác định bởi filterspec và tương tác với lớp liên kết dữ liệu tương ứng để đạt được QoS mong đợi – như được xác định bởi flowspec.
Các đường đi được định tuyến hiện có thể được cấu hình bởi nhà quản trị hay được tính toán tự động bằng một thực thể phù hợp dựa trên các yêu cầu QoS và chính sách, có tính cả trạng thái mạng hiện thời, nhưng RSVP không xác định đường đi định tuyến hiện được quyết định như thế nào.
Đối tượng SESSION, như được biểu diễn trong hình 2.28 là một trường hữu ích với các nhà quản lý mạng muốn điều khiển các node lối vào và các node lối ra của LSP mà không cần phải điều khiển mỗi node từ lối vào đến lối ra. Ngoài những mở rộng này, RSVP cón được mở rộng trong khía cạnh kỹ thuật lưu lượng, định tuyến lại….Những chi tiết này xin phép không trình bày trong phạm vi đồ án này. Nếu một tập các node BGP đang hoán đổi các thông tin định tuyến qua một bộ phản hồi thông tin định tuyến, lúc đó nếu phân bổ nhãn được mạng cùng với phân bổ thông tin định tuyến, bộ phản hồi thông tin định tuyến cũng có thể phân bổ nhãn.
Một node BGP có thể không sử dụng BGP để gửi nhãn tới một đối tượng ngang cấp BGP khác, trừ khi đối tượng ngang cấp BGP đó chỉ ra rằng nó có thể xử lý các bản tin Update với trường SAFI đã được xác định (thông qua thoả thuận khả năng BGP).
Khái niệm cơ bản này được mở rộng tới LDP để hỗ trợ các đường dẫn chuyển mạch nhãn (CR-LSP) được định tuyến cưỡng bức bằng việc định nghĩa các công cụ và các TLV để hỗ trợ cho các CR-LSP hay sử dụng các giao thức có sẵn để hỗ trợ định tuyến cưỡng bức. Các mạng IP truyền thống sử dụng thuật toán này để tìm đường tối ưu theo tiêu chuẩn nào đó (chẳng hạn: số hop…) mà không tính tới các yếu tố bổ sung như trễ, biến thiên trễ…Để thoả mãn cả các điều kiện ràng buộc thì thuật toán SPF cần phải thay đổi để bao gồm các điều kiện ràng buộc. Ví dụ như nếu điều kiện ràng buộc cần thoả mãn là độ rộng băng tần khả dụng, khi đó chúng ta cần kiểm tra độ rộng băng tần khả dụng của kênh có lớn hơn một giá trị độ rộng băng tần được chỉ ra trong điều kiện ràng buộc; chỉ khi thoả mãn chúng ta mới kiểm tra nút W ở đầu kia của kênh.
Giá trị mặc định trong việc u tiên lu giữ và thiết lập sẽ nằm trong khoảng trung bình (ví dụ giá trị là 4) vì thế chức năng này có thể đợc thực hiện dần dần trong một mạng hoạt động bằng cách tăng hay giảm độ u tiên bắt đầu từ giá trị trung bình đó.
Lớp điều khiển được tổ chức thành 1 cấp thay vì 4 cấp như hiện nay nhằm giảm tối đa cấp mạng và tận dụng năng lực xử lý cuộc gọi rất lớn của thiết bị điều khiển thiết bị thế hệ mới, giảm chi phí đầu tư trên mạng. Lớp điều khiển có chức năng điều khiển lớp truyền tải và lớp truy nhập mạng NGN bao gồm nhiều môđun như mô đun điều khiển kết nối ATM, MPLS, điều khiển định tuyến IP, điều khiển kết nối thoại, báo hiệu số 7,…. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra khả năng sử dụng IP trực tiếp trên nền công nghệ quang và những sửa đổi giao thức IP đảm bảo chất lượng dịch vụ mới đã tạo tiền đồ cho khả năng chiếm lĩnh thị trường của công nghệ này trong tương lai.
Công nghệ chuyển mạch ATM được sử dụng trong mạng đường trục, công nghệ MPLS được sử dụng tại các tổng đài đa dịch vụ của mạng thế hệ kế tiếp cho các giai đoạn phát triển theo định hướng tổ chức mạng Viễn thông đến năm 2010.