MỤC LỤC
Hơn nữa do tính đa dạng trong loại hình của DNNQD, tính đa dạng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phạm vi phân bố rộng, dễ dàng thành lập bởi một cá nhân, một gia đình, hay một số cổ đông liên kết lại dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cùng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương đối nhiều lao động, kinh tế ngoài quốc doanh là nơi tạo việc làm nhanh nhất, dễ dàng hơn so với khu vực kinh tế Nhà nước. 13 Nguồn: website của Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn). Khu vực này là nơi tiếp nhận phần lớn số lao động do sắp xếp lại các DNQD; góp phần tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng tăng lên, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 68,2%. Tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự lớn mạnh của mình, khối DNNQD đã tạo ra sức ép cạnh tranh đối với khối DNQD. Tuy nhiên cuộc cạnh tranh này là hoàn toàn có lợi. Nó là động lực quan trọng để các DNQD tiến hành cải cách toàn diện, chấm dứt sự lệ thuộc vào Nhà nước. Cạnh tranh song không phải là để tiêu diệt lẫn nhau, cạnh tranh là để đôi bên cùng phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. DNNQD sẽ là những đối tác tin cậy với các nhà đầu tư nước ngoài, là cầu nối quan trọng cho sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình liên doanh liên kết. Đóng góp vào GDP, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNQD qua các năm cũng liên tục tăng. tổng vốn đầu tư toàn xã hội).
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài của các DNNQD luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không lường trước được. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, … Làm tốt công tác này giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực của khách hàng. Đồng thời, thông qua quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng có thể có các biện pháp giúp đỡ kịp thời (tư vấn, cung cấp thông tin, vốn) cho các doanh nghiệp gặp khó khăn nhằm giúp dự án của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, qua đó nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Tuy tuổi đời còn non trẻ lại nằm trên địa bàn một quận mới của thành phố Hà Nội với cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chưa cao nhưng qua gần 6 năm hoạt động CN NHCTCG đã tự hào góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế địa phương. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm gần đây vẫn tiếp tục ổn định, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt mức tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng được đầu tư theo quy hoạch, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn tiếp tục được đổi mới; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Với phương châm “đi vay để cho vay”, CN NHCTCG đã mở rộng mạng lưới giao dịch đồng thời phát huy lợi thế so sánh của NHCTVN; bằng đổi mới công tác giao dịch, cải tiến thông thoáng các thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bám sát các định hướng phát triển kinh tế của địa phương cũng như mục tiêu chiến lược của NHCTVN nên số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng, gửi tiền, … ngày càng tăng.
CN NHCTCG có quan hệ đại lý với hơn 600 ngân hàng trên Thế giới, là thành viên của hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng, thanh toán qua mạng SWIFT nên ngân hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dịch vụ ngân hàng quốc tế một cách nhanh chóng nhất như dịch vụ thanh toán và chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán séc du lịch, phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận và chiết khấu L/C, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu. Không chỉ đạt được tăng trưởng trong doanh số, chi nhánh còn quan tâm tới sự phát triển bền vững trong việc giảm các khoản nợ xấu xuống đáng kể: năm 2006 nợ xấu giảm 24,7% so với năm 2005 thì sang năm 2007 con số nợ xấu tiếp tục giảm xuống hơn 2 lần so với năm trước do chi nhánh đã thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng. Các món vay có khối lượng vay ngày càng lớn và trải rộng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế từ xây dựng, đóng tàu, giáo dục tới sản xuất máy móc, … Một số món vay trung và dài hạn trong năm 2007 của chi nhánh phải kể tới là: Công ty cổ phần phát triển Đại Lâm vay trung hạn 6,1 tỷ phục vụ sản xuất kinh doanh (thời gian trả nợ là 06 năm);.
Chi nhánh bám sát với các quy định của NHNN cũng như NHCTVN về tỷ lệ vốn chủ sở hứu tối thiểu của từng dự án, vốn cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo, hoạch định cụ thể về thời hạn trả nợ, … Làm tốt các công tác này chi nhánh không những đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của mình mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn hệ thống NHCTVN. (mức tăng trưởng tín dụng là 25% năm 2006, và lên tới 40% tính đến 8/2007) đã khiến NHNN trong mấy năm gần đây phải liên tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như: tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, sử dụng các công cụ thị trường mở (buộc các NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc), tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, … nhằm giữ tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý.
Đồng thời, để hỗ trợ cho DNNQD tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà nước tiếp tục thành lập mới và phát triển các định chế tài chính thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho khu vực doanh nghiệp này. Định hướng phát triển cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD CN NHCTCG thực hiện đúng định hướng của ngành: giảm dần cho vay DNQD tăng cường cho vay với DNNQD; phấn đấu trở thành một ngân hàng hàng đầu trên địa bàn trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn. Cơ cấu danh mục cho vay theo nhóm khách hàng phải đảm bảo đẩy mạnh tiếp thị, tập trung vốn cho vay với các doanh nghiệp thuộc các ngành có tiềm lực tài chính, sản xuất kinh doanh hiệu quả như điện lực, dịch vụ, xuất nhập khẩu, … Hoạt động đầu tư cho vay đang dần tiến tới mục tiêu ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam cũng như định hướng của NHCTVN.
Công tác thẩm định dự án không chỉ giới hạn trong phạm vi một vấn đề mà nó gắn liền với nhiều hoạt động khác như pháp lý, môi trường hoạt động của ngành, môi trường vĩ mô của nền kinh tế, … Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan có thẩm quyền thì cần có sự nỗ lực rất lớn từ bản thân ngân hàng. Mặt khác, chi nhánh cũng cần kiên quyết thực hiện sàng lọc khách hàng, loại bỏ các khách hàng hoạt động yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ đó xác định các khách hàng chiến lược có tiềm lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng để tập trung tạo mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài. Xem xét lại kỹ lưỡng và toàn diện việc tuân thủ chính sách, tuân thủ cho vay, những nhược điểm trong quy trình cho vay; năng lực, trình độ cán bộ trong việc thự hiện các nghiệp vụ; đánh giá giá trị tài sản thế chấp, sự bảo đảm các yếu tố pháp lý của hồ sơ tín dụng; thực trạng nợ ngân hàng thông qua việc phân loại nợ; kịp thời pháp hiệnh những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời.