Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng tại Quận Đống Đa

MỤC LỤC

Các biện pháp hành chính

Việc kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch được thực hiện bằng rất nhiều biện pháp khác nhau như: lập bản quy hoạch chi tiết cho từng quận huyện, cấp phép xây dựng, thanh tra kiểm tra công trình, cưỡng chế phá bỏ…Trong thực tế mỗi biện pháp đều phát huy tác dụng riêng, song tập trung nhất vẫn là các biện pháp trực tiếp, đó là cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp phép xây dựng và thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm. Việc cấp phép xây dựng là một biện pháp kiểm soát về mặt kiến trúc, cảnh quan, sử dụng kết cấu hạ tầng, không gian liền kề và không gian công cộng một cách cụ thể, có thể kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công( hậu kiểm).Hiện nay, cấp phép xây dựng là biện pháp quản lý và kiểm soát phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các đô thị khác trên thế giới.

Quy trình kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng

Như vậy, giấy phép xây dựng là công cụ hữu hiệu và công tác cấp phép là một khâu quan trọng trong kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch.Tiếp theo, chỳng ta cựng tỡm hiểu rừ hơn về cụng tỏc này. Cấp phép xây dựng tăng cường thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch và các quy định của Pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình kiến trúc có giá trị; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình.

Quy định điều kiện để được cấp phép xây dựng

Đối với lô đất có vị trí nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m, hoặc những lô đất có kích thước hình học không đủ điều kiện để xây dựng công trình theo quy hoạch, kiến trúc ( phần diện. tích xây dựng công trình có nhiều góc cạnh, tỷ lệ chiều dài, chiều rộng không hợp lý…) thì không được phép xây dựng. Đối với công trình, nhà ở đã có sẵn từ vị trí cách chân đê 05m đến hết phạm vi bảo vệ đê thuộc phía đông, thuộc phía sông, lòng sông mà không ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ; chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nếu có nhu cầu cải tạo sửa chữa không mở rộng mặt bằng, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận thì được cấp Giấy phép xây dựng công trình với điều kiện có biện pháp đảm bảo an toàn cho đê điều và phù hợp với hướng dẫn quản lý quy hoạch kiến trúc của Sở Quy hoạch - Kiến trúc khi xây dựng công trình, nhà ở tại các vị trí nêu trên.

Quy định đối tượng trong cấp phép xây dựng

- Trong trường hợp hộ gia đình không có các loại giấy tờ trên, nhưng được UBND cấp phường, xã, thị trấn kiểm tra là đất đó đang sử dụng không có tranh chấp ( thời gian thẩm tra không quá 10 ngày làm việc) và được UBND cấp quận, huyện, xác nhận kết quả thẩm tra của UBND cấp phường, xã, thị trấn ( thời gian xác nhận không quá 7 ngày làm việc) theo hướng dẫn số 6471/2002/HD-SDCNĐ ngày 25/10/2002 của Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội) thì cũng được xét cấp Giấy phép xây dựng. Căn cứ vào hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, các ý kiến thỏa thuận, chứng chỉ quy hoạch ( nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và các văn bản pháp luật khác có kiên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa để giải quyết cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép xây dựng.Trong trường hợp cần làm rừ cỏc thụng tin liờn quan đến cỏc cơ quan khỏc(cụng trỡnh tụn giáo; công trình nhà ở trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ, công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; công trình di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh hoặc công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa đã xếp hạng; công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành; công trình có nguy cơ cháy nổ; công trình có tác động đến vệ sinh môi trường…) để phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có trách nhiệm gửi công văn và hồ sơ liên quan đến cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn của cơ quan cấp phép xây dựng xin ý kiến, thông tin liên quan phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

Các trình tự thủ tục khác trong cấp phép xây dựng .1 Trình tự thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng

Thủ tục điều chỉnh Giấy phép xây dựng khi thay đổi thiết kế

Đồng thời, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cho UBND Thành phố và Bộ Xây dựng định kỳ ( 6 tháng, năm) về công tác cấp giấy phép xây dựng. UBND các Quận, huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cấp giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng không thuộc trách nhiệm cấp phép của sở Xây dựng , không phải là nhà ở riêng lẻ thuộc điểm dân cư nông thôn và trong địa giới hành chính quản lý. UBND Quận, huyện chịu sự hướng dẫn chuyên môn của Sở Xây dựng.Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình theo giấy phép xây dựng trên địa bàn quản lý kể cả các công trình không phải xin phép xây dựng và các công trình xây dựng trên địa bàn do Sở Xây dựng cấp phép). Tổ chức phổ biến, tuyờn truyền, hướng dẫn cỏc tổ chức cỏ nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của nhà nước và Thành phố về quản lý và cấp phép xây dựng như: niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan, đồng thời thường xuyên phổ biến Quy định cấp phép xây dựng và các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong trường hợp hộ gia đình cá nhân không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành thì UBND Xã, Phường, thị trấn căn cứ vào hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất để xác nhận.Đồng thời UBND phường, xã, thị trấn quản lý, theo dừi, kiểm tra phỏt hiện kịp thời, lập biờn bản đỡnh chỉ xõy dựng cú hiệu lực và ra quyết đinh xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.

Thực trạng cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Đống Đ

Kinh tế- văn hóa- xã hội

Quận có một hệ thống trung tâm thương mại và chợ phụ vục cho hoạt động kinh doanh như: trung tâm thương mại Ngã Tư Sở và một loạt các siêu thị lớn đã được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp của người dân như siêu thị : Thái hà, Uni mark,…và gần đây một trung tâm thương mại lớn mới được khai trương và đưa vào sử dụng, đó là trung tâm thương mại Parkson. Việc hoàn thành cải tạo Sông Tô Lịch có ý nghĩa lớn trong việc xử lý và tiêu thóat nước trên địa bàn Quận.Các cơ quan đóng trên địa bàn Quận đã cơ bản xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, xóa sổ hệ thống nước thải lộ thiên tồn tại nhiều ở ở nhiều phường Trung Phụng, Ô Chợ Dừa, Khương Thượng.Vấn đề công viên cây xanh cũng được Quận chú trọng với việc phấn đấu đến năm 2010 tăng gấp đôi diện tích cây xanh, duy trì diện tích hồ chứa nước.

UBND quận Đống Đa và phòng ban chuyên môn thực hiện công tác cấp phép

    Phòng thường xuyên tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa để thẩm tra hồ sơ theo quyết định 79/2007/QD-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố đồng thời cử cán bộ xuống hiện trường xây dựng kiểm tra thực tế, đối chiếu hồ sơ, thông báo kịp thời cho chủ đầu tư thiếu sót cần bổ sung để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với các quy định của nhà nước để đảm bảo chất lượng hồ sơ và tỷ lệ cấp phép xây dựng.Trong những năm qua, tập thể lãnh đạo và cán bộ phòng Xây dựng- Đô thị được sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo Quận ủy, HDND và UBND quận, đã nỗ lực cố gắng , kiện toàn bố trí nhân sự hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn cán bộ trong phòng, đảm bảo công việc vận hành công tác tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phòng cũng phối hợp với UBND cấp phường niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp Giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan, tổ chức phổ biến hướng dẫn các phường, các tổ dân phố trên địa bàn toàn quận tất cả các quy chế, văn bản pháp quy quy định việc hướng dẫn cấp phép xây dựng, như chỉ thị 14/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị;chỉ thị 02/2007/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng, sau đó được thay thế bằng chỉ thị 07/2007/CT-BXD về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình nhà ở cao tầng của Bộ Xây dựng, …đặc biệt là quyết định 79/2007/.

    Đống Đa- Hà Nội

    Định hướng của Quận Đống Đa trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 1Mục tiêu kinh tế xã hội tổng quát

      Một số giải pháp nhằm nâng cao cấp phép xây. ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong mọi tình huống. Xây dựng nếp sống văn minh - hiện đại không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của quận đến năm 2010 Tốc độ giá trị sản xuất bình quân hằng năm:. Thu nhập bình quân đầu người của quận cao hơn so với bình quân chung toàn thành phố từ 1,2 - 1,3 lần. Đến năm 2010 về cơ bản trên địa bàn quận Đống Đa không có hộ nghèo, ngày càng nâng cao tỷ lệ hộ giàu. 1.3 Mục tiêu nhiệm vụ của công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự đô thị. Tiếp tục thực hiện công tác cấp phép xây dựng, phấn đấu nâng tỷ lệ xây dựng có phép ở các phường hay xẩy ra vi phạm như Kim Liên, Phương Liên, Trung Tự lên hơn 80%. Tiếp tục kiện toàn bộ máy và nâng cao trình độ chuyên môn nhiệp vụ cho cán bộ Quản lý trật tự xây dựng. Tổ chức các lớp tập huấn cho các phường, các chủ đầu tư về các tiêu chuẩn quy chuẩn, các quy định trong đầu tư và xây dựng cơ bản, công tác quản lý chất lượng công trình. Tăng cường rà soát kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn để phát hiện sớm những công trình sai phạm trong xây dựng đô thị, kịp thời có những biện pháp xử lý. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo phân cấp. Tăng cường quản lý đất đai , quản lý xây dựng đô thị chống lấn chiếm đất công xây nhà trái phép. 2 Một số giải pháp. 2.1 Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị. Trên cơ sở những vướng mắc về quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng và Thành phố nói chung, dễ dàng nhận thấy để giải quyết những tồn tại này cần phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống địa phương, sự kết hợp giữa các ban ngành liên quan như : Viện quy hoạch, Sở Quy hoach- Kiến trúc, Sở xây dựng, Sở tài nguyên môi trường, phòng Xây dựng - Đô thị Quận, phòng Tài nguyên - Môi trường quận… để có thể đưa ra một giải pháp tối ưu về quy hoạch. Thứ nhất: Thành phố khẩn trương hoàn thành và công khai quy hoạch chi tiết 1/500. Quy hoạch chi tiết của Thành phố Hà Nội hiện nay mới chỉ dừng lại ở 1/2000. Đây là một khó khăn trong công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị. nên một quy hoạch tổng quan 1/500 cho Thành phố vẫn chưa hoàn thành. QĐ-UB)…Do đó, Thành phố nên huy động các nguồn vốn đầu tư khác nhau cho công tác khảo sát, lập quy hoạch chi tiết cho các khu dân cư để quy hoạch có thể đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư trong xây dựng cũng như giới thiệu các địa điểm trong quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, và cấp phép xây dựng.Việc xét duyệt lập quy hoạch chi tiết của Thành phố có liên quan mật thiêt đến lợi ích của người dân nên UBND Thành phố nên khi xây dựng bản dự thảo quy hoạch cần đặc biệt chú ý đến khâu khảo sát thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình thực hiện quy hoạch chi tiết như: lấy ý kiến trên các wedsite, trên các tạp chí, báo chuyên ngành, tổ chức các cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng…. Quận cũng cần thiết lập một đừơng dây nóng để nhận các tố cáo vi phạm về trật tự xây dựng, người tố cáo sẽ được thưởng ở mức cao nhất và ngay lập tức.Người dân cũng có thể tố cáo về thanh tra viên về xử không đúng và đội trưởng đội thanh tra có trách nhiệm giải quyết ngay lập tức về những tố cáo này, đình chỉ ngay những thanh tra viên vi phạm và xử lý kỷ luật .Các khoản tiền thu được trong vi phạm sẽ được bố trí chủ yếu cho việc duy trì đội thanh tra này cũng như thưởng cho những người tố cáo vi phạm xây dựng.

      Kiến nghị

      Quy trình về thời gian vi phạm ( trình tự phá dỡ công trình ) theo quyết định 89/2007/QĐ-TTg không thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn băn pháp luật trong việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính nói chung. Vì vậy đề nghị sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện theo Quyết định 89/2007/TTg của Thủ tướng chính phủ về quản lý trật tự xây dựng đô thị để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Thanh tra xây dựng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

      Một số mẫu văn bản trong cấp phép xây dựng

        Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện xây dựng theo quy hoạch và chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra thiệt hại tới quyền lợi, hư hỏng nhà cửa, các công trình liền kề, lân cận của tổ chức và nhân dân. Trong thời hạn 12 tháng kêt từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà chưa có công trình nào thuộc dự án nêu tại điểm 2 của giấy phép xây dựng này được khởi công thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.