MỤC LỤC
Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu KTNN bao gồm thị trường, hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị, kinh nghiệm và tập quán truyền thống sản xuất của dân cư, dân số, lao động… Trong nền kinh tế hàng hóa nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung và biến đổi của cơ cấu kinh tế nói riêng. Ngày nay quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng, hầu hết các quốc gia đều thực hiện các chiến lược kinh tế mở, thông qua quan hệ thương mại quốc tế các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá tình hợp tác và phân công lao động quốc tế đó là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng; tạo cho các quốc gia khai thác và sử dụng mọi nguồn lực của mình có lợi nhất trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh.
Để đáp ứng đòi hỏi về các điều kiện vật chất này nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư; các nguồn vốn đầu tư chủ yếu để hình thành và chuyển đổi cơ cấu KTNN gồm : nguồn nước của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp; nguồn vốn ngân sách; nguồn vốn cho vay của các ngân hàng; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng; nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài. Như vậy chúng ta thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, hơn nữa các yêu tố đó lại tác động theo hai chiều có thể tích cực hoặc có thể tiêu cực và thay đổi thường xuyên; do vậy cần phải nhận thức đúng đắn các yếu tố trên để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất phát huy lợi thế, giảm thiếu bất lợi, tránh sa vào chủ quan, duy ý chí.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng chúng vào sản xuất có vai trò ngày càng to lớn, góp phần hoàn thiện các phương pháp sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực xã hội và khu vực nông thôn. Các chỉ tiêu trên có thể áp dụng để phản ánh cơ cấu kinh tế, hiệu quả cơ cấu KTNN trong cả nước, từng vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế, tuỳ thuộc vào các phạm vi nghiên cứu mà sử dụng các chỉ tiêu, phương pháp thích hợp.
- Cơ cấu nông nghiệp phải đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản lượng nông sản trên 1 ha phải tăng so với trước, tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hóa cao. Khi nền kinh tế phát triển đời sống dần được nâng cao con người không chỉ hướng tới đời sống vật chất mà còn nhu cầu đời sống tinh thần, từ khi đổi mới đến nay người nông dân không phải lo ăn lo mặc mà có nhu cầu tăng lên về văn hóa tinh thần như đi thăm quan nghỉ mát, đi du lịch…, phúc lợi xã hội được quan tâm phát triển với nhiều cơ sở dịch vụ nâng cao, đáp ứng từng bước nhu cầu phát triển kinh tế.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đồng thời công nghiệp chế biến nông – lâm sản, vật liệu xây dựng. Hiện nay chủ trương của tỉnh xây dựng hệ thống các nhà máy chế biến Nông - Lân nghiệp có công nghệ cao gắn liền với địa bàn có vùng nguyên liệu mà chủ yếu là nông thôn , ven thị trấn.
Về chuyển dịch mùa vụ: Trước đây sản xuất lương thực là vấn đề trung tâm nên các tỉnh miền trung có xu hướng mở rộng diện tích 3 vụ lúa trên đất trũng, thất bát lớn bởi vụ đông xuân gieo mạ sớm khi lúa trổ bị sương muối, rét và các đợt gió mùa đông bắc làm thiẹt hại mùa màng, còn vụ mùa cấy chậm nên bị bão lụt thất thu. - Giao đất rừng lâu dài cho hộ xã viên, có chính sách khuyến khích nhân dân xây dựng mô hình nông lâm kết hợp xây dựng mô hình khuyến nông, trình diễn để nông dân học tập và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Bảo Yờn là huyện cửa ngừ, vựng thấp của tỉnh, cú những tiềm năng thế mạnh nhất định. Tuy nhiên vẫn là địa bàn huyện miền núi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm.
Trình độ dân trí thấp, số lao động có trình độ kỹ thuật cao rất hạn chế, lao động giản đơn là chủ yếu, chưa được qua đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinh nghiệm, phân công lao động chưa rừ rệt và chưa cú kế hoạch khai thỏc sử dụng hợp lý, do vậy huyện cần phải quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, bố trí sản xuất phù hợp điều kiện địa phương, đặc thù, bản sắc dân tộc.
Các tuyến giao thông xuyên suốt chiều dài đi qua Trung tâm huyện với các huyện khác của tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội 280 km về phía Nam vừa là thị trường, vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung; vừa là lợi thế, vừa là thách thức về sản phẩm hàng hóa sản xuất ra phải có sức cạnh tranh mạnh mới có khả năng tiếp thị tốt nhất và có thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Từ các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh Lào Cai được HĐND - UBND huyện và các ngành các cấp xây dựng nhiều chương trình, đề án và ra nghị quyết chỉ đạo phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp như Nghị quyết chuyên đề số 02 NQ/HU ngày 1.3.2002 của Huyện uỷ Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 - 2005) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Đề án số 01/ĐA/UBND ngày 15/4/2002 của UBND huyện về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác v.v… Nhằm chuyển sang một cơ cấu.
Quy hoạch nông nghiệp là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của huyện, tạo tiền đề cho việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp, có căn cứ khoa học “Trong phát triển kinh tế nông nghiệp phải có kế hoạch vì nó chính là một công cụ chủ yếu có vai trò rất quan trọng, bởi vì nó hỗ trợ cho Nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên hạn chế và đối phó với tính không chắc chăn của môi trường; công cụ kế hoạch mở ra khả năng to lớn để Nhà nước quản lý có kế hoạch toàn bộ nền kinh tế quốc dân vì bao hàm trong kế hoạch có chiến lược phát triển kinh tế và qui hoạch phát triển” (1). Do vậy huyện phải căn cứ vào tình hình thực tế đề ra các quy định để bảo vệ môi trường tự nhiên như việc sử lý các chất thải của nhà máy bột giấy 10.000 tấn/năm tại khu 9 thị trấn Phố Ràng; Việc xây dựng lò gạch sản xuất vôi; Ngói phải tính đến nguồn khói thải ảnh hưởng tới con người và sản xuất nông nghiệp, việc phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, việc quy định xây dựng sử dụng bãi rác của thị trấn trung tâm huyện, quy định bảo vệ rừng sinh thái, rừng phòng hộ của huyện nhằm đảm bảo nguồn sinh thuỷ không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và sinh hoạt. “Phải tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá đầy đủ thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn lực lao động và tình hình sử dụng lao động hiện nay ở các hộ gia đình nông thôn, hợp tác xã, tổ hợp tác… Trên cơ sở đó xác định hướng củng cố về số lượng, tăng chất lượng nguồn lao động, hướng phân bổ lại lao động gắn với việc sử dụng các nguồn lực khác cho phu hợp với khả năng, trình độ, sức khoẻ và yêu cầu sản xuất hàng hóa nông nghiệp hiện đại, phát triển nhanh hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn”.(1).