Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020: Nội dung chính và dự báo phát triển kinh tế - xã hội

MỤC LỤC

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Kết quả thực tế cho thấy tỷ trọng của khu vực I trong GDP toàn tỉnh tuy có giảm nhưng mức giảm mỗi năm còn chậm, không ổn định, đối với 02 khu vực còn lại cũng có tăng dần tỷ trọng nhưng mức tăng mỗi năm không cao và không đều.

Cơ cấu GDP các ngành thời kỳ 1995-2005

Cơ cấu kinh tế theo các thành phần từ 1995-2005

Kim ngạch xuất khẩu

Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Kiên Giang những năm gần đây càng phát triển mạnh, ngoài những thị trường truyền thống trong nước như: khu vực ĐBSCL, TPHCM, các doanh nghiệp của tỉnh còn mở rộng quan hệ mua bán với trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, EU, Nga, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển,. Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (2001-2005) tỉnh Kiên Giang, đã xác định "Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các nhóm ngành có lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu, phát triển những sản phẩm có thị trường, có hiệu quả với qui mô vừa và nhỏ, tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm, vừa nâng lên chất lượng các sản phẩm truyền thống, vừa tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh thị trường nội địa và thế giới”.

Số lượng cơ sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua ngành công nghiệp Kiên Giang có bước phát triển khá và đạt được những kết quả nhất định, các cơ chế chính sách, biện pháp khuyến khích, ưu đãi đầu tư sản xuất được ban hành, bước đầu đã tạo cơ sở để phát triển công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tích cực tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, thực hiện tốt đầu tư đổi mới công nghệ, một số sản phẩm ngày càng có sức cạnh tranh cao, tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là đã có thương hiệu xuất khẩu.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp từ 1995-2005

Về chuyển dịch cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất cao, hơn 99% (năm 2005), riêng số lượng cơ sở sản xuất thuộc khu vực đầu tư nước ngoài trong thời gian này tuy có tăng lên nhưng tỷ trọng còn rất thấp (0,03%. Theo cơ cấu số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế năm 2005 (biểu 6) thấy rằng: số cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chiếm 98,62% trên tổng số cơ sở công nghiệp trong tỉnh, trong đó: lĩnh vực chế biến thủy sản tham gia nhiều nhất tới 45,46% trên tổng cơ sở công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến khác 24,73%, chế biến nông sản chiếm 9,66%, còn lại là nhóm ngành công nghiệp chế biến lâm sản, cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng,.

Cơ cấu số lượng cơ sở công nghiệp phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế Cơ cấu cơ sở qua các năm (%)

Lực lượng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 1. Số lượng lao động

Phần lớn do công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ngày càng có hiệu quả, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất mới và thu hút thêm số lao động vào làm việc, một số dự án lớn của tỉnh được triển khai thực hiện trong khoảng thời gian này (1996-2005) như: sản xuất xi măng, chế biến khóm, chế biến đường, đồ hộp, sản xuất bột cá, nước đá,. Nguồn nhân lực công nghiệp Kiên Giang tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 79,49% trong tổng số lao động công nghiệp của tỉnh, phần lớn do đa số cơ sở công nghiệp đều ở vùng nông thôn nên thu hút nhiều lao động, nhưng nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, số lượng qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này làm hạn chế khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong thời gian qua.

Lao động công nghiệp phân theo ngành năm 1995 - 2005

Năng suất lao động

Năng suất lao động công nghiệp thời gian qua có tốc độ tăng trưởng khá cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp.

Năng suất lao động công nghiệp theo VA phân theo ngành

Kết quả hoạt động của ngành công nghiệp

    Thời gian qua, hoạt động sản xuất của các thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích cực, khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương và khu vực ngoài quốc doanh trong 10 năm qua đã có sự đầu tư phát triển mạnh, máy móc thiết bị được cải tiến theo hướng hiện đại, chất lượng sản phẩm được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Nếu so với mục tiêu qui hoạch trước đây thì khu vực quốc doanh địa phương có tốc độ tăng trưởng không đạt chỉ tiêu đề ra, mới đạt 14,55% (chỉ tiêu qui hoạch trước đây là 23,99%), nguyên nhân do một số doanh nghiệp nhà nước địa phương phải thực hiện cổ phần hoá nên giá trị sản xuất khu vực này chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh.

    Tốc độ tăng GO theo thành phần kinh tế

    Đối với khu vực ngoài quốc doanh từng bước có cơ chế chính sách phù hợp, ngày càng khuyến khích và thu hút được khu vực này tham gia đầu tư phát triển, tạo ra giá trị sản xuất tăng khá. Đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài, tuy số lượng cơ sở rất ít so các khu vực khác, từ 1 cơ sở năm 1995 đến năm 2005 phát triển lên 3 cơ sở nhưng hiệu quả kinh tế của khu vực này rất khả quan, tốc độ tăng trưởng rất mạnh.

    Cơ cấu GO theo thành phần kinh tế (%)

    Với tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GDP như trên cho thấy ngành công nghiệp ngày càng phát huy được thế mạnh và luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH tỉnh nhà. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành cũng có sự phát triển nhanh và đều vượt chỉ tiêu tăng trưởng qui hoạch cũ đề ra, chỉ riêng nhóm ngành sản xuất và phân phối điện nước chưa đạt mục tiêu qui hoạch.

    Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu GO phân theo nhóm ngành

    • ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN QUA

      Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thông qua tạo cơ hội rất có ý nghĩa cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh sang thị trường Mỹ, và cũng tạo điều kiện cho những nhà đầu tư Mỹ hoạt động trên thị trường Việt Nam tiếp cận với nguồn vốn của Mỹ, như nguồn vốn EXIM Bank để mở rộng đầu tư,… Đồng thời, các tổ chức hỗ trợ của Mỹ cũng sẽ có điều kiện đẩy mạnh các hoạt động của mình trên lãnh thổ Việt Nam trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. - Đầu tư phát triển theo hướng công nghệ ngày càng hiện đại, tập trung phát triển những ngành có lợi thế của tỉnh như chế biến vật liệu xây dựng, nông - lâm - thuỷ sản và những ngành triển vọng như: công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí - đóng tàu, công nghiệp sạch, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ dịch vụ, công nghiệp sử dụng và chế biến dầu khí trên thềm lục địa biển, ngành năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ.

      Dự báo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang

      Đặc biệt, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp tạo tiềm lực mạnh thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, là nền tảng vững chắc để phát triển ngành công nghiệp Tỉnh nhà. - Thực hiện tốt việc qui hoạch phát triển chung của ngành, cũng như hoàn thiện các cơ chế chính sách đảm bảo khai thác được mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư lĩnh vực công nghiệp, nhất là nguồn nội lực trong tỉnh.

      Dự báo phát triển công nghiệp 2011-2015 (Phương án 1)

      - Căn cứ tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành do tác động của việc qui hoạch từng vùng, từng lĩnh vực phát triển. - Dự kiến các dự án đầu tư cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch thực hiện đúng qui hoạch đề ra.

      Dự báo phát triển công nghiệp 2011-2015 (Phương án 2)

      Các nhóm ngành tập trung phát triển

      • Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Dự báo

        Trong đó có 7 loại khoáng sản chính gồm: đá xây dựng, đá vôi, than bùn, sét gạch ngói, sét ximăng, cát thuỷ tinh, Laterite sắt với tổng trữ lượng ước khoảng 1.200 triệu tấn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng và các nghề truyền thống như: sản xuất gạch ngói, nung vôi, chế biến đá thủ công,… Thời gian qua, tỉnh đã tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu này, theo số liệu khai thác thực tế cho thấy sản lượng đá vôi khai thác chiếm 6,48% tổng trữ lượng, các loại khác như đá xây dựng, sét gạch ngói, sét xi măng, than bùn,…. - Thị trường: Nhu cầu VLXD ngày một tăng trên thị trường trong nước cũng như khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt nhiều công trình xây dựng ở tỉnh ta đang phát triển mạnh mẽ như các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các công trình kiên cố hoá kênh mương thủy lợi, bê tông hoá cầu, đường, công trình công nghiệp,… đòi hỏi sản xuất VLXD phải đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội.

        Tiềm năng ngành nông nghiệp 2000-2015 Nguyên liệu

        - Nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp: Tiềm năng về nguyên liệu nông nghiệp ở Kiên Giang rất đa dạng nhưng về qui mô diện tích và sản lượng thu hoạch đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến chủ yếu là các loại cây như: lúa, dứa, mía, bắp, dừa, khoai mì, đậu nành, quả các loại.

        Dự báo sản lượng chăn nuôi

        - Nguyên liệu từ thủy sản: Phát triển đa dạng các loại thủy sản nuôi trồng từ hình thức đến phương pháp, tập trung đẩy mạnh nuôi tôm sú, cá đồng, tôm càng xanh. Kết hợp nuôi luân canh, xen canh trong ruộng lúa, rừng tràm, mương liếp cây lâu năm,… cùng với những biện pháp về giống, cải thiện thức ăn nuôi dưỡng, kiểm soát dịch bệnh và môi trường nước.

        Dự báo phát triển nguồn nguyên liệu thủy hải sản

        Nuôi trồng

        • Định hướng phát triển

          Như vậy, nguồn nguyên liệu từ ngành chăn nuôi ngày càng tăng, đồng thời để đảm bảo các tiêu chuẩn chung về phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và người sử dụng, cần qui hoạch khu vực nuôi và giết mổ tập trung, bên cạnh đó đầu tư các nhà máy chế biến từ nguồn nguyên liệu này nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẳn có tại địa phương và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. + Khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngòai nước đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở khu cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, công suất 20.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng để tiêu thụ các sản phẩm màu, cây công nghiệp, phục vụ nhu cầu phát triển nhanh nghề chăn nuôi.

          Các nhóm ngành kêu gọi đầu tư trong thời gian tới

          • Công nghiệp cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu
            • Công nghiệp khác 1. Sản xuất nước đá
              • Tiểu thủ công nghiệp truyền thống và ngành nghề nông thôn
                • Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 1. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

                  Vì vậy, định hướng phát triển các nhóm ngành có lợi thế như: chế biến lương thực, thực phẩm, nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt tập trung khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, hình thành các làng nghề sản xuất tập trung gắn liền với địa danh của địa phương là hết sức cần thiết trong thời gian tới. Đối với các cơ sở chế biến thủy sản trong khu công nghiệp Tắc Cậu, huyện Châu Thành, xây dựng hòan chỉnh hệ thống xử lý nước thải cục bộ và hòan chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung trong khu vực này, nhằm thu gom tòan bộ lượng nước thải của các cơ sở, xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngòai theo quy định của Luật Môi trường.

                  Các khu, cụm công nghiệp TT Địa điểm quy

                  - CN-TTCN qui mô vừa: Qui hoạch cụm công nghiệp theo từng huyện và mô hình này chỉ để giải quyết nguồn nguyên liệu tại chỗ, ổn định sản xuất. - TTCN, làng nghề: Có định hướng và có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các ngành nghề phát triển theo cấp độ này.

                  Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2015

                    + Nguồn nguyên liệu từ khoáng sản: tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, hạn chế đến mức thấp nhất việc bán nguyên liệu thô ra ngoài tỉnh, làm tăng nhanh sự cạn kiệt nguồn nguyên liệu khoáng sản như: đá vôi, than bùn,..Tìm kiếm sự hợp tác với Campuchia trong việc phát triển các mỏ nguyên liệu, vật liệu xây dựng, ở các vùng ven biên giới có cùng điều kiện địa chất, để gia tăng trữ lượng của nguồn nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường VLXD ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Tiến hành rà sóat các cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tập trung sắp xếp lại các ngành công nghiệp, xây dựng kế họach từng bước di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường.